tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Liên minh Châu Âu
Quan điểm pháp lý điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền ở Liên minh Châu Âu được thể hiện rõ nét trong Án lệ Pronuptia và các Nghị quyết 4087/88 về áp dụng Điều 81(3) EC (trước đó là Điều 85(3)) đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại mà sau này được thay thế bằng Nghị Quyết 2790/99 về áp dụng Điều 81(3) EC đối với các thỏa thuận theo chiều dọc.
Theo đó, vào thời điểm trước năm 2000 (trước khi Nghị quyết 2790/99 có hiệu lực), quan điểm điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan
hệ nhượng quyền lần đầu tiên được đề cập trong Án lệ Pronuptia (1988). Nội dung của Án lệ này xoay quanh vụ tranh chấp giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại: Bên nhượng quyền (Pronutia de Paris) và Bên nhận quyền (Mrs Schillgalis). Trong vụ việc này, hai bên đã giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền quyền được độc quyền bán sản phẩm áo cưới và các sản phẩm liên quan khác mang nhãn hiệu „Pronuptia de Paris‟ trong phạm vi ba (03) thành phố của nước Đức, bao gồm Hamburg, Oldenburg và Hanover. Hợp đồng nhượng quyền thương mại này áp đặt các ràng buộc lên cả hai bên, trong đó có những ràng buộc có tính chất hạn chế cạnh tranh, thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 81(1) EC. Theo đó, các nghĩa vụ chính của bên nhượng quyền bao gồm [28, đoạn 5]:
(i) chuyển giao cho bên nhận quyền quyền được độc quyền khai thác nhãn hiệu „Pronuptia de Paris‟ trong việc kinh doanh hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ xác định;
(ii) không được mở bất kỳ cửa hàng Pronuptia nào, không được cung cấp hàng hóa cho bất kỳ bên thứ ba nào trong phạm vi lãnh thổ trên;
(iii) hỗ trợ bên nhận quyền về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận của bên này.
Đổi lại, bên nhận quyền có nghĩa vụ [28, đoạn 6]:
(i) chỉ bán hàng hóa mang nhãn hiệu „Pronuptia de Paris‟ tại các cửa hàng xác định được trang trí theo hướng dẫn của bên nhượng quyền và khơng được chuyển cửa hàng sang địa điểm mới, không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý của bên nhượng quyền;
(ii) buộc phải mua 80% sản phẩm áo cưới và phụ liệu kèm theo từ bên nhượng quyền và chỉ mua các sản phẩm còn lại từ các nhà cung cấp
(iii) tham khảo giá bán được đề nghị bởi bên nhượng quyền nhưng không ảnh hưởng đến quyền được tự do định đoạt về giá của bên nhận quyền;
(iv) không cạnh tranh với các cửa hàng Pronuptia ngoài phạm vi lãnh thổ được phân chia trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng và 1 năm sau khi chấm dứt hợp đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm, khi bị khởi kiện u cầu trả phí duy trì (royalty), bên nhận quyền đã lập luận rằng thỏa thuận nêu trên của các bên hạn chế cạnh tranh, vi phạm Điều 81(1) EC (trước đây là Điều 85(1)), do vậy bị vô hiệu theo quy định tại Điều 81(2) EC (trước đây là Điều 85(2)), và vì thế, bên nhận quyền khơng phải trả phí duy trì chưa thanh tốn. Tại phiên tịa phúc thẩm, Tòa án Tối cao Liên bang Đức đã tham khảo ý kiến của Tòa án Tư pháp Châu Âu về việc áp dụng Điều 81(1) EC đối với hợp
đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể là liệu rằng các hạn chế áp đặt lên bên nhận quyền như hạn chế phạm vi lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc chỉ mua hàng từ nguồn cung ứng xác định có vi phạm Điều
81(1) EC hay khơng. Tịa án Tư pháp Châu Âu đã nhận định như sau:
Để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống nhượng quyền, các thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh khơng vi phạm Điều 81(1) EC nếu các hạn chế loại này cần phải được áp dụng để bảo vệ bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và duy trì bản sắc, uy tín của hệ thống nhượng quyền [28, đoạn 15, 16 và 17]. Dựa trên lập luận rằng bên nhượng quyền khi chuyển giao bí quyết kinh doanh và cung cấp những trợ giúp cần thiết cho bên nhận quyền cần phải được bảo vệ tránh trường hợp các bí quyết kinh doanh và sự trợ giúp đó lại làm lợi cho đối thủ cạnh tranh, một hạn chế theo đó cấm bên nhận quyền mở cửa hàng giống hay tương tự trong khu vực mà bên này có thể cạnh tranh với các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống nhượng quyền trong suốt thời hạn có hiệu lực của hợp đồng và trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hợp đồng kết thúc không vi
phạm Điều 81(1) Hiệp ước EC. Cũng trên cơ sở lập luận trên, hạn chế theo đó cấm bên nhận quyền chuyển giao cửa hàng nhượng quyền thương mại của mình cho một bên thứ ba khác mà khơng có sự đồng ý trước của bên nhượng quyền không vi phạm Điều 81(1) Hiệp ước EC [28, đoạn 16]
Bên cạnh đó, dựa trên lập luận rằng bên nhượng quyền cần phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ bản sắc và uy tín của hệ thống nhượng quyền, các hạn chế ràng buộc bên nhận quyền phải mua 80% sản phẩm áo cưới và phụ liệu kèm theo từ bên nhượng quyền và chỉ mua các sản phẩm còn lại từ các nhà cung cấp được bên nhượng quyền chấp thuận không phải là các hạn chế cạnh tranh theo quy định của Điều 81(1) EC. Theo đó để đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng của hàng hóa, bên nhượng quyền có thể áp đặt lên bên nhận quyền nghĩa vụ chỉ được bán sản phẩm được cung cấp bởi bên nhận quyền hay cung cấp bởi bên thứ ba được bên nhượng quyền chấp thuận [28, đoạn 21].
Đối với với các hạn chế liên quan đến việc ấn định giá, trong trường hợp bên nhượng quyền chỉ đơn thuần đưa ra mức giá tham khảo khơng mang tính chất bắt buộc đối với bên nhận quyền thì khơng vi phạm Điều 81(1) EC với điều kiện là khơng có sự thông đồng về giá giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền hay giữa các bên nhận quyền với nhau nhằm mục đích cùng nhau thống nhất áp dụng mức giá này [28, đoạn 25].
Ngược lại, các bên có thể thỏa thuận việc bên nhượng quyền tự giới hạn chính mình khơng cạnh tranh với bên nhận quyền trong phạm vi lãnh thổ đã được phân chia cũng như không nhượng quyền cho bất kỳ một bên nào khác trong phạm vi lãnh thổ trên. Tuy nhiên, thỏa thuận này nếu kết hợp với hạn chế buộc bên nhận quyền chỉ được bán hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ được chỉ định cấu thành một thỏa thuận phân chia thị trường, hạn chế cạnh tranh và do vậy vi phạm Điều 81(1) EC. Tuy nhiên, bên nhượng quyền có thể lập luận rằng bên nhận quyền sẽ khơng đầu tư một khoản chi
phí đáng kể để nhận chuyển giao quyền thương mại, gánh chịu những rủi ro thuộc về bản chất của quan hệ nhượng quyền nếu như không được đảm bảo bằng những lợi ích thu được từ lãnh thổ độc quyền. Thế nên, theo Tòa án Tư pháp Châu Âu, thỏa thuận này cần được xem xét cho hưởng miễn trừ theo các điều kiện của Điều 81(3) EC [28, đoạn 24].
Trên cơ sở những phán quyết của Tòa án Tư pháp Châu Âu trong án lệ Pronuptia, Ủy ban Châu Âu đã ban hành các quyết định miễn trừ áp dụng Điều 81(1) Hiệp ước EC cho các hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, như: (i) nghĩa vụ buộc bên nhận quyền không được tiến hành các hoạt động cạnh tranh đối với các bên trong hệ thống nhượng quyền trong thời hạn một năm sau khi hợp đồng chấm dứt không vi phạm Điều 81(1) Hiệp ước EC, bởi lẽ, hạn chế này thực sự cần thiết nhằm bảo vệ bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền cũng như duy trì bản sắc, uy tín của hệ thống nhượng quyền [31, đoạn 6]; (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh buộc bên nhận quyền chỉ mua hàng hóa từ bên nhượng quyền hoặc các nhà cung cấp được bên nhượng quyền chỉ định không vi phạm Điều 81(1) Hiệp ước EC với điều kiện bên nhận quyền phải được mua hàng hóa từ các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống [17, đoạn 25(ii)]; (iii) chấp nhận hành vi hạn chế cạnh tranh buộc bên nhận quyền khơng được bán lại hàng hóa cho các nhà phân phối khác không thuộc hệ thống nhượng quyền bởi lẽ các nhà phân phối này không phải chịu những ràng buộc theo hợp đồng nhượng quyền thương mại vốn cần thiết để bảo vệ hệ thống nhượng quyền [36, đoạn 28]; (iv) xem xét cho hưởng miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế về địa điểm bán hàng buộc bên nhận quyền phải bán hàng hóa tại địa điểm đã được xác định và không được mở thêm cửa hàng mới, nếu kết hợp với điều khoản về lãnh thổ độc quyền, theo đó trong phạm vi lãnh thổ này, bên nhận quyền không bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh từ chính hệ thống nhượng quyền. Hành vi này, về mặt nguyên
tắc sẽ có khả năng cấu thành một thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, vi phạm Điều 81(1) EC, tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, thỏa thuận này sẽ được Ủy ban Châu Âu xem xét cho hưởng miễn trừ nếu đủ điều kiện hưởng miễn trừ theo nguyên tắc lập luận hợp lý [17, đoạn 32].
Sau gần 4 năm kể từ khi có Án lệ Pronuptia, các quan điểm của Tịa án Tư pháp Châu Âu trong án lệ Pronuptia về việc áp dụng Điều 81(1) Hiệp ước EC cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại đã được Ủy ban Châu Âu củng cố và kế thừa trong Nghị Quyết 4087/88 về áp dụng Điều 81(3) Hiệp ước EC (trước đó là Điều 85(3)) đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo đó, tại Điều 2, Điều 3 và Điều 5, Nghị Quyết 4087/88 quy định theo hướng ghi nhận ba (03) nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại: (i) danh sách các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xem xét hưởng miễn trừ; (ii) danh sách các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được phép, được gọi là “danh sách trắng” (white list); và danh sách các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối, không được hưởng miễn trừ, được gọi là “danh sách đen” (black list).
Theo Điều 2(c), 2(d) và 2(e), Nghị Quyết 4087/88, một thỏa thuận chỉ cho phép bên nhận quyền độc quyền khai thác quyền thương mại được chuyển giao trong phạm vi lãnh thổ xác định hay áp đặt nghĩa vụ buộc bên nhận quyền khơng chủ động tìm kiếm khách hàng ngồi phạm vi lãnh thổ được phân chia hay thỏa thuận áp đặt nghĩa vụ không cạnh tranh được xác định là các thỏa thuận nằm trong danh sách miễn trừ. Bên cạnh đó, các hạn chế nhằm bảo vệ các quyền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền và duy trì bản sắc, uy tín, tính thống nhất hình ảnh của toàn bộ hệ thống nhượng quyền thương mại, bao gồm nhưng không giới hạn nghĩa vụ buộc bên nhận quyền chỉ mua hàng hóa từ bên nhượng quyền
hoặc bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định, nghĩa vụ chỉ bán hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống được xác định là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được phép và do vậy, nằm trong danh sách trắng (Điều 3(1)(b), Điều 3(1)(e) và Điều 3(1)(c), Nghị Quyết 4087/88).
Đến năm 1999, Ủy ban Châu âu đã ban hành Nghị Quyết 2790/99 quy định về các miễn trừ chung áp dụng thống nhất cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc nói chung, trong đó có các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc trong quan hệ nhượng quyền. Theo đó, Nghị quyết này được thiết kế theo hướng quy định những nhóm nội dung sau: (i) hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc vi phạm Điều 81(3) Hiệp ước EC bị cấm tuyệt đối, (ii) những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm có miễn trừ và (iii) điều kiện để được hưởng miễn trừ của các hành vi hạn chế cạnh tranh nói trên.
Đối với việc điều tiết hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, Nghị quyết 2790/99 bên cạnh việc tiếp tục ghi nhận quan điểm của Tòa án trong Án lệ Pronuptia và hạt nhân hợp lý của Nghị quyết 4087/88 trong việc xác định một hành vi hạn chế cạnh tranh nhất định trong quan hệ nhượng quyền thương mại vi phạm hay không vi phạm Điều 81(3) Hiệp ước EC, Nghị quyết cũng đã đưa ra những căn cứ về thị phần của các bên nhượng quyền và nhận quyền trên thị trường liên quan với tính chất là căn cứ để xác định mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của hành vi hạn chế cạnh tranh cần điều chỉnh.