7 .Bố cục đề tài
3.2 Giải pháp tín dụng hỗ trợ cho sự phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh An
3.2.2.3. Nhóm giải pháp thuộc về Liên minh HTX tỉnh AnGiang
Xây dựng LMHTX tỉnh An Giang là một tổ chức hoạt động một cách năng động hiệu quả, hoạt động độc lập tự chủ với cơ quan chính quyền địa phương, thật sự là cầu nối giữa nhà nước và nơng dân, giữa các tổ chức tín dụng và nơng dân.
LMHTX tỉnh sẽ đứng ra làm cầu nối tín chấp với các Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các HTX được tiếp cận nguồn vốn vay. Thơng qua đó, LMHTX tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng và thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh của các HTXNN khi có nhu cầu vay vốn để làm cơ sở cho các ngân hàng giải ngân nguồn vốn vay.
Ngồi ra LMHTXNN nên có sự cân nhắc, giúp đỡ các HTXNN trong sự bình bầu Chủ nhiệm các HTXNN, đó là những người thật sự có tâm huyết, có trách nhiệm, năng động, nhạy bén và quyết tâm phấn đấu cho sự phát triển của HTXNN tỉnh An Giang. Kiên quyết không lựa chọn bằng sự thuyên chuyển cán bộ. Thu nhập của Chủ nhiệm HTXNN phải gắn trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của HTXNN.
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về nâng cao trình độ chun mơn cho các chủ nhiệm và các vị trí chủ chốt của HTXNN, hướng dẫn hỗ trợ các HTXNN tham gia vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả. Chủ động xây dựng các chương trình dự án phát triển hiệu quả của HTXNN.
Bản thân Liên minh HTX cần xây dựng các Quỹ đào tạo và hỗ trợ tư vấn vì lợi ích của các HTXNN. có thể thành lập những bộ phận chuyên về công tác tư vấn.
công việc một cách hiệu quả, người làm công tác tư vấn cần được đào tạo bổ sung kiến thức đã trang bị và nâng cao năng lực cả về phương pháp và lý luận.Theo dõi và kiểm tra cán bộ tư vấn: nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và dự báo khả năng của các đơn vị tư vấn không được thừa nhận.
Phối hợp với UBND tỉnh An Giang tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm của các HTXNN.
Chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước hỗ trợ HTXNN phát triển, quan trọng nhất là vốn kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật quản lý và định hướng cho thị trường đầu ra.
3.2.2.4. Nhóm giải pháp của các HTXNN tỉnh An Giang. Vấn đề tài sản đảm bảo
Kiến nghị LMHTXNN cùng với các cơ quan chức năng nhanh chóng giao đất cho HTXNN làm trụ sở, sân phơi, nhà kho...và có tài sản đảm bảo vay vốn từ các NHTM . Lãnh đạo HTXNN nâng cao năng lực trình độ để xây dựng các đề án khả thi, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai. Huy động thêm nguồn vốn của xã viên để xây dựng trụ sở làm việc kiên cố, ổn định, thanh toán tiền thuê đất. nâng cao năng lực đấu thầu để được giao đất.
Vấn đề lập phương án sản xuất kinh doanh
Bản thân các cán bộ quản lý HTXNN tự hoàn thiên và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nhạy bén với thị trường, nghiên cứu các mơ hình sản xuất đã có hiệu quả kinh tế cao của các Tỉnh khác, thậm chí nước khác để vận dụng vào Tỉnh nhà nếu thấy phù hợp. Phân tích và lập chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả, phương án hồn trả vốn… có thể tư vấn hoặc nhờ sự hỗ trợ từ LMHTX để lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thỏa điều kiện vay vốn của NHTM trong Tỉnh.
Vấn đề tài chính kế tốn HTXNN
Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các NHTM thì bản thân HTXNN cần minh bạch rõ ràng hệ thống báo cáo, sổ sách kế toán, thực hiện các báo tài chính theo quy định. thực hiệm kiểm tốn nội bộ. Các NHTM có thể dựa vào thơng tin tài chính của HTXNN để đánh giá khả năng tài chính và quyết định cho vay vốn.
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Có phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, kế hoạch trả nợ vay và lãi vay. Loại bỏ hồn tồn tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào sự tợ giúp của Nhà nước, bản thân Lãnh đạo HTXNN năng động, linh hoạt trong điều hành hoạt động của HTX vì lợi ích của bản thân và xã viên.
Quỹ tín dụng nội bộ
Để duy trì và phát triển của QTDNB thì người đứng đầu HTXNN phải năng động sáng tạo trong hoạt động kinh tế, tạo được lòng tin đối với xã viên… Đối với Chủ nhiệm HTX, coi các hoạt động của HTX là ngành nghề mang lại thu nhập, quản lý hoạt động của HTX phải làm hết mình, bằng niềm đam mê chứ khơng phải bắt buộc thì hoạt động của HTX nói chung và quỹ TDNB nói riêng mới thực sự phát triển.
QTDNB của HTXNN có thể tăng thời hạn cho vay vốn lên trung hạn hay dài hạn. Bởi nếu cứ duy trì thời hạn vay ngắn hạn như hiện nay, nhiều xã viên có mơ hình kinh tế lớn chỉ vay ít vì e khơng thể quay vòng vốn trả quỹ, phần nào hạn chế sự phát triển kinh tế.
3.2.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ của UBND tỉnh An Giang và các cơ quan có liên quan
Giải pháp hỗ trợ trực tiếp
Từ thực trạng trên cho thấy trong thời gian qua việc các HTXNN tỉnh không tiếp cận được vốn vay từ các NHTM tỉnh xuất phát từ hai phía là bản thân của HTXNN và phía NHTM.
+ NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, mà hiệu quả kinh doanh của HTXNN khơng cao, khơng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ nhiệm HTXNN thay đổi vì vậy rất rủi ro nếu cho HTXNN vay.
+ Mặt khác HTXNN thì đang rất thiếu vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng kinh doanh, nhưng bản thân HTXNN khơng có tài sản thế chấp, và cũng không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, do khơng có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chun mơn.
đời sống xã viên, phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới Nhà nước tỉnh An Giang cần thực hiện giải pháp sau:
+ Xây dựng Liên Minh HTX thực sự là cầu nối gắn liền giữa HTXNN với NHTM Tỉnh, giữa xã viên và Nhà nước. Liên Minh HTX là nơi hỗ trợ khó khăn, giải quyết vướn mắc cho HTXNN.
+ Tuyển chọn cán bộ quản lý Liên Minh HTX, sao cho quyền lợi gắn với trách nhiệm, tránh việc thuyên chuyển cán bộ mà phải dựa vào trình độ, chuyên môn và khả năng làm việc của họ.
+ Nghiên cứu bổ sung các hướng dẫn, quy định để có nhiều HTXNN tiếp cận được vốn vay, giảm bớt tình trạng cán bộ HTX phải dùng tài sản riêng của gia đình để thế chấp vay vốn cho HTX.
+ Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với HTXNN: Ngồi ban hành các chính sách tạo hành lang pháp lý để HTXNN hoạt động, chính quyền các cấp cần hỗ trợ giúp đỡ theo hướng lấy HTXNN làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân trong việc tổ chức thực hiện dự án, làm đại lý cung ứng vật tư và thu gom nguyên liệu, phân cấp quản lý thuỷ nông và làm cơ sở chuyển giao kỹ thuật, trình diễn mơ hình... như là điểm tựa cho xây dựng nơng thôn mới và đào tạo cán bộ cho cơ sở. Mặt khác tiến hành tổng kết, nghiên cứu các mơ hình kinh tế hợp tác, để chuyển giao có hiệu quả phong trào xây dựng và phát triển HTXNN hiện nay.
+ Cần bổ sung và sửa đổi thêm những nội dung trong Luật và Điều lệ HTXNN cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay trong quá trình tổ chức phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN. Chức năng và nhiệm vụ của HTXNN không chỉ phục vụ cho kinh tế hộ, mà cần bổ sung thêm về hướng dẫn tổ chức sản xuất cho kinh tế hộ, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài dịch vụ để nâng cao lợi nhuận cho HTXNN. Đối với HTXNN ngoài mục tiêu dịch vụ phát triển kinh tế hộ cần phải có sự kết hợp tốt với mục tiêu nâng cao lợi nhuận trong các hoạt động của HTXNN, để HTXNN phấn đấu có tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập của hộ nông dân. Cần mở rộng các hình thức vốn góp của xã viên, khơng chỉ vốn góp mà còn cả vốn dưới dạng tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bị và các yếu tố khác có thể quy về vốn.
Lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các HTXNN được vay vốn NHTM để mở rộng quy mô, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư…
Tăng quy mô vốn điều lệ từ NSNN cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX , đồng thời đẩy mạnh việc huy động vốn dưới mọi hình thức, trong đó chú trọng khai thác nguồn vốn từ nước ngoài, các tổ chức Quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Tiếp tục kiện tồn, nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực hoạt động của Quỹ ở địa phương.
Ban hành chính sách tháo gở vướn mắc về mặt thủ tục để các HTXNN hoạt động TDNB. Tăng cường quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động tín dụng nội bộ các HTX trên địa bàn. Lập báo cáo, tổng hợp tình hình hoạt động của các HTX thực hiện tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác tập huấn cho cán bộ các HTX trong toàn tỉnh.
Đầu tư và chú trọng đến công tác cán bộ của HTXNN hơn nữa nhằm phát huy vai trò của HTXNN là tổ chức kinh tế tập thể theo đúng nghĩa của nó. Nắm bắt được những khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động QTDNB để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Có như vậy, QTDNB mới được duy trì, mở rộng mạng lưới, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Giải pháp hỗ trợ khác
+ Hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới HTX
Cần đẩy mạnh hệ thống hỗ trợ HTXNN từ khâu thủ tục hành chính để đăng ký thành lập đến hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thành lập HTXNN và tổ hợp tác. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư vấn và dịch vụ tư vấn của các HTXNN, của trung tâm phát triển nông thôn và doanh nghiệp.
Xác định một cơ chế hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tư vấn nông nghiệp: Nhà nước cần bổ sung thêm ngân sách cho công tác hỗ trợ tư vấn HTXNN, nên trả chi phí dịch vụ tư vấn có thể dựa vào mức độ kết quả công việc và sản phẩm. Theo đó cần xác định mục tiêu kết quả của việc thành lập và hỗ trợ một HTXNN đáp ứng những tiêu chí và chỉ số kết quả được xác định cụ thể và rõ ràng.
+ Chính sách bồi dưỡng, đào tạo
khơng mang tính bao cấp hồn tồn. Như vậy bản thân HTXNN cũng cần lập quỹ bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ của mình.
Về quy trình lập và phê duyệt kinh phí bồi dưỡng, đào tạo. Nhà nước nên quy định kế hoạch bồi dưỡng đào tạo được xây dựng 3- 5 năm/một lần, tương ứng ngân sách sẽ được duyệt cấp theo thời hạn 3 – 5 năm/lần để đảm bảo tính chủ động cho địa phương cũng như giảm bớt thủ tục hành chính như hiện nay.
Đối tượng tham gia bồi dưỡng, đào tạo: nên mở rộng theo nhu cầu thực tế của HTXNN, không nên giới hạn về độ tuổi và chức danh như quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác các khóa bồi dưỡng này được tổ chức định kỳ hàng năm. Ngồi ra cũng cần thực hiện các khóa tập huấn bồi dưỡng tăng cường khả năng cho cán bộ kỹ thuật của HTXNN.
Đơn vị tổ chức bồi dưỡng, đào tạo: Trong khn khổ ngân sách của mình địa phương có thể tổ chức “đấu thầu” để lựa chọn các đơn vị có khả năng cung cấp các khóa bồi dưỡng, đào tạo đạt yêu cầu chất lượng cao; cho phép các cơ sở đào tạo được chi trả phù hợp với sự định giá của thị trường trên cơ sở bằng cấp và số năm kinh nghiệm của giảng viên, không nên bị điều chỉnh bởi quy định của pháp luật; thành lập các trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTXNN theo vùng, nhằm chủ động trong việc xây dựng chương trình và nội dung đào tạo phù hợp theo đánh giá nhu cầu của từng vùng.
Để nâng cao cần sử dụng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng có “sự tham gia của học viên”, phương pháp này cho phép học viên làm trung tâm trong quá trình học, tập huấn viên và học viên cùng thông qua thảo luận, chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề; số lượng lớp tập huấn không quá 30 người/lớp để đảm bảo việc chia nhóm thảo luận cũng như đủ thời gian cho các học viên được chia sẻ ý kiến cá nhân; nội dung bồi dưỡng, đào tạo theo nhu cầu của học viên, kiến thức và kinh nghiệm gắn liền với thực tiễn, quan tâm nhiều đến kỹ năng thực hành.
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng đào tạo, bản thân đội ngũ Giảng viên cũng cần được đào tạo, trang bị phương pháp tập huấn có sự tham gia hay các phương pháp giảng dạy hiện đại khác. Ngoài ra việc xác định nhu cầu đào tạo cần được thực hiện nghiêm túc; chương trình bồi dưỡng, đào tạo cần được mở rộng thêm nhiều lĩnh vực, chủ đề theo nhu cầu khảo sát thực tế và yêu cầu của thị trường.
Ví dụ cần bổ sung các khóa tập huấn về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phân tích thể chế và chiến lược phát triển, viết dự án vay vốn, phân tích chuỗi giá trị, thị trường, marketing…
Đặc biệt cần có cơ chế thực hiện nghiêm túc việc đánh giá sau đào tạo về khả năng áp dụng các kiến thức được học vào thực tiễn. đồng thời cần tổ chức các khóa tư vấn sau đào tạo, tức là hướng dẫn trực tiếp học viên đã tham gia khóa bồi dưỡng, đào tạo trong trường hợp gặp khó khăn trong việc thực hành.
+ Đất đai
Để các hợp tác xã được giao đất, thuê đất làm trụ sở làm việc, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải giải quyết đồng bộ, thống nhất các vấn đề sau: Các văn bản hướng dẫn, chính sách ưu đãi về đất đai đối với HTXNN phải được quy định, ban hành đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, cần có quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện được hưởng chính sách ưu đãi về giao đất, thuê đất đối với HTXNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN hoạt động đúng bản chất, năng động, hiệu quả ngày càng phát triển; đồng thời khắc phục tình trạng các HTXNN được thành lập trá hình để được hưởng ưu đãi của Nhà nước về đất đai.
Trong kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, cần xác định cụ thể quỹ đất dành cho HTXNN. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo được tính chủ động cho địa phương, vừa đảm bảo được quyền lợi của HTXNN theo chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho HTXNN phát triển.
Để tạo điều kiện cho các HTXNN được tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, đất giao cho HTXNN nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất để làm trụ sở nên ghi rõ giá trị tiền sử dụng đất là (X) đồng và được phép dùng làm tài sản thế chấp. Số tiền ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là phần hỗ trợ của Nhà nước đối với HTXNN. Trường hợp, HTXNN giải thể, phá sản, HTXNN hoặc phải hoàn lại đất hoặc phải trả số tiền đó cho Nhà nước. Trường hợp, ngân hàng yêu cầu phát mại tài sản nếu HTXNN dùng đất và tài sản trên đất đó để thế chấp vay vốn, quyền sử dụng đất sẽ được chuyển cho bên được nhận chuyển nhượng; số tiền thu về từ chuyển nhượng quyền sử đất sẽ phải nộp cho Nhà nước,