Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng việc nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền như trên chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ, quan hệ cạnh tranh là quan hệ phức tạp, các tiêu chí xác định thường mang tính định tính hơn là định lượng và thường dẫn đến các ảnh hưởng chéo trong các thị trường liên quan khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn cách tiếp cận hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền trong Luận án này chỉ mang tính chất tương đối và việc phân chia này chỉ có ý nghĩa nhằm nhận diện để phân tích và nghiên cứu các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
2.3. Khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh tronghoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
2.3.1. Khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt độngnhượng quyền thương mại nhượng quyền thương mại
Bởi vì xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là bản chất của hoạt động thương mại nên có thể nói, hành vi cạnh tranh nói chung và hạn chế cạnh tranh nói riêng có xu hướng tồn tại trong tất cả các hoạt động thương mại. Điều này thể hiện ở chính bản chất của hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, các bên thực hiện hành vi luôn hướng tới việc tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu mọi rủi ro. Thực tiễn cho thấy, có nhiều con đường khác nhau để đạt được mục tiêu này, trong đó có việc thực hiện những hành vi nhằm hạn chế và cao hơn là nhằm loại bỏ cạnh tranh. Dưới khía cạnh này, nhượng quyền thương mại cũng khơng phải là ngoại lệ. Thậm chí, xét về mặt bản chất, hoạt động nhượng quyền thương
mại thường dẫn đến những hành vi phản cạnh tranh với tần suất cao hơn so với các hoạt động thương mại khác. Trong điều kiện như vậy, việc thiết lập và sử dụng pháp luật như một công cụ hiệu quả nhất để định hướng các hoạt động thương mại được phát triển trong mơi trường cạnh tranh lành mạnh, tích cực chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được tiếp cận trên cơ sở nghiên cứu các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền và sự tác động của pháp luật đến các hành vi hạn chế cạnh tranh này. Để nghiên cứu một cách toàn diện, chúng ta phải xem xét đồng thời các quy định có liên quan của hai hệ thống văn bản luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại: (i) Luật Thương mại với tư cách là luật “mở đường”, ghi nhận quyền tự do kinh doanh của các thương nhân trong quan hệ nhượng quyền và (ii) Luật Cạnh tranh với tư cách là luật “cản trở”, kiểm soát quyền tự do của các bên trong quan hệ nhượng quyền. Theo đó, chỉ ra ranh giới mà tại đó các chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại được làm hay bị ngăn cấm nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cơng bằng thơng qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, về cơ bản (tất nhiên là về hình thức), hai luật này sẽ có những sự bất đồng về cách tiếp cận để điều chỉnh. Tuy nhiên, cho dù là “mở đường” hay “cản trở”, các luật này vẫn phải đạt được sự tương thích, thể hiện ở chỗ, việc “mở đường” của luật này không vượt quá phạm vi “cản trở” của luật kia hoặc ngược lại là việc “cản trở” của luật kia không triệt tiêu tư tưởng “mở đường” của luật này, có như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại mới phát triển một cách bền vững.
Xuất phát từ tính chất tương đối phức tạp và đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật mỗi quốc gia đều đưa ra khung pháp
lý nhất định để ràng buộc các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền. Mục đích của hệ thống các quy tắc xử sự này trước hết, nhằm bảo vệ hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển, đáp ứng được yêu cầu của thương nhân và sự phát triển của kinh tế xã hội; thứ hai là bảo vệ các lợi ích bắt nguồn từ nền kinh tế mở và tự do hóa thương mại, hướng tới xây dựng một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, giữa các thành viên trong hệ thống nhượng quyền/hệ thống nhượng quyền và đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường này, các chủ thể được cạnh tranh công bằng dựa trên năng lực thực sự của mình, thơng qua đó, người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Do hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ phát sinh giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền trong một hệ thống nhượng quyền thương mại xác định, tồn tại dưới các hình thức như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường nên pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền cũng xoay quanh việc điều chỉnh các hành vi này.
Với những quan điểm trên, trong cơng trình nghiên cứu này, pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ trật tự cạnh tranh, kiểm soát các hành vi gây hậu quả hoặc có khả năng gây hậu quả hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng trên thị trường, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có khả năng làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
Đặc điểm của pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại:
- Về tính chất, pháp luật hạn chế cạnh tranh thuộc lĩnh vực luật cơng, và vì vậy, pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại cũng phải đáp ứng các tiêu chí: (i) đảm bảo mục tiêu của pháp luật hạn chế cạnh tranh là bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ tính minh bạch của thị trường; (ii) các chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, chịu sự kiểm sốt của nhà nước; Bên cạnh đó, do hành vi hạn chế cạnh tranh lại được nghiên cứu trong một hoạt động thương mại cụ thể nên pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại cũng phải đảm bảo bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền.
Pháp luật cạnh tranh được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh, vì vậy, pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại cũng mang tính chất của pháp luật cạnh tranh, đó chính là tính chất cản trở, kiểm sốt các hành vi hạn chế cạnh tranh phát sinh trong hoạt động nhượng quyền thương mại xâm phạm đến trật tự cạnh tranh trên thị trường.
- Về phương pháp điều chỉnh: pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại sử dụng phương pháp mệnh lệnh, hành chính, mà khơng thể thỏa thuận, đàm phán về việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng tới lợi ích cơng, lợi ích nhà nước.
- Về nguồn luật của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Nguồn luật điều chỉnh pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền bao gồm các quy định điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung được quy định trong Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành cùng với sự bổ trợ của các văn bản luật chuyên ngành đặc thù khác liên quan trực tiếp đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Về xử lý vi phạm, vấn đề xử lý vi phạm pháp luật hạn chế cạnh tranh