BẤT ĐỘNG SẢN 53 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 63 - 65)

- Về phía nguồn vốn: kiểm sốt hiệu quả dịng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, không tăng tỷ trọng cho vay nhưng cần điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng loại hình bất động sản, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ, rủi ro. Ưu tiên cho vay đối với những dự án bất động sản đáp ứng các yếu tố sau: có khả năng thanh khoản cao; phục vụ đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp; đã xây xong phần thơ đang hồn thiện chờ đưa vào sử dụng và tăng tỷ trọng cho vay mua nhà để ở. Hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi cơng mới, các dự án bất động sản cao cấp và giám sát chặt chẽ việc cho các cá nhân vay kinh doanh bất động sản.

- Phát triển đa dạng hóa cơ cấu nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở từ khâu

quy hoạch, cho đến chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư theo quy hoạch. Tăng tỷ trọng nhà chung cư cao tầng tại các khu đơ thị lớn với diện tích căn hộ đa dạng, đặc biệt là các dự án có căn hộ vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai. Không triển khai các dự án khơng có khả năng kết nối hạ tầng, cung cấp dịch vụ đơ thị. Ngồi ra, để khuyến

khích có nhiều căn hộ diện trung bình và thấp phù hợp đa số nhu cầu thị trường hiện nay, kiến nghị cần nghiên cứu điều tiết thông qua các sắc thuế (chuyển nhượng, thu nhập...) đối với các căn hộ có diện tích lớn.

Đẩy mạnh cơng khai, minh bạch các thông tin để ổn định thị trường

Quy định rõ thời gian và địa điểm công khai quy hoạch, công khai dự án để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bình đẳng và dễ dàng tiếp cận các dự án phát triển bất động sản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng cung cho thị trường.

Thực hiện nghiêm quy định bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS phải bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án phải thông qua sàn giao dịch BĐS để mọi đối tượng có nhu cầu tiếp cận trực tiếp các thơng tin mua bán.

Hàng hoá của các tổ chức cá nhân kinh doanh BĐS không bán công khai qua sàn giao dịch sẽ chế tài không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật kinh doanh BĐS. Đôn đốc triển khai các dự án, kiên quyết thu hồi các đất nền mà người mua đầu cơ găm giữ không xây dựng chờ lên giá để chuyển nhượng kiếm lời.

Điều chỉnh thuế nhà đất theo hướng hạn chế đầu cơ

Đề nghị điều chỉnh bổ sung Pháp lệnh thuế nhà đất (hoặc xây dựng Luật thuế Bất động sản) theo hướng điều tiết đối với các hộ gia đình, cá nhân (trước mắt ở đô thị) sở hữu nhiều tài sản nhà đất nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đưa tài sản nhà đất vào sử dụng.

Trường hợp tài sản nhà đất được đưa vào kinh doanh đã nộp thuế kinh doanh hoặc thuế thu nhập thì BĐS đó khơng bị đánh thuế luỹ tiến. Giảm mức thuế chuyển nhượng xuống 1% và không thu thuế thu nhập cá nhân do bán nhà, hoặc gộp thuế chuyển nhượng bất động sản với thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngược lại, để hạn chế đầu cơ mua đi bán lại gây lộn xộn thị trường, cần đánh thuế với thuế suất cao đối với các trường hợp bán nhà đất trong vòng 2 năm kể từ khi mua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)