không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (ràng buộc bán kèm)
Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (chỉ định nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên nhận quyền hay cịn gọi là “ràng buộc bán kèm”) là hành
vi thường được bên nhượng quyền sử dụng để kiểm soát chất lượng hàng hóa, dịch vụ được cung ứng bởi bên nhận quyền, qua đó bảo vệ tính đồng bộ, vị thế, danh tiếng, hình ảnh của hệ thống nhượng quyền. Một mặt, hành vi này
giúp bên nhượng quyền kiểm soát được chất lượng sản phẩm được cung cấp bởi bên nhận quyền, thơng qua đó, đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm trong hệ thống. Mặt khác, hành vi này tác động trực tiếp đến quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ của bên nhận quyền trong q trình kinh doanh, hệ quả là, gián tiếp gây hạn chế cạnh tranh đến thị trường của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được chỉ định nguồn cung cấp.
Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hệ thống nhượng quyền, sự đồng bộ về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống nhượng quyền, khi điều chỉnh hành vi này, pháp luật cạnh tranh cần cân nhắc bổ sung thêm trường hợp ngoại lệ đối với hành vi này khi xem xét có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. Cụ thể, để nâng cao hiệu quả của Luật Cạnh tranh cũng như thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển theo đúng bản chất vốn có, pháp luật cạnh tranh Việt Nam, ngồi việc giữ nguyên quy định cấm hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng nếu bên nhượng quyền đạt vị thế thống lĩnh hoặc vị thế độc quyền như quy định tại Khoản 5, Điều 13, Luật Cạnh tranh như hiện nay, cần nghiên cứu quan điểm điều chỉnh của EU và Mỹ theo hướng mềm dẻo hơn, quan tâm đến đặc tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền. Việc điều chỉnh nên sửa đổi, bổ sung theo hướng sau đây:
Một là, cho phép bên nhượng quyền được chỉ định nguồn cung cấp
hàng hóa/ngun vật liệu khơng liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (Ràng buộc bán kèm) khi đạt đủ điều kiện sau:
(i) Hành vi “ràng buộc bán kèm” nhằm mục đích đảm bảo tính
đồng bộ, uy tín của hệ thống nhượng quyền. Nghĩa là, trong trường hợp này, dù bên nhượng quyền đạt vị trí thống lĩnh hoặc vị thế độc quyền trên thị trường thì cũng khơng bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
quyền mua hàng hoá tương tự từ các bên nhận quyền khác trong hệ thống. Bởi lẽ, trong quan hệ nhượng quyền, hàng hóa, dịch vụ do các bên nhận quyền cung cấp có chất lượng đồng nhất với hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền.
Hai là, giải thích rõ nội hàm của khái niệm: (1) “hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại”; (2)
“hàng hóa, dịch vụ khơng liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
nhượng quyền thương mại”, và (3) “hàng hóa, dịch vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại”. Việc xác định đúng
nội hàm của khái niệm này sẽ giúp các bên xác định được phạm
vi hàng hóa, dịch vụ mà bên nhượng quyền được phép buộc bên nhận quyền phải mua từ một nguồn cung cấp nhất định. Nếu kết hợp việc giải thích khái niệm này với quy định về điều kiện hưởng miễn trừ như trình
bày ở trên, sẽ giúp cho các bên cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuận lợi trong việc xử lý các hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, việc xác định nội hàm các khái niệm trên là không đơn giản, cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo, bởi lẽ, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền không phải là một loại sản phẩm hữu hình mà là quyền được kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ đó theo một phương thức chung được quy định bởi bên nhượng quyền, khi mà chất lượng hình thức của sản phẩm cung cấp cấu thành nên đặc trưng của đối tượng mà hợp đồng nhượng quyền chuyển giao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được rút ra từ chương 1 đến chương 4 cho thấy việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại là yêu cầu khách quan, tất yếu. Q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phải dựa trên những quan điểm đảm bảo tính khoa học, tính minh bạch, thống nhất và khả thi. Cụ thể, có thể có một số kết luận như sau:
Một là, việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại cần bảo đảm ghi nhận đầy đủ bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại, từ đó ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền và đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh.
Hai là, đối với việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh cụ thể trong quan
hệ nhượng quyền thương mại cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Liên minh Châu Âu, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cụ thể:
Đối với hành vi thỏa thuận về giá bán: cần phải được xem xét trên cơ
sở bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, theo đó, pháp luật cần bổ sung thêm những ngoại lệ theo hướng cho phép các bên thỏa thuận ấn định giá nếu việc áp dụng một mức giá thống nhất là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong tồn bộ hệ thống nhượng quyền. Đặc biệt, việc thỏa thuận ấn định về giá trong trong hệ thống nhượng quyền đồng giá phải được xem xét áp dụng ngoại lệ trong mọi trường hợp.
Đối với hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ: cần tính đến
yếu tố lợi ích hợp lý của bên nhận quyền khi gia nhập hệ thống, theo hướng, bên cạnh việc cấm thực hiện hành vi này trong Luật Cạnh tranh như hiện nay, nên bổ sung điều kiện để được hưởng miễn trừ, đồng thời cấm tuyệt đối các hành vi thỏa thuận nhằm hạn chế việc bán hàng thụ động của bên nhượng
quyền cho khách hàng ngoài phạm vi lãnh thổ được nhượng quyền.
Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền: cần
quy định theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với bên nhượng quyền trong việc thực hiện hành vi này so với quy định hiện nay tại Luật Cạnh tranh 2004. Cụ thể, cấm hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền gây thiệt hại cho bên nhận quyền theo mà không phụ thuộc vào thị phần của bên nhượng quyền có đạt đến 30% trên thị trường liên quan hay không. Nghĩa là, trong trường hợp này, điều kiện về thị phần của bên nhượng quyền nên được loại bỏ khi xác định hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền.
Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu:
Ngồi quy định kiểm sốt hành vi này của pháp luật cạnh tranh hiện hành, cần lưu ý thêm một số vấn đề như: (i) bổ sung quy định theo hướng cấm các tham chiếu về giá của bên nhượng quyền khi hành vi này được thực hiện kết hợp với các biện pháp gián tiếp nhằm hướng bên nhận quyền áp dụng một mức giá thống nhất trong hệ thống, nếu giá sản phẩm không phải là yếu tố ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền; (ii) không cấm bên nhượng quyền đưa ra giá tham chiếu mà khơng kết hợp với những nỗ lực tích cực của bên nhượng quyền nhằm đạt được sự thống nhất về giá, kể cả trong trường hợp sự tham chiếu về giá này có dẫn tới việc tự nguyện lựa chọn áp dụng một cách vô điều kiện của bên nhận quyền; (iii) bổ sung ngoại lệ theo hướng cho phép bên nhượng quyền được ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu đối với trường hợp giá sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền; (iv) bổ sung quy định riêng về giá trong trường hợp
nhượng quyền thương mại của hệ thống hàng đồng giá.
Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan đến hợp đồng (ràng buộc bán kèm): việc kiểm soát hành vi này
cần phải mềm dẻo hơn, quan tâm đến đặc tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền, theo đó, pháp luật cạnh tranh cần phải có những quy định theo hướng bổ sung các ngoại lệ thông qua việc đặt ra các điều kiện được hưởng ngoại lệ. Đồng thời, có những giải thích cụ thể về các khái niệm (i) “hàng hóa, dịch vụ
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại”;
(ii) “hàng hóa, dịch vụ khơng liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
nhượng quyền thương mại”, và (iii) “hàng hóa, dịch vụ nằm ngồi phạm vi cần thiết thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại” nhằm đạt đến sự rõ
ràng và thống nhất trong việc vận dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi này.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của Luận án, có thể đưa ra một số kết luận sau đây: (1) Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại hiện đại, ít rủi ro so với các hoạt động thương mại khác. Trong xu hướng phát triển hiện nay, nhượng quyền thương mại không chỉ tồn tại trong nội bộ một quốc gia mà ngày càng phát triển sâu rộng trong phạm vi quốc tế, xuyên quốc gia và mang lại lợi ích to lớn do hiệu quả kinh doanh của hoạt động thương mại mang bản chất “nhân rộng thành công” của các thương nhân.
(2) Đặc trưng cơ bản mang tính thương mại của hoạt động nhượng quyền là tính đồng bộ trong tồn bộ hệ thống nhượng quyền, các thương nhân khi gia nhập hệ thống nhượng quyền đều được bên nhượng quyền đào tạo quy trình, kỹ thuật, cách thức kinh doanh cũng như được sử dụng các yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ mang dấu hiệu nhận biết thương nhân. Nhờ vậy, bên nhận quyền không mất thời gian, chi phí để xây dựng thương hiệu mà được hưởng lợi dựa trên sự nổi tiếng sẵn có của bên nhượng quyền cũng như của cả hệ thống nhượng quyền đã kinh doanh tương đối thành cơng.
(3) Cơng trình nghiên cứu đã cho thấy, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại xuất phát từ bản chất tất yếu, khách quan của xu hướng cạnh tranh và trong một chừng mực nhất định là cần thiết để duy trì và bảo vệ tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền. Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ khó thành cơng và hiệu quả nếu thiếu vắng những hành vi hạn chế cạnh tranh.
(4) Việc nghiên cứu về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu mang tính đơn lẻ, thể hiện bằng việc nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và chỉ ra sự cần thiết phải có những quy định mang tính đặc thù để điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền mà chưa thể hiện được một cách tổng
thể về mặt lý luận cũng như thực trạng tồn diện hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam.
(5) Pháp luật của các quốc gia, tổ chức trên thế giới mà điển hình là Mỹ và Liên minh Châu Âu cho thấy đã ghi nhận những ngoại lệ hợp lý trong việc điều tiết hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại nếu có chứng cứ chứng minh sự tồn tại của các ngoại lệ đó là thực sự cần thiết và nhằm mục đích bảo vệ tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống nhượng quyền.
(6) Pháp luật hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam mới chỉ điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung mà chưa thừa nhận tính hợp lý của các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, bao gồm các quy định liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá bán hàng hóa, dịch vụ trong hệ thống nhượng quyền; thỏa thuận về phân chia lãnh thổ; các hành vi áp đặt giá bán; ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; buộc bên nhận quyền phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan đến hợp đồng... Nội dung luận án chỉ rõ, các hành vi này thường xuyên xuất hiện trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng quyền, cần thiết phải tồn tại trong một chừng mực nhất định nhằm bảo vệ tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam khơng có bất cứ một quy định mang tính ngoại lệ nào cho hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại khá đặc thù này.
(7) Giải pháp đặt ra hiện nay cho vấn đề này đối với các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam là ghi nhận sự tồn tại của các ngoại lệ trong Luật Cạnh tranh và sớm ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể để điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, thơng qua đó đưa ra được giới hạn của những hành vi có dấu hiệu xâm phạm trật tự cạnh tranh nhưng lại được chấp nhận trong một chừng mực nhất định, hoặc những hành vi hạn chế cạnh tranh cần phải cấm chặt chẽ hơn. Từ đó, có thể điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại – một lĩnh vực kinh doanh đặc thù – nhưng lại