Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 36 - 37)

2.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

2.1.1 Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử của nước ta.

- Trước 1945: Pháp thơn tính Việt Nam và thành lập Đông Dương ngân hàng,

đây vừa là ngân hàng trung ương, vừa là ngân hàng thương mại nhằm phục

vụ chính sách tài chính - tiền tệ thuộc địa của Pháp tại Đông Dương.

Trong giai đoạn này, xuất hiện một vài chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Pháp – Hoa ngân hàng, Chartered bank, BFC, Hương Cảng ngân hàng.

- Từ năm 1945 – 1954: cách mạng tháng 8 thành cơng, chính quyền cách mạng mới không tiếp nhận được Đông Dương ngân hàng đã thành lập các

quỹ nhân dân đảm bảo nguồn tài chính: quỹ độc lập, tổ chức nơng nghiệp tín dụng, tổ chức kinh tế tín dụng, nha tín dụng sản xuất.

- Hệ thống ngân hàng miền Bắc từ năm 1951 đến 1975: Năm 1951, thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam, duy trì hệ thống ngân hàng một cấp, mọi hoạt

động tài chính tiền tệ đều do ngân hàng quốc gia VN nắm giữ. Năm 1960,

ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Hệ thống ngân hàng miền Nam từ năm 1954 đến 1975: năm 1954, thành lập

ngân hàng quốc gia Việt Nam. Hệ thống ngân hàng miền Nam hoạt động

theo mơ hình 2 cấp: ngân hàng quốc gia Việt Nam là ngân hàng trung ương, các ngân hàng cung cấp tín dụng là ngân hàng phát triển kỹ nghệ, ngân hàng

đầu tư và phát triển, ngân hàng phát triển nông thôn, trung tâm khuếch

trương cảng, trung tâm khuếch trương tiểu công nghiệp và quỹ tiểu thương tín dụng, quỹ phát triển kinh tế quốc gia. Tính đến 30/04/1975, tại miền Nam

Việt Nam có tất cả 32 ngân hàng thương mại hoạt động, trong đó có 18 ngân hàng thương mại cổ phần.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1990: Sau khi thống

nhất đất nước, hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam được nhập vào hệ thống ngân hàng miền Bắc, tạo thành một hệ thống ngân hàng thống nhất; ngân hàng quốc gia Việt Nam hợp nhất với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hệ thống ngân hàng được thực hiện theo mơ hình ngân hàng một cấp, ngân hàng trung ương nhà nước Việt Nam là khối thống nhất từ trung ương đến

các địa phương.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1990 đến nay: hệ thống ngân hàng

Việt Nam chuyển sang thực hiện theo mơ hình hai cấp:

+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam giữ vai trò ngân hàng trung ương. + Các ngân hàng chuyên doanh.

Cũng trong thời gian này, hệ thống kho bạc trực thuộc bộ tài chính được thành

lập để quản lý ngân sách nhà nước và các quỹ dự trữ. Nhà nước cũng ban hành hệ thống pháp luật ngân hàng gồm: Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và pháp lệnh các tổ chức tín dụng.

Năm 1997, Nhà nước chính thức ban hành Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.

Từ năm 1987, các ngân hàng thương mại cổ phần lần lượt ra đời, đầu tiên là Sài Gịn cơng thương ngân hàng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau đó là hàng loạt các ngân hàng cổ phần được thành lập mới:

ngân hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng cổ phần phát triển nhà, ngân hàng Á Châu,

Đông Á, Phương Đơng, hàng loạt các ngân hàng được hình thành từ việc hợp nhất

các hợp tác xã tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)