Theo kết quả tác giả khảo sát, ngân hàng là lĩnh vực chiếm được nhiều niềm tin của người dân nhất (có 77% những người được khảo sát có niềm tin vào ngân hàng) so với 3 lĩnh vực, tổ chức cịn lại (Chứng khốn, bất động sản, TCT NN). Điều này là kết quả của sự nỗ lực điều tiết của NHNN, để “dẹp loạn” các hành vi lách luật của các NHTM trong thời gian qua.
Việc hầu hết các tổ chức tín dụng đã thực hiện lãi suất huy động đồng Việt Nam và lãi suất huy động bằng Đôla Mỹ cao hơn mức lãi suất quy định tại thông tư số 02/2011/TT-NHNN và thông tư số 14/2011/TT-NHNN dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau tiềm ẩn nguy cơ gây rủi ro cho tổ chức tín dụng. Để bình ổn thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh với mức lãi suất phù hợp. Ngày 7/09/2011 Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN yêu cầu các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đúng mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng đô la Mỹ được quy định (lãi suất bằng VND cao nhất là 14%/năm đối với các ngân hàng, lãi suất bằng USD tối đa là 0,5%/năm đối với tổ chức, 2%/năm đối với cá nhân). Các TCTD vi phạm sẽ bị NHNN áp dụng các biện pháp xử lý: Đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành của các TCTD khi phát hiện vi phạm quy định mức lãi suất huy động, người quản lý, người điều hành của TCTD bị đình chỉ, miễn nhiệm khơng được đảm nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành tại chính TCTD đó trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bị đình chỉ, miễn nhiệm; Hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động của TCTD trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử lý; Hạn chế hoặc tạm đình chỉ hoạt động huy động và cho vay của đơn vị vi phạm thuộc TCTD đó.
Tiếp sau đó, để chấn chỉnh lại việc một số NH tiếp tục lách luật, không thực hiện đúng Chỉ thị số 02/CT-NHNN thông qua biểu hiện của đường cong lãi suất như đã trình bày ở trên. Ngày 28/09/2011 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm; áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%/năm.
Rõ ràng là NHNN đã rất dứt khoát giải quyết những hành vi vi phạm của các tổ chức tín dụng nhằm ổn định hệ thống ngân hàng cũng như củng cố niềm tin đối với người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì vẫn cịn 23% số người trả lời họ đang mất niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động ngân hàng vận hành trơn tru được chủ yếu là nhờ dựa trên chữ tín. Trước việc người dân và các doanh nghiệp đang thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng, bước đầu tiên phải là khôi phục niềm tin của họ. Đây là giải pháp khó nhất nhưng cũng là giải pháp quan trọng nhất. Để có được lịng tin tốt hơn của cơng chúng vào hệ thống ngân hàng, cần phải minh bạch hóa thơng tin và thể hiện một kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt.
Theo cơng bố chính thức, tổng nợ xấu đến tháng 6-2011 đã lên đến 75.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu từ 2,16% cuối năm 2010, lên 3,13% cuối tháng 6 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Trong khi đó nợ nhóm 5 (nợ mất vốn) chiếm tới 47%. Những khoản nợ xấu này có nguy cơ sẽ ăn hết vào vốn tự có của ngân hàng, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn hệ thống.
Ngoài ra, với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam, số lượng ngân hàng đang hoạt động hiện nay được xem là quá nhiều. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 6- 2011, Việt Nam có 5 NHTM nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 1 ngân hàng phát triển; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi; 48 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi; 18 cơng ty tài chính và 12 cơng ty cho th tài chính. Ngân hàng
mọc lên như nấm và vốn điều lệ nhỏ đã dẫn đến sự yếu kém của hệ thống ngành ngân hàng.
Do vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hình thành ngân hàng mạnh là việc làm tất yếu và cấp bách hiện nay để bảo vệ hệ thống ngân hàng, củng cố uy tín ngành và niềm tin của người dân. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính với quy mơ lớn, uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Hiện tại, NHNN đang dự thảo nghị định buộc các ngân hàng có vốn tối thiểu 5.000 tỷ vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015. Nếu quy định này được ban hành, chắc chắn nhiều ngân hàng không thể đáp ứng được. Đây cũng là biện pháp mạnh để buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc, sáp nhập để trở thành những ngân hàng mạnh.
Tái cơ cấu ngân hàng không chỉ giảm số lượng ngân hàng mà còn phải nâng cao chất lượng các ngân hàng cịn lại. Theo đó, tăng trưởng tín dụng năm 2012 cần phân bổ cho các ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt, tỷ lệ nợ khó địi thấp, cho vay chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và có tỷ lệ an tồn vốn, thanh khoản cao. Nhóm cho rằng, áp dụng tiêu chí này sẽ làm tối đa hóa lợi ích của tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế.
Liên quan đến việc ngân hàng thương mại vấp phải những khuyết điểm tồn tại, nhất là tham nhũng, tiêu cực, thất thoát… nhất là về vấn đề tham nhũng của những người trong và ngoài ngân hàng kết hợp với nhau, NHNN cần sớm cũng cố niềm tin của nhân dân, bằng cách làm sao cho Ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh đồng thời, đề ra biện pháp để khắc phục tồn tại:
- Khẩn trương rà sốt lại cơ chế, chính sách, quy định về quản lý hoạt động tín dụng để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp; cần làm tốt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các tổ chức đơn vị; đặc biệt là chú trọng khâu tuyển chọn cán bộ, loại khỏi ngành những cán bộ có dấu hiệu vi phạm, tham nhũng; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra
sai phạm, tham nhũng và cả những cán bộ lãnh đạo của ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm nếu có thất thốt.
- Điểm mấu chốt của rủi ro đạo đức là yếu tố con người. Vì vậy, trước hết ngân hàng này chú trọng xây dựng môi trường làm việc, trong đó, các cán bộ lãnh đạo thường xuyên đào tạo, hướng dẫn để nâng cao năng lực và kiến thức cho cán bộ cấp dưới, giúp phát hiện những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng đồng thời, ngân hàng này cũng xây dựng một mơ hình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Cụ thể, bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt) theo nguyên tắc “4 mắt”; các bộ phận kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra chéo phần việc của các bộ phận khác; thêm nữa định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban và cuối cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của ngân hàng.