Kết quả khảo sát chỉ số niềm tin tài chín hở Mỹ Quý 3/2011 16 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 26)

Kết quả: đợt thứ 12

Với tiêu đề tin tức tập trung vào chiếm phố Wall, sự sụt giảm thu thập của các hộ gia đình, và tỷ lệ tán thành thấp của tổng thống Obama, một phát hiện mới nhất của chỉ số niềm tin tài chính của trường Chicago Booth/Kellogg vẽ một bức tranh ảm đạm của thái độ đối với hệ thống tài chính và mơi trường kinh tế của Mỹ.

Đầu tiên, chỉ có 23% người được khảo sát nói rằng họ tin tưởng vào hệ thống tài chính của đất nước, giảm từ 25% trong báo cáo kỳ trước vào tháng 06/2011. Ngoài ra, gần 60% người được hỏi trong cuộc khảo sát nói rằng họ đang giận dữ hoặc rất tức giận về tình hình kinh tế hiện tại-mức cao nhất của sự giận dữ mà cuộc khảo sát đã tìm thấy kể từ những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính.

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm những người tin tưởng vào các thành phần khác nhau tạo nên chỉ số niềm tin tài chính

16% 43% 31% 13% 16% 39% 30% 16% 25% 12% 32% 13% 16% 28% 16% 33% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Stock Market Banks Mutual Funds Large Corporation December-10 March-11 June-11 September-11

Sự ảnh hưởng của Tổng thống Obama

Chỉ số phát hiện ra rằng hai phần ba (2/3) người Mỹ nghĩ rằng những nỗ lực của Chính phủ để tạo ra việc làm mới nên ưu tiên hơn việc cắt giảm thâm hụt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một xu hướng thú vị đối với dữ liệu này. Trong cuộc khảo sát, họ hỏi một nửa những người tham gia xem họ có hay khơng đồng ý “việc làm mới nên được ưu tiên hơn là việc giảm nợ”. Tiếp theo, họ “châm mồi” (primed) một nửa còn lại những người tham gia khảo sát bằng cách đưa ra câu hỏi tương tự: “Bạn có đồng ý với Tổng Thống Obama rằng sự nỗ lực của chính phủ để tạo ra việc làm mới nên ưu tiên hơn việc giảm thâm hụt?”

Khi hỏi những câu hỏi trong tình huống có đề cập đến Tổng Thống, chúng ta thấy một sự sụt giảm lớn trong việc ủng hộ cho việc làm mới trong đảng Cộng Hòa (giảm còn 28% từ 39%), giảm vừa phải trong đảng Dân Chủ (85% từ 90%), và khơng có sự thay đổi trong các cử tri Độc lập (65%). Nói chung, điều này cho thấy rằng mọi người có khuynh hướng thay đổi quan điểm của họ khi chúng ta đề cập

đến tên của Tổng Thống Obama, một kết quả có thể phù hợp với sự sụt giảm tỷ lệ

tán thành của ông ta.

Sự khác biệt trong hành vi do sự khác nhau về giới tính

Lưu ý rằng điều này đặc biệt đúng trong số những người trả lời là phụ nữ. Bảy mươi phần trăm (70%) phụ nữ được “châm mồi” với tên của Tổng Thống cho thấy sự ưu tiên trong việc tạo ra việc làm hơn là giảm thâm hụt, khi so với 77% trong nửa còn lại của mẫu khi Tổng Thống Obama đã không được đề cập. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm những người trả lời là phụ nữ cho biết họ khơng tin tưởng vào chính phủ đạt 55%, 8 điểm phần trăm cao hơn so với tháng 03/2009. Và giữa các đảng Dân Chủ, nhiều phụ nữ thất vọng bởi tình hình kinh tế hiện nay hơn nam giới.

Những phát hiện này chỉ ra tính cấp thiết về chính trị đưa ra nền kinh tế có thể sẽ là chiến dịch tranh cử Tổng thống đang được tiến hành, bên trong và qua các đảng phái và giới tính.

Chỉ số niềm tin tài chính trường The Chicago Booth/Kellogg đo lường ý kiến dư luận khoảng thời gian 3 tháng để theo dõi những thay đổi trong thái độ, quan điểm của họ. Báo cáo Quý 3/2011 là cập nhật hàng quý lần thứ 12, bao gồm cả cái nhìn trong tháng 9/2011. Theo Sapienza and Zingales, niềm tin đã đạt đến “mức đáng lo ngại”; trong một số lĩnh vực đo lường về chỉ số, niềm tin là ngang bằng với mức đã báo cáo trong những ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính. Những phát hiện khác bao gồm:

♦Niềm tin vào ngân hàng giảm: Niềm tin vào ngân hàng đã giảm còn 33% kể

từ tháng 6/2011 (39%). Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự chênh lệch trong niềm tin giữa các ngân hàng quốc gia (26%) và các ngân hàng trong đó Chính phủ có cổ phần (22%), so với các ngân hàng địa phương (55%) và các liên hiệp tín dụng (56%).

Hình 1.3: Niềm tin vào ngân hàng

26% 55% 56% 22% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

National Banks Local Banks Credit Unions Banks with a Government

Stake

♦Thị trường chứng khoán: Sợ hãi của sự giảm giá-Năm mươi lăm phần

trăm (55%) số người được hỏi cho biết họ tin rằng một sự giảm đáng kể trong thị trường chứng khốn là có khả năng xảy ra- đây là mức cao nhất kể từ số đầu tiên của chỉ số niềm tin tài chính phát hành vào tháng 12/2008.

Hình 1.4: Khả năng mà thị trường chứng khốn sẽ giảm hơn 30% vào năm tới

♦ Sự không chắc chắn về nhà ở: tỷ lệ phần trăm của những người nghĩ rằng

giá nhà sẽ giảm trong 12 tháng tới là 33% - cao nhất kể từ tháng 03/2009 và tăng 3 điểm phần trăm so với 3 tháng trước đây.

♦ Sự chú ý ở Mỹ về đồng Euro: Chỉ có 39% người Mỹ lo lắng rằng khả năng

phá vỡ của đồng Euro có thể tác động đến nền kinh tế Mỹ.

VỀ CUỘC KHẢO SÁT: trên cơ sở hàng quý, chỉ số niềm tin tài chính nắm bắt

được giá trị thực của niềm tin mà người Mỹ có trong các tổ chức mà họ có thể đầu tư tiền của họ. Khảo sát được thực hiện bởi Social Science Research Solutions (SSRS) bằng cách sử dụng dịch vụ thăm dò ý kiến qua điện thoại hàng tuần của ICR/ International Communications Research. Trong cuộc khảo sát quý 3/2011 này có tổng 1.020 cá nhân đã được khảo sát từ ngày 21/09 đến 28/09/2011. Các tổ chức được xem xét trong cuộc khảo sát là ngân hàng, thị trường chứng khoán, các quỹ tương hỗ và các tập đoàn lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương này trình bày các phương pháp nghiên cứu về chỉ số niềm tin ở các quốc gia, mỗi một nước họ có những tiêu chí phân tích riêng đặc trưng cho nước họ. Ngồi ra, tác giả cũng trình bày kết quả các cuộc khảo sát về chỉ số niềm tin ở một số quốc gia trong thời gian gần đây (tháng 9/2011 hoặc Quý 3/2011) như chỉ số niềm tin kinh doanh ở Nam Phi và Việt Nam; chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Mỹ và Việt Nam; chỉ số niềm tin tài chính ở Mỹ ((The Chicago Booth/Kellogg School Financial Trust Index), chỉ số này chính là nền tảng để tác giả xây dựng chỉ số niềm tin tài chính ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

a) Mục đích khảo sát

Cuộc khảo sát này nhằm đo lường mức độ niềm tin của người dân Việt Nam vào thị trường tài chính Việt Nam, cụ thể trong các tổ chức lĩnh vực như: thị

trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, tập đồn kinh tế - tổng cơng ty nhà nước. Thơng qua cuộc khảo sát để có cái nhìn tổng quát hơn về niềm

tin của người dân đối với tình hình tài chính của quốc gia cũng như niềm tin của họ đối với Chính Phủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể tham khảo các câu trả lời của người tham gia khảo sát cho các chính sách của mình như dự đoán nền kinh tế ngắn hạn, trung hạn hay ban hành các chính sách kinh tế kịp thời phù hợp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin của người dân vào nền tài chính kinh tế của đất nước. Ngồi ra, các nhà tư vấn, nhà phân tích kinh doanh và thị trường, các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường tài chính Việt Nam cũng có thể tham khảo kết quả của chỉ số này cho việc nghiên cứu, quyết định kinh doanh hay đầu tư của mình.

b) Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là người dân Việt Nam, mỗi một người khảo sát trong mỗi hộ gia đình được liên lạc ngẫu nhiên, yêu cầu đối với người được chọn khảo sát là họ đang đảm đương tài chính trong gia đình, hoặc là một mình hoặc là cùng với ai đó góp phần vào tài chính của gia đình, chỉ những cá nhân được địi hỏi trách nhiệm như trên thì nằm trong cuộc khảo sát này.

c) Khu vực khảo sát.

Tất cả các hộ gia đình ở Việt Nam, khơng bao gồm những người nước ngồi, sinh viên. Tuy nhiên, phần lớn khu vực khảo sát chính thuộc TP.Hồ Chí Minh, phần cịn lại thuộc TP.Vũng Tàu, TP Hà Nội và Đà Nẵng.

d) Thời gian khảo sát

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 17/11 đến ngày 30/11/2011

e) Các biến khảo sát

(1) Thị trường chứng khoán. (2) Ngân hàng

(3) Bất động sản

(4) Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước

f) Tính tốn chỉ số niềm tin tài chính

- Về đo lường chỉ số niềm tin hiện tại : Kết quả chỉ số niềm tin tài chính là

bình quân giản đơn của 4 chỉ số: thị trường chứng khốn, ngân hàng, bất động sản, tập đồn kinh tế-tổng công ty nhà nước

- Về đo lường niềm tin tương lai: Bốn thành phần sau đây được khảo sát: thị trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản và Chính phủ. Người trả lời được yêu cầu đánh giá thang điểm từ -2 đến +2 những gì họ xem xét triển vọng cho 5 sự lựa chọn trong vịng 3 năm tới. Trung bình số điểm của tất cả người trả lời cho mỗi trong 4 thành phần trên cho ra điểm số niềm tin trong tương lai kỳ vọng 3 năm tới. Ngoài ra, cuộc khảo sát còn thăm dò ý kiến của người dân về các sự kiện hiện tại như về vấn đề việc làm, dự kiến lạm phát ở Việt Nam, cảm xúc đối với tình hình kinh tế hiện nay..v..v

2.2 KHẢO SÁT CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.2.1 Mô tả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin tài chính 2.2.1 Mơ tả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin tài chính

Để thu thập thơng tin về niềm tin tài chính ở Việt Nam, một bảng câu hỏi khảo sát

(xem phụ lục 06) gồm 22 câu đã được gửi ngẫu nhiên đến những người được khảo

sát. Đối tượng khảo sát là những người đảm đương trụ cột tài chính của gia đình hoặc ít nhất cũng là người có tham gia đóng góp một phần tài chính trong gia đình. Bảng khảo sát được thực hiện từ ngày 17/11/2011 đến ngày 30/11/2011, 230 bản được gửi điền trực tiếp (tại các sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM hoặc tại các

doanh nghiệp nơi những người được khảo sát làm việc), 70 bản được gửi thông qua email. Tổng số bảng câu hỏi được phát ra là 300 bản, số bản thu về từ phương pháp gửi trực tiếp là 210 bản, thu gửi qua email là 60 bản. Trong số 270 bảng khảo sát nhận về có 262 bản hợp lệ, chiếm tỷ lệ 87% so với tổng số bản gửi đi khảo sát. Đa số người được khảo sát sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, số cịn lại thuộc TP. Hà Nội, Đà Nẳng và Vũng Tàu. Điểm thiếu sót trong nghiên cứu là tác giả chưa thể thực hiện khảo sát đồng đều trong phạm vi trên cả nước, và tỷ lệ về lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty mà các đáp ứng viên đang công tác chưa được phân bổ đều. Ngoài ra do bị hạn chế về mặt thời gian nên khảo sát chỉ được thực hiện 1 kỳ (trong Quý 4 năm 2011) nên chưa có nhiều dữ liệu để có thể so sánh sự thay đổi niềm tin so với các kỳ nghiên cứu trước.

Thơng tin về mẫu khảo sát

Về giới tính: tỷ lệ là nữ chiếm 53%, nam chiếm 47%; có thể xem đây là tỷ lệ khá

cân bằng và hợp lý trong mẫu khảo sát.

Về độ tuổi: lớn nhất là độ tuổi từ 25 đến 31 tuổi chiếm 64%, đứng thứ 2 từ 32 đến

39 tuổi chiếm 17%. Đây là độ tuổi trẻ, năng động, nắm bắt khá tốt thơng tin tài chính kinh tế thị trường.

Trình độ học vấn: trình độ đại học là chiếm hầu như toàn bộ mẫu, đạt 92%; tiếp theo sau là trung cấp chiếm 5%, phần nhỏ còn lại là cao đẳng và sau đại học.

Thu nhập bình quân hàng tháng: hơn phân nữa của mẫu (chiếm 53%) có thu

nhập từ 5 đến 10 triệu, riêng thu nhập dưới 5 triệu và từ 10 đến 18 triệu có tỷ lệ gần ngang nhau chiếm tương ứng 20% và 21%.

Hình 2.1: Giới tính Hình 2.2: Độ tuổi GIỚI TÍNHGIỚI TÍNH GIỚI TÍNH 47% 53% Nam Nữ ĐỘ TUỔI 6% 2% 11% 17% 64% 18 đến 24 25 đến 31 32 đến 39 40 đến 50 Trên 50 Hình 2.3: Trình độ học vấn Hình 2.4: Thu nhập bình quân hàng tháng Trình độ học vấn 5% 1% 2% 92% Trung học Cao Đẳng Đại học Sau đại học

Thu nhập bình quân hàng tháng (đơn vị: triệu

đồng) 5% 53% 20% 21% 1% Dưới 5 5 đến 10 10 đến 18 18 đến 32 Trên 32

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty mà các đáp ứng viên đang công tác: cơng

ty điện lực sài gịn (điện lực 2 Thành Phố) chiếm 27%, ngân hàng 20%, xây dựng, bất động sản 16%, chứng khoán 7%. Như vậy, trong mẫu khảo sát có đến 70% các đáp ứng viên hiện đang cơng tác trong các lĩnh vực tài chính mà tác giả đang khảo sát.

Hình 2.5: Lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty mà các đáp ứng viên cơng tác 27% 27% 20% 16% 11% 7% 6% 5% 3% 3% 2% Điện Ngân hàng Xây dựng, VLXD, Bất động sản Thương mại, dịch vụ khác Chứng khốn Thực phẩm Tài chính Y tế Vận tải Viễn thơng

2.2.2 Kết quả cuộc khảo sát thực trạng chỉ số niềm tin tài chính

Cuộc khảo sát này được thực hiện vào 2 tuần cuối của tháng 11/2011, tại thời điểm này chỉ số lạm phát của Việt Nam đã chạm ngưỡng 18.62% so với cùng kỳ năm 2010, thị trường chứng khoán chỉ số VN-index tại thời điểm khảo sát dao động trong khoảng 380-385 điểm giảm khoảng 21.5% so với đầu năm trước. Riêng về phía ngân hàng trong thời gian qua cũng náo động vì cuộc đua lãi suất của các ngân hàng, không chỉ riêng các ngân hàng thương mại cổ phần mà ngay cả các ngân hàng quốc doanh cũng áp dụng vượt quá trần lãi suất 14% theo quy định thường dao động ở mức 16-19%, đã tạo nên những bất ổn, khó khăn ngay cho chính các ngân hàng cũng như tác động gây tâm lý hoang mang cho người dân. Đồng thời cũng chính lãi suất huy động quá cao nên lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp cũng dao động ở mức 19-22% đã đẩy các doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay lại cịn khó khăn hơn. Còn đối với thị trường Bất động sản vốn đã lạnh từ năm 2008 đến nay, chỉ vẫn giao dịch cầm chừng thì sang năm 2011 với chính sách thắt chặt tín dụng (nhất là đối với lĩnh vực phi sản xuất) để kiềm chế lạm phát đã làm cho thị trường khơng thốt khỏi cảnh ảm đạm vốn đã kéo dài trong thời gian qua.

Trong cuộc khảo sát, khi được hỏi “ Niềm tin của bạn trong các tổ chức (lĩnh vực) dưới đây thay đổi như thế nào trong 12 tháng vừa qua?” với thang điểm: tăng lên rất

nhiều (2), chỉ tăng 1 ít (1), giảm đi 1 ít (-1), giảm rất nhiều (-2), khơng thay đổi (0). Và dưới đây là kết quả:

Hình 2.6: Sự thay đổi niềm tin trong 12 tháng qua.

-0.62 -0.21 -0.69 -0.37 -0.80 -0.70 -0.60 -0.50 -0.40 -0.30 -0.20 -0.10 0.00 Ch ng kh o án Ng ân n g B t độ ng s n Ch ín h Ph

Với thang điểm như trên thì kết quả thăm dị niềm tin của người dân thay đổi theo chiều hướng rất là tiêu cực trong 12 tháng qua, tất cả 4 thành phần khảo sát với kết quả điểm số đều là số âm trong đó niềm tin giảm nhiều nhất là lĩnh vực Bất động sản (-0.69), tiếp theo là chứng khốn (-0.62), niềm tin đối với Chính Phủ cũng chỉ đạt -0.37 điểm và chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng là thành phần có sự sụt giảm ít nhất -

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)