Góp vốn, liên minh, liên kết, đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 76 - 78)

2.3 Phân tích cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam:

2.3.2.4 Góp vốn, liên minh, liên kết, đầu tư

Bảng 2.31: Góp vốn, liên minh, liên kết của VCB năm 2009 đến Q3/2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/201130/09/2012 Góp vốn, liên minh, liên kết 3.739 4.109 2.618 2.861 Vốn điều lệ 12.100 13.223 19.698 23.174 Quỹ bổ sung vốn điều lệ 245 456 674 677 Góp vốn/VĐL và quỹ bổ sung VĐL 30% 30% 13% 12%

“ Nguồn: báo cáo tài chính của VCB và tính tốn của tác giả”

Bảng 2.32: Góp vốn, liên minh, liên kết của ACB năm 2009 đến Q3/2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Góp vốn, liên minh, liên kết 1.217 3.035 3.554 3.554 Vốn điều lệ 7.814 9.376 9.377 9.377 Quỹ bổ sung vốn điều lệ 108 115 274 274 Góp vốn/VĐL và quỹ bổ sung VĐL 15% 32% 37% 37%

“ Nguồn: báo cáo tài chính của ACB và tính tốn của tác giả”

Bảng 2.33: Góp vốn, liên minh, liên kết của NVB năm 2009 đến quý 3/2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Góp vốn, liên minh, liên kết 325 539 703 703 Vốn điều lệ 1.000 1.820 3.010 3.010 Quỹ bổ sung vốn điều lệ 7 14,8 22 22 Góp vốn/VĐL và quỹ bổ sung VĐL 32% 29% 23% 23%

Tỷ lệ góp vốn, liên minh, liên kết trên vốn điều lệ và quỹ bổ sung vốn điều lệ của ba ngân hàng đều <40%, đảm bảo tỷ lệ an tồn theo quy định tại thơng tư

13/2010/TT-NHNN của NHNN.

Hoạt động góp vốn, đầu tư liên minh, liên kết của 3 ngân hàng cũng phản ánh

khá rõ tình hình sở hữu chéo lẫn nhau của các ngân hàng. Hiện nay, trong nước có nhiều hình thức sở hữu chéo lẫn nhau: sở hữu của các TCTD nước ngoài với các ngân hàng trong nước, sở hữu của các ngân hàng trong nước với nhau, sở hữu của các cá nhân, tổ chức kinh tế với các ngân hàng, … Việc sở hữu chéo có ưu điểm các ngân hàng, tổ chức kinh tế hiểu biết nhau nhưng mang lại nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, trình độ và năng lực quản lý của các ngân hàng hiện nay còn hạn chế:

- Tình trạng tăng vốn ảo của các TCTD để lách luật bằng cách ủy thác đầu tư. - Tình trạng thơng thống trong cho vay, thẩm định sơ sài giữa các ngân hàng

sở hữu lẫn nhau, giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp liên quan đến cổ

đông…làm gia tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.

- Tình trạng thơn tính lẫn nhau thiếu minh bạch như trường hợp ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam và ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín...

VCB: Năm 2010, VCB góp vốn, liên minh, liên kết vào 33 TCTD, TCKT với nhiều lĩnh vực đầu tư: ngân hàng, chứng khốn, bất động sản. Trong đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu: 60% danh mục. VCB sở hữu chéo khá nhiều ngân hàng: sở hữu 50% vốn ngân hàng Shinhanvina, 8,19% vốn NH Xuất nhập khẩu Việt Nam, 5,26% vốn ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, 11% vốn Ngân hàng TMCP Quân Đội, 3,83% vốn NH TMCP Gia Định, 5,06% vốn NH TMCP Phương Đơng, 0,29% vốn quỹ tín dụng nhân dân trung ương…

Vì vậy, sang năm 2011 VCB đã xem xét và cơ cấu lại danh mục đầu tư, VCB đã thoái vốn tại ngân hàng Shinhanvina và Ngân hàng TMCP Gia Định, giảm 250 tỷ đồng đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác. Vì vậy, giá trị đầu tư, góp vốn liên minh,

liên kết của VCB năm 2011 còn 2,6 ngàn tỷ đồng giảm 1,5 ngàn tỷ đồng so với

cùng kỳ năm 2010.

ACB: Hoạt động góp vốn, liên minh, liên kết của ACB từ năm 2010 đến nay khá

ổn định, chiếm 37% trong tổng vốn điều lệ và các quỹ bổ sung vốn điều lệ. ACB

không đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế mà chủ yếu đầu tư vào các TCTD:

- Góp vốn vào cơng ty dịch vụ bảo vệ ACB, cơng ty kim hồn ACB – SJC với tỷ lệ vốn góp 10% tương đương giá trị góp vốn năm 2010 là 1,2 tỷ đồng. - Đầu tư dài hạn vào các TCTD và các TCKT. Trong đó, chủ yếu là đầu tư vào

các TCTD (chiếm 2/3 tổng số vốn góp, liên minh, liên kết).

NVB: tồn bộ các hoạt động góp vốn, liên minh, liên kết đều là đầu tư dài hạn

vào các TCKT, mức lợi nhuận sẽ cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)