7 .Bố cục đề tài
1.2.3 Sự cần thiết của tín dụng để hỗ trợ sự phát triển HTXNN tại địa bàn
địa bàn tỉnh An Giang
Sản xuất nông nghiệp cụ thể là ngành sản xuất lúa chiếm vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Muốn phát triển kinh tế của tỉnh phải gắn liền với sự phát triển nơng nghiệp nói chung, trong đó khơng thể khơng chú trọng đến sự phát triển HTXNN về quy mô và chất lượng. Nhưng đa số xã viên trong HTXNN là người nghèo, họ khơng có đủ vốn và trình độ để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì vậy tín dụng hỗ trợ cho sự phát triển HTXNN của tỉnh An Giang là hết sức cần thiết, cụ thể:
: Tín dụng bổ sung vốn cho HTXNN ở nông thôn tỉnh An Giang hoạt động và phát triển: Tín dụng ngân hàng góp phần bổ sung vốn hoạt động cho các HTXNN về quy mô sản xuất , là cơ sở tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị nâng cao năng suất lao động, đầu tư hiệu quả hơn cho khâu bảo quản sơ chế sau thu hoạch tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa đầu ra. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận xã viên được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. góp phần xóa đói giảm nghèo ở một bộ phận nơng dân gặp khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng đã góp phần tạo sự phát triển vượt bậc trong sản xuất của các tỉnh bảo an ninh lương thực, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo , có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Tín dụng ngân hàng là một kênh huy động vốn để HTXNN tỉnh An Giang có thể đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mở rộng việc giao thương với các vùng và các nước. Đây là cơ sở để phát triển nơng nghiệp nơng thơn, góp phần thưc hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn tỉnh An Giang.
1.3. Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở Đài Loan 1.3.1. Mơ hình hợp tác xã của Đài Loan
Sự phát triển kinh tế rực rỡ của Đài Loan trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của phát triển nơng nghiệp. trong suốt ba thập kỹ từ 50 đến 80 tăng trưởng nông nghiệp của Đài Loan luôn ở mức trên 5%/năm. Tạo nên tiền đề vững chắc cho cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong các yếu tố tạo nên thành công của phát triển nông nghiệp phải kể đến vai trò quan trọng của các tổ chức nơng dân. Đài Loan có bốn tổ chức nơng dân là: Nơng hội; HTX cây ăn quả; Hội thủy lợi và Hội thủy sản. trong đó tổ chức quan trọng nhất là Nông hội.
Nông hội của Đài Loan thành lập năm 1900 nhưng phải đến giữa thập kỷ 50 thì vai trị của tổ chức này trong phát triển nông nghiệp mới được phát huy. Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nơng dân, gắn nơng dân với chính phủ và được hiểu như là HTX của các HTX. Nông hội thành lập ở cấp Huyện, Tỉnh và Trung ương. Một mặt giúp chính phủ thực thi chiến lược phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả cũng như là phản ánh nhu cầu phát triển của nơng dân với chính phủ và bảo vệ quyền lợi của họ. Đây là điểm khác biệt giữa nông hội và các tổ chức hợp tác khác thuần túy phục vụ mục đích kinh tế cho nơng dân. Nơng hội đóng hai vai trị chính:
+ Là tổ chức của nông dân bảo vệ quyền lợi và là đại biểu của nhân dân, thực hiện các dịch vụ phục vụ nơng hộ như khuyến nơng, tín dụng, bảo hiểm thơng tin, tiếp thị và tiêu thụ nông sản.
+ Là tổ chức để chính phủ ủy thác giải quyết các vấn đề nhằm phục vụ mục tiêu của chính phủ về phát triển nơng nghiệp nơng thơn như tiếp nhận vốn đầu tư và tín dụng ưu đãi của Nhà nước để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội nơng thơn. Do có tầm quan trọng đặc biệt Nhà nước tập trung hỗ trợ nhiều mặt cho Nông hội. Trước hết là sự hỗ trợ to lớn về tài chính: 50% vốn của nơng hội do chính phủ cung cấp, chưa kể các đầu tư trực tiếp khác cho nông thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật qua các chương trình phát triển.
đều bình đẳng trong việc ra quyết định. Trung bình mỗi xã có 18 HTX nhỏ cấp thôn, mỗi HTX nhỏ có khoản 195 thành viên, mỗi hộ chỉ được phép có 1 người trở thành xã viên, mỗi xã viên tối thiểu 0,2 ha đất trở lên được coi là hội viên chính thức. Nơng hội cấp xã là hệ thống nối kết nông dân cả nước, cịn Nơng hội cấp huyện và thành phố đóng vai trị giám sát, đào tạo, kiểm tốn, điều phối và giúp đỡ địa phương. Nông hội cấp huyện cử đại biểu tham gia Nông hội cấp trung ương, cấp xã cử đại biểu tham gia Nông hội cấp huyện.
Hiện nay Nơng hội Đài Loan có 1,5 triệu hội viên chiếm 99% tổng số nông dân với hơn 18 nghìn nhân viên hoạt động rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, không chỉ làm dịch vụ cho nơng dân mà cịn thực hiện các chính sách cho Nhà nước. theo đánh giá của Đài Loan Nông hội của họ là tổ chức của nơng dân có bộ máy hoạt động vào loại lớn nhất trên thế giới.
Các hoạt động của Nông hội tập trung vào các lĩnh vực: tín dụng, bảo hiểm, tiêu thụ và khuyến nông.
Ngân sách của Nông hội dành cho các hoạt động tín dụng chiếm 70% trong chi tiêu của Hội. các hoạt động tín dụng tập trung vào các mục tiêu: cung cấp tín dụng cho nơng dân nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống; khuyến khích nông dân tiết kiệm và gửi tiền vào nơng hội; cung cấp tín dụng cho các hoạt động khác của Nông hội.
Để đảm bảo tính bền vững và thành cơng, hoạt động tín dụng Nông hội dựa trên nguyên tắc: Lãi suất thấp và thời hạn cho vay hợp lý; Đủ nguồn tín dụng cho các nhu cầu giao dịch; Đảm bảo tính bảo mật đối với các thành viên; Bình đẳng đối với tất cả các thành viên. Ngồi ra Nơng hội thuyết phục các hội viên gửi khoản tiền cố định để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hoạt động tín dụng.
Trong thời kỳ đầu phát triển nông nghiệp, Nhà nước lấy hệ thống tín dụng của Nơng hội làm cơng cụ chính để đưa tiền vốn về cho nông dân, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Nơng hội tích lũy vốn. Giai đoạn này các trợ giúp tín dụng của Nhà nước đối với Nông hội như sau:
+ Cho Nông hội vay không thu lãi đối với các khoản đầu tư cho nông dân như mua đất, máy móc, mở rộng sản xuất…Nơng hội cho nơng dân vay lại với lãi suất thấp theo quy định của Nhà nước. Như vậy tiền của Nhà nước đến tay nông dân
mà Nông hội cũng thu được một phần kinh phí. Nhà nước cũng cho Nơng hội vay tiền với lãi suất thấp. Nông hội cho nông dân vay với lãi suất bằng với các Ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho Hội tham gia hoạt động tín dụng ở nơng thơn có lãi.
+ Đầu tư cho nơng hộ tồn bộ hoặc một phần kinh phí để xây dựng những cơng trình cơng cộng và cơ sở hạ tầng phục vụ tiếp thị (kho bãi, chợ đấu giá, xưởng gia công chế biến…) Nông hội cho thuê kho bãi cho nơng dân với lệ phí thấp, cho mọi thành phần kinh tế thuê cơ sở hạ tầng này, kể cả cho chính phủ thuê làm kho dự trữ quốc gia. Hoạt động này vừa tăng thu nhập cho dân vừa tạo thuận lợi thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ nông sản, tiếp thị và bảo vệ an ninh lương thực.
Các trung tâm tín dụng của Hội được tổ chức về mặt nghiệp vụ giống như một Ngân hàng. Gồm các trung tâm và chi nhánh được trang bị thiết bị hiện đại làm các nhiệm vụ như huy động vốn, cho vay, thanh toán, bảo hiểm, ngoại hối giao dịch thanh toán quốc tế, ký gửi tài sản, kinh doanh kho bãi, chợ…lãi hàng năm được trích đến 62% chi cho phúc lợi của xã viên như chi cho giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, khuyến nông…mức vay khoản 25 triệu đồng trở lại miễn thế chấp, mức vay tối đa khoản 2,8 tỷ VND.
Thực tế cho thấy với chủ trương hợp lý của Chính phủ, Nơng hội đã thực sự là nguồn cung cấp vốn cho nông dân Đài Loan. Nơng hội do nơng dân thành lập nên có hệ thống chân rết ở mọi miền quê, nắm rõ nhu cầu vay, khả năng chi trả của từng hộ, nhờ đó rủi ro thấp, chi phí rẻ thủ tục vay thuận tiện với dân, cho vay đúng mục đích. Các khoản cho vay của Nông hội tập trung vào các hoạt động phát triển thủy lợi, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ. Do đó tín dụng của Nơng hội cạnh tranh thắng lợi mọi cơ quan tài chính của Ngân hàng khác, chiếm 40% trong tổng nguồn cho vay của các tổ chức tín dụng.
Công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản của Nông hội tập trung vào các hoạt động giúp đỡ các thành viên như: cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất, tổ chức thu mua nông sản, tổ chức và phát triển kinh doanh thị trường bán buôn và chế biến sản phẩm. ngồi ra Nơng hội giúp các thành viên cùng tiêu thụ nông sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho hội viên, các nhà máy chế biến…
Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, Nông hội cũng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh tại chợ bán buôn, chợ được trang bị hệ thống quản lý hiện đại gồm các dịch vụ vận tải, kho tàng, giết mổ, thông tin giá cả, kiểm tra chất lượng. Nong hơi thanh tốn ngay trong ngày cho người bán hàng và chuyển vào tài khoản tiền gửi tại quỹ tín dụng. Người mua được thanh toán trong vịng 3 ngày, phí giao dịch cho ban quản lý chợ khoảng 2% giá trị mua bán, người bán và người mua mỗi bên chịu 50%. Hệ thống chợ bán buôn cho phép đấu giá công khai, đảm bảo quyền lợi cho người mua kẻ bán. Nơng dân có thể tùy ý lựa chọn bán hàng qua kênh của Nông hội hoặc bán ra ngồi.
Như vậy nơng dân Đài Loan thơng qua hoạt động của Nơng hội có thể làm chủ toàn bộ dây chuyền cung ứng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất nông nghiệp.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kinh nghiệp phát triển Nông hội của Đài Loan là bài học của sự gắn bó chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, giao cho nông dân tự quản lý, tự tổ chức các hoạt động sống còn với sản xuất nơng nhiệp như tín dụng, khuyến nơng, kinh doanh nông sản… nhờ đó tuy đất hẹp người đông nhưng Đài Loan vẫn thực hiện thành công cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, thực hiện việc chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị trong suốt quá trình cơng nghiệp hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia ở mức tốt nhất thế giới và hạn chế bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
Trong khi ở Việt Nam lại thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa Nhà nước và xã viên. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước không đến được xã viên, nông dân. Cho nên chưa phát huy được hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Có thể nói những mặt hàng chủ lực và có khă năng cạnh tranh cao của Việt Nam trên thi trường thế giới phần lớn là sản phẩm từ nông nghiệp hoặc chế phẩm từ nông nghiệp. Điều này cho thấy tiềm lực ngành nông nghiệp của Việt Nam không nhỏ, và tiềm năng thật sự có được phát huy hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào vai trị của chính phủ trong việc quan tâm và hỗ trợ cần thiết cho ngành nơng nghiệp nói chung, và cho sự phát triển của HTXNN nói riêng, HTXNN đang trong giai
đoạn hồi phục và phát triển sau những tàn dư về mơ hình HTXNN kiểu cũ, thì trợ giúp của Nhà nước lúc này là hết sức cần thiết mà trên hết đó là trợ giúp về vốn thơng qua tín dụng là một trong các cách để vực dậy sự phát triển của HTXNN, đóng góp nhiều hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ngồi nguồn tín dụng tài trợ của Nhà nước phải kể đến vai trò rất quan trọng của nguồn vốn tín dụng từ các NHTM cho sự phát triển của HTXNN, thế nhưng trong suốt thời gian qua hầu như HTXNN không thể tiếp cận nguồn vốn này nhiều, đó chính là sự khơng bình đẳng giữa HTXNN và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, nguyên nhân từ đâu và giải pháp cho vấn đề này là một trăn trở rất lớn . Sau đây chúng ta xem xét thực trạng tài trợ tín dụng và tín dụng ngân hàng cho HTXNN tại An Giang để đưa ra giải pháp cần thiết.
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỖ TRỢ CHO SỰ PHÁT
TRIỂN HTXNN Ở TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2007-2011
2.1. Sự phát triển HTXNN tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế tỉnh An Giang 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế tỉnh An Giang
An Giang là Tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sơng Cửu Long. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Đơng Nam giáp TP Cần Thơ, phía Tây giáp Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia. Diện tích tự nhiên: 3.537 km²; dân số 2,14 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 29% và nông thôn chiếm 71%; mật độ dân số 600 người/km2. Có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Vương quốc Campuchia gần 100 km với 4 cửa khẩu. Là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, TP Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng Mekong: Campuchia - Thái Lan và Lào.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 13,48 14,20 6,82 10,12 11,15
2. GDP bình quân đầu người (USD) 763 936 975 1.032 1.090
3. Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp (%) 35,29 37,16 31,51 33,46 33,66
Công nghiệp-xây dựng (%) 12,37 11,45 12,31 12,82 12,58
Dịch vụ (%) 52,34 51,39 52,18 53,72 53,76
4. Tổng kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD) 554 750 600 800 820
5. Xuất nhập qua biên giới (triệu USD)
710 1.100 800 1.053 1080
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang)
Trong cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh An Giang ngoài ngành dịch vụ mà chủ yếu là du lịch thì ngành nông nghiệp chiếp tỷ lệ cao, sản xuất lúa là ngành chủ lực
của Tỉnh. Từ nhiều năm An Giang được xem là vựa lúa cho cả nước và là Tỉnh có sản lượng lúa thu hoach hàng năm nhiều nhất trong khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long, Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.
Mặt khác An Giang là một Tỉnh biên giới giáp với Campuchia đây là một lợi thế để phát triển kinh tế vùng biên giới với campuchia – Thị trường tiềm năng của Việt Nam. Thế nhưng từ nhiều năm nay cuộc sống của người dân tỉnh An Giang gặp nhiều khó khăn, số lượng lúa thu hoạch ngày càng tăng, thế nhưng họ luôn đối diện với điệp khúc được mùa mất giá. Trong xu thế hội nhập mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng lúa gạo Việt Nam nhưng cũng gây khơng ít khó khăn. Cụ thể là gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong khi nơng dân cá thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cấp thì được, nhưng muốn sản xuất hàng hố thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đúng thời điểm, và giá phải cạnh tranh. Vì