2.3.1. Khái niệm
KTV Nhà nước là công chức Nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán đê thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
2.3.2. Chức danh KTV Nhà nước
Gồm KTV dự bị, KTV, KTV chính, KTV cao cấp.
2.3.3. Tiêu chuẩn chung của KTV Nhà nước
•Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
•Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán.
•Đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở KTNN từ
ba năm trở lên.
• Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng KTV Nhà nước và được Tổng KTNN cấp chứng chỉ.
2.3.4. Trách nhiệm của KTV
Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán trên cơ sở thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ KTNN và các quy định khác có liên quan của Tổng KTNN.
Chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình.
Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi sổ nhật ký kiểm toán và các tài liệu làm việc khác của Kiểm toán viên Nhà nước theo quy định của Tổng KTNN.
Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, KTV Nhà nước phải xuất trình và đeo thẻ KTV Nhà nước.
Thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Tổng KTNN, bảo đảm có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Khai báo kịp thời và đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật KTNN, bảo đảm
Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
[
2.4. Tổ chức hoạt động KTNNViệt Nam hiện nay
Theo quy định tại Điều 4 Luật KTNN thì “Hoạt động kiểm toán của KTNN là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của BCTC; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”. Hiện nay, hoạt động của KTNN hầu như vẫn chỉ chú trọng tới kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ; trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và sự khan hiếm trong nguồn lực thì những kết quả do các cuộc kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ cung cấp chưa thể đáp ứng được yêu cầu của những người quan tâm, đặc biệt là đối với nguồn tài sản công; người dân không chỉ muốn biết các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước đã sử dụng nguồn lực công này như thế nào mà còn muốn biết việc sử dụng đó có tiết kiệm và mang lại hiệu quả hay không. Vì vậy việc KTNN phải tiến hành cuộc kiểm toán hoạt động một cách độc lập và đầy đủ tại các doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Trong nhiều năm hoạt động, KTNN đã khẳng định được sự cần thiết và vai trò quan trọng của mình; góp phần tăng cường quản lý làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.Cụ thể theo kết quả kiểm toán trong mấy năm gần đây hoạt động của KTNN có những thành tự đáng ghi nhận.
Năm 2008, KNNN đã làm rõ 13.565 tỷ đồng về tài chính. Trong đó tăng thu NSNN 4.002 tỷ đồng (gồm thuế hơn 2.500 tỷ đồng; phí, lệ phí hơn 155 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất 1.049,2 tỷ đồng; thu khác hơn 280 tỷ đồng). Tăng chi ngân sách 2.470,8 tỷ đồng. Xử lý tài chính khác hơn 7.000
tỷ đồng. Về tài sản đã làm rõ 167 xe ô tô, 159 xe máy, 1 tàu công tác, thu hồi 753 ha đất...Theo Tổng KTNN Vương Đình Huệ, năm 2008 cũng là năm đầu tiên KTNN áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kết quả kiểm toán. Cụ thể là các kết luận kiểm toán đều chú trọng kiến nghị xem xét trách nhiệm người đứng đầu, địa chỉ cụ thể các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. KTNN cũng đã gửi một hồ sơ cho cơ quan điều tra; chuyển thanh tra các bộ, ngành 5 vụ việc... Kết quả kiểm toán cũng giúp Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế quản lý, nhất là về thuế, phí, lệ phí...
Năm 2009, KTNN đã tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán của 21 bộ, cơ quan trung ương; 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 22 dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia; 5 chuyên đề; 14 đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng – an ninh; tỉnh ủy 06 tỉnh; 31 tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng; kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2008 tại Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Qua kiểm toán cho thấy các đơn vị nhà nước, các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty và các tổ chức tài chính ngân hàng về cơ bản tuân thủ các qui định của Nhà nước trong quản lý tài chính, quản lý tài sản nhà nước và các qui định khác của pháp luật.Từ kết quả kiểm toán năm 2009, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 14.768 tỷ đồng; kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành địa phương kiểm điểm xử lý các tập thể cá nhân có sai phạm, xử lý các vấn đề về cơ chế chính sách; rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế sửa đổi 45 văn bản pháp luật và ban hành 20 chính sách chế độ. KTNN cũng đề nghị Quốc hội xem xét thu cân đối NSNN 548.529 tỷ đồng; chi cân đối NSNN là 590.714 tỷ đồng, bội chi ngân sách 67.677 tỷ đồng bằng 4.58% GDP đồng thời chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ kịp thời các kết luận, kiến nghị của KTNN.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy KTNN 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1. Ưu điểm
Về tổ chức bộ máy
- Do vị trí địa lý Việt Nam trải dài nên việc phân chia bộ máy KTNN theo từng khu vực và theo chuyên ngành góp phần quản lý và nắm bắt tình hình tốt hơn hoạt động của cơ quan quản lý hành chính ở từng địa phương.
- Luật KTNN đã có bước tiến quan trọng trong việc xác định địa vị pháp lý của KTNN, từ trực thuộc Chính phủ sang cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động tuân theo sự chỉ đạo của Quốc hội, có chức năng kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước góp phần nâng cao tính độc lập của KTNN.
- Tổng KTNN quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc KTNN; Số lượng KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực trong từng thời kỳ đựơc xác định trên cơ sở yêu cầu do Tổng KTNN trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định”. Hoạt động trên nguyên tắc trực tuyến sẽ giúp cho Tổng KTNN có thể chuyển trực tiếp lệnh đến các KTV, bảo đảm điều hành nhanh, nhạy và thông tin xuôi ngược kịp thời.
Về đội ngũ KTV nhà nước
Nhìn chung, đội ngũ KTV có trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn ngạch, bậc (4 ngạch: KTV dự bị, KTV, KTV chính, KTV cao cấp), đảm bảo có sự kế thừa, kết hợp, bổ sung giữa kiến thức lý luận mới với kinh
nghiệm thực tiễn, nhiều kiểm toán viên có phong cách làm việc chính quy, chuyên nghiệp, đủ khả năng hội nhập và tham gia các hoạt động chung của ASOSAI và INTOSAI.
Về tổ chức hoạt động
- Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của KTNN ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình, phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng, hiệu quả. Cùng với hoạt động kiểm toán theo kế hoạch hàng năm, KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán lớn theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ như Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro, các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Với các chức năng cơ bản là kiểm tra, xác nhận, đánh giá và tư vấn, hoạt động KTNN góp phần bảo đảm minh bạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra, cơ quan KTNN còn thực hiện kiểm toán tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản nhà nước.
- Báo cáo kiểm toán của KTNN là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ có những điều chỉnh kịp thời trong việc quyết định, xem xét, quyết định dự toán ngân sách, quyết định các dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn NSNN. Cụ thế, KTNN cung cấp dữ liệu phục vụ các cơ quan quản lý tài chính NSNN sát thực và có hiệu quả hơn. Thông qua việc kiểm tra tài chính, KTNN đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trong việc xác định những chỉ tiêu thu, nhiệm vụ chi NSNN và tình hình chấp hành dự toán thu-chi ngân sách; góp phần tạo lập căn cứ để xây dựng dự toán NSNN cho những năm sau nhằm thu đúng, thu đủ, chống thất thu cho NSNN; đồng thời kiến nghị việc phân bổ NSNN cho các ngành, lĩnh vực, địa phương một cách hợp lý, thực
Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã đề xuất kiến nghị một số giải pháp, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, kế toán Nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của các ngành, các lĩnh vực hoạt động.
3.1.2. Nhược điểm
Về địa vị pháp lý của KTNN Việt Nam
Theo thông lệ quốc tế thì việc địa vị pháp lý của KTNN Việt Nam chỉ được quy định trong luật KTNN chưa đủ đảm bảo tính độc lập của KTNN. Theo Điều 5, Khoản 3, Tuyên bố Lima “Sự tồn tại của cơ quan kiểm toán tối cao và mức độ độc lập cần thiết của nó cần phải được quy định trong hiến pháp; nội dung cụ thể hơn có thể xác định bằng những đạo luật đơn giản.” Trong Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có bất kỳ khoản mục nào quy định về KTNN.Như vậy có nghĩa tính độc lập của KTNN chưa thực sự được coi trọng và đề cao, làm yếu đi địa vị của nó so với các cơ quan nhà nước hoặc cơ quan hiến pháp khác.
Về tổ chức bộ máy kiểm toán và đội ngũ KTV nhà nước
Có sự trùng hợp về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi các bộ phận trong thực hiện chức năng hoặc giữa các bộ phận có chức năng khác nhau.
Với số lượng KTV nhà nước hiện nay thực hiện điều hành trực tuyến đôi khi lại cũng mang lại những bất lợi vì không thể trực tiếp chỉ huy các nhiệm vụ, hoạt động trực tiếp tới số lượng lớn các KTV như vậy.
KTNN khu vực hoạt động dựa trên sự phân công của Tổng KTNN, việc xác định các doanh nghiệp kiểm, cơ quan cần kiểm toán đều do Tổng KTNN quyết định; KTNN khu vực dù có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài sản và trụ sở riêng nhưng lại không được quyền tự chủ trong hoạt động. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của KTNN các khu vực, họ không có sự chủ động trong hoạt động của mình.
nước còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thực tế vẫn còn một bộ phận KTV làm việc thiếu chuyên nghiệp, làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm cá nhân, chưa chấp hành nghiêm các chuẩn mực, quy trình kiểm toán và quy định khác của ngành. Vẫn tồn tại trong đội ngũ KTV tư tưởng ỷ lại, chông chờ cấp trên, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu chủ động, sáng tạo trong công việc, đi muộn về sớm. Trong giao tiếp và ứng xử với đơn vị được kiểm toán, với đồng nghiệp ở một số trường hợp, tình huống chưa đủ chuẩn mực, văn hóa đã ảnh hưởng uy tín của ngành.
Về hoạt động kiểm toán
-Khá nhiều kế hoạch kiểm toán tổng quát, chất lượng chưa cao và còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng kiểm toán của KTNN.
- Báo cáo kiểm toán còn một số hạn chế so với yêu cầu và mục tiêu kiểm toán đã đề ra, cụ thể:
+ Về nội dung báo cáo: các báo cáo kiểm toán chưa đưa ra được ý kiến đánh giá rõ ràng và toàn diện về tính trung thực, hợp lý của các số liệu quyết toán của đơn vị được kiểm toán; Nhiều báo cáo kiểm toán viết còn mang tính liệt kê, mô tả công việc của đơn vị phải làm hoặc mô tả số báo cáo của đơn vị hoặc đưa ra những kết luật thiếu bằng chứng thuyết phục.
+ Về trình bày báo cáo: Nhiều báo cáo kiểm toán trình bày dài dòng, liệt kê quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách của đơn vị, không có ý kiến đánh giá nhận xét của đoàn kiểm toán.
- Quy mô hoạt động kiểm toán của KTNN còn rất hạn chế so với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm đối với các cơ quan đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước là rất lớn, nhất là lĩnh vực kiểm toán ngân sách do đó phần nào dẫn tới chất lượng hoạt động của KTNN nói
lực nên hàng năm chỉ mới tiến hành kiểm toán được khoảng trên 30% số NSNN cấp tỉnh thành phố, BCTC của khoảng 20% số bộ, ngành ở Trung ương và cũng mới chỉ thực hiện thẩm định, kiểm tra một sô nội dung của báo cáo quyết toán NSNN… Bản thân KTNN vẫn chưa thể tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động , vẫn có trường hợp phải nhờ vả vào các đơn vị được kiểm toán về phương tiện đi lại, về chỗ nghỉ trong quá trình kiểm toán… Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc đảm bảo yêu cầu độc lập và khách quan trong hoạt động kiểm toán.
- Việc triển khai kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán còn chậm.
-. Trong thực tế hoạt động của KTNN 5 năm qua, hoạt động kiểm toán điều tra theo chuyên đề mới bắt đầu tiếp cận và triển khai ở quy mô nhỏ (năm 2006 và 2007 mỗi năm mới triển khai được 1 cuộc, năm 2008 thực hiện 2 cuộc và năm 2009 là 5 cuộc). Từ khi khảo sát để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, nếu gặp những đối tượng kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đang có vấn đề mà cơ quan điều tra tiến hành xem xét thì thông thường không đưa vào kế hoạch kiểm toán. Do đó, đã không kịp thời ngăn chặn mà vô tình để kẻ gian lợi dụng hoành hành bòn rút tiền của Nhà nước. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề là chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nào trong việc phát hiện, ngăn chặn mà khi xảy ra rồi cơ quan điều tra mới vào cuộc.Theo quy định của Luật Phòng, chống tham