2.3 Phân tích cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam:
2.3.2.3 Đầu tư chứng khoán
Ngồi hoạt động chính là cho vay và huy động vốn, các ngân hàng cịn đầu tư
chứng khốn. Chứng khoán mà các ngân hàng đang nắm giữ chủ yếu là chứng
khoán nợ, đây là loại chứng khốn ít rủi ro hơn chứng khốn vốn.
Bảng 2.28: Thống kê chứng khoán đầu tư của VCB từ năm 2009 đến quý
3/2012
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Chứng khoán đầu tư (tỷ đồng) 32.635 35.161 29.457 46.842 Tỷ lệ chứng khoán đầu tư/TTS 13% 11% 8% 11%
“ Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB và tính tốn của tác giả”
Bảng 2.29: Thống kê chứng khoán đầu tư của ACB từ năm 2009 đến quý
3/2012
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Chứng khoán đầu tư (tỷ đồng) 32.167 48.202 26.089 22.500 Tỷ lệ chứng khoán đầu tư/TTS 19% 24% 9% 11%
Bảng 2.30: Thống kê chứng khoán đầu tư của NVB từ năm 2009 đến quý
3/2012
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Chứng khoán đầu tư (tỷ đồng) 2.149 1.867 1.867 2.874 Tỷ lệ chứng khoán đầu tư/TTS 11% 9% 8% 14%
“ Nguồn: Báo cáo tài chính của NVB và tính tốn của tác giả”
Nhìn chung, các ngân hàng đều duy trì một lượng chứng khoán đầu tư khá ổn định, chiếm từ 8% đến 24% tổng tài sản.
Trong các khoản mục chứng khoán đầu tư của các ngân hàng trong thời gian từ năm 2009 đến nay đáng chú ý là việc các ngân hàng đầu tư khá nhiều vào trái phiếu chính phủ. Đây là loại trái phiếu có lãi suất thấp, khơng có rủi ro thanh tốn và có tính thanh khoản cao, vì vậy, mục tiêu chính của các ngân hàng khi đầu tư trái phiếu chính phủ là để đảm bảo khả năng thanh khoản và các công cụ giao dịch với
NHNN. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều ngân hàng đã cầm cố trái phiếu chính phủ để vay vốn trên thị trường mở với lãi suất thấp và dùng nguồn vốn này cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất. Việc
làm này mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng quy mô lớn, nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ nhưng lại đẩy chi phí lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên cao, gây bất lợi cho các ngân hàng quy mô nhỏ, những ngân hàng có nhu cầu thanh khoản thực sự.
Tính đến cuối năm 2011, VCB đầu tư hơn 29 ngàn tỷ đồng chứng khốn đầu tư trong đó chứng khốn nợ trái phiếu chính phủ và kho bạc nhà nước sẵn sàng bán là gần 11 ngàn tỷ đồng, trái phiếu chính phủ giữ đến ngày đáo hạn là 2,4 ngàn tỷ đồng.
Đồng thời trên báo cáo tài chính của VCB phản ánh VCB hoạt động rất tích cực
trên thị trường liên ngân hàng với số dư tiền gửi và cho vay các TCTD tại 31/12/2011 của VCB trên thị trường liên ngân hàng là 105 ngàn tỷ đồng.
Tương tự VCB, ACB cũng đầu tư khá nhiều trái phiếu chính phủ và cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Cuối năm 2011, ACB đầu tư hơn 9,2 ngàn tỷ đồng trái
phiếu chính phủ, đồng thời trên báo cáo tài chính năm 2011 của ACB phản ánh hoạt
động cho vay tích cực trên thị trường liên ngân hàng của ACB với số dư tiền gửi và
cho vay các TCTD tại 31/12/2011 là hơn 81 ngàn tỷ đồng.
NVB là ngân hàng có quy mô vốn nhỏ rất cần nguồn vốn huy động để tăng
trưởng tín dụng và thực hiện các quy định quản lý rủi ro của NHNN. Tuy nhiên,
lượng trái phiếu chính phủ các ngân hàng này nắm giữ là rất ít. Năm 2011, số trái phiếu chính phủ NVB nắm giữ trị giá 167 tỷ đồng. Vì vậy, ngồi việc huy động
vốn trên thị trường 1, ngân hàng này phải nhận vốn trên thị trường liên ngân hàng, tính đến cuối năm 2011 NVB huy động được 3.476 tỷ đồng trên thị trường liên
ngân hàng. Năm 2012, NVB đã huy động được 1.174 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
và tín phiếu NHNN.
Bên cạnh trái phiếu chính phủ, VCB và ACB cịn đầu tư khá nhiều vào chứng
khoán của các TCTD khác. Tuy nhiên, trong năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn, nhiều ngân hàng đã bị nợ quá hạn khi vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, do đó các ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay và đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Tính
đến cuối năm 2011, VCB nắm giữ 13.698 tỷ đồng chứng khoán do các TCTD khác
phát hành và ACB nắm giữ 11.592 tỷ đồng (trong đó có 226 tỷ đồng chứng khốn
do một TCTD phát hành bị quá hạn).
Trong khi VCB và ACB đầu tư vào trái phiếu của các TCTD thì NVB lại đầu tư nhiều vào trái phiếu công ty. Từ năm 2009, NVB đầu tư 1.700 tỷ đồng vào trái
phiếu dài hạn của các công ty xây dựng, kinh doanh bất động sản: công ty CP XD Sài Gịn, cơng ty đầu tư Sài Gịn Đà Nẵng, cơng ty CP Phát triển đơ thị Sài Gịn Tây Bắc.
Đầu tư nhiều vào trái phiếu công ty, trái phiếu TCTD sẵn sàng bán của các ngân
hàng mặc dù ít rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu nhưng trong thời điểm thị trường bất
động sản đang đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm, lạm phát, lãi suất tăng
cao, nền kinh tế trì trệ, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, hệ
thống ngân hàng đang bộc lộ nhiều yếu kém, mất niềm tin trong dân cư…sẽ dẫn đến rủi ro khi các ngân hàng cần chuyển nhượng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, sẽ
khó tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu hoặc phải bán lại với giá thấp hơn giá trị thực của trái phiếu. Hơn nữa, đầu tư trái phiếu khiến các ngân hàng phải trích lập dự phịng, càng làm tình trạng thiếu thanh khoản của các ngân hàng như NVB trầm trọng hơn.