Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 50)

2.2 Tình hình chung hoạt động TTKDTM qua ngân hàng ở Việt Nam

2.2.3.1 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế

NHNN chủ trì và phối hợp với các bộ ngành có liên quan đã triển khai thực hiện việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản của Chính phủ, NHNN một cách đồng bộ, nhất qn và hồn chỉnh về lĩnh vực thanh tốn để tạo điều kiện phát triển các dịch vụ, phương tiện TTKDTM, đặc biệt là các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thơng tin, đồng thời hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt.

Như vậy, việc rà sốt, bổ sung, chỉnh sửa các cơ chế chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động hoạt động thanh toán đã đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh, giúp cho quá trình quản lý, vận hành, giám sát hoạt động thanh tốn đảm bảo an tồn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của nền kinh tế. Kết quả đạt được là hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM đã từng bước được xác lập và hoàn thiện.

2.2.3.2TTKDTM trong khu vực công

a) Quản lý chi tiêu trong khu vực công bằng phương tiện TTKDTM

Từng bước yêu cầu TTKDTM đối với các khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức TTKDTM đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Bộ Tài chính đã hồn thiện khn khổ pháp lý giao dịch điện tử trong thu chi NSNN, đặc biệt là giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước trong ngành tài chính, giao dịch điện tử với các NHTM và pháp lý hoá các chứng từ điện tử.

Việc Bộ Tài chính phối hợp thu NSNN với hệ thống NHTM và KBNN chuyển dần việc thanh toán bằng tiền mặt sang hệ thống NHTM đảm nhận (chi qua thẻ ATM, thẻ mua hàng, ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt qua ATM...) đã tạo điều kiện cho các NHTM phát triển cả về số lượng, chất lượng của dịch vụ TTKDTM; KBNN tiết kiệm được biên chế, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cơng tác

thanh tốn; các đơn vị sử dụng NSNN từng bước giảm thiểu quỹ tiền mặt tại đơn vị; thời gian giao dịch linh hoạt; các cơ quan ngành tài chính quản lý chi tiêu cơng, tài chính cơng hiệu quả hơn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng...

Hoạt động TTKDTM phục vụ cho việc thu, chi NSNN đã góp phần tăng dần tỷ lệ TTKDTM trong khu vực công, giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.

b)Trả lương qua tài khoản

NHNN đã phốihợp với KBNN hướng dẫn các đơn vị hưởng lương từ NSNN về cơ chế, phương thức thanh tốn, quy trình thủ tục chuyển lương từ KBNN sang các ngân hàng. Kết quả đạt được là số đơn vị hưởng lương từ NSNN chuyển sang nhận lương qua tài khoản tăng nhanh, đến tháng 12/2010, trên tồn quốc đã có trên 54% đơn vị hưởng lương từ NSNN trả lương qua tài khoản. Đồng thời thông qua việc triển khai thực hiện trả lương qua tài khoản, hạ tầng kỹ thuật thanh toán thẻ được tăng cường đáng kể, số lượng thẻ phát hành tăng lên nhanh chóng, chất lượng dịch vụ ATM đã được chú trọng cải thiện. Kết quả đạt được không chỉ ở các đối tượng hưởng lương từ NSNN mà còn tạo hiệu ứng, lan tỏa ra toàn xã hội (đến nay, nhiều doanh nghiệp và tổ chức khác cũng đã triển khai dịch vụ trả lương qua tài khoản).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)