Nhóm giải pháp thuộc về các NHTM trên địa bàn tỉnh An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng hỗ trợ sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh an giang (Trang 76 - 77)

7 .Bố cục đề tài

3.2 Giải pháp tín dụng hỗ trợ cho sự phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh An

3.2.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về các NHTM trên địa bàn tỉnh An

đến năm 2015

Nhận thức đúng đắn và đầy đủ của các TCTD trên địa bàn tỉnh An

Giang về việc đẩy mạnh cho vay đối với HTXNN nói riêng và trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn nói chung là hết sức cần thiết với các lý do sau:

Thứ nhất: Thực tế phát triển trong những năm qua cũng cho thấy, nơng

nghiệp vẫn là lĩnh vực có đóng góp quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế đất nước, là địa bàn tập trung các lợi thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế và là chỗ dựa vững chắc nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển mạnh kinh tế nơng nghiệp nói chung và HTXNN nơng thơn nói riêng vẫn phải được xem là quan điểm đúng đắn ở nước ta trong chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng chuyển hướng cho

vay sang khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sở dĩ các TCTD quay về với nông nghiệp, nông thôn do gần đây khu vực thành thị luôn là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng. Cùng với đó, thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm, bất động sản lao dốc và việc NHNN khống chế về cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã buộc các Nhà băng phải tính tốn lại tỷ lệ tín dụng đối với từng phân khúc khách hàng.

Thứ ba: Chủ động và kiên trì triển khai các chương trình phát triển tín dụng

nơng nghiệp, HTXNN nơng thơn với một lộ trình và tầm nhìn đầy triển vọng về một lĩnh vực vốn chưa được nhiều NHTM thực sự quan tâm trong thời gian qua. Và đây là lĩnh vực quan trọng để các TCTD mở rộng đối tượng cho vay, tăng khả năng cạnh tranh, kinh doanh hướng về nông nghiệp nông thôn. Giảm sức ép cạnh tranh tại các khu vực phi nông nghiệp và tại các trung tâm thành phố lớn.

Thứ tư: Thực hiện chủ trương của NHNN đẩy mạnh ưu tiên cho vay với nông nghiệp, HTXNN nông thôn trong thời gian tới. vì vậy sẽ nhận nhiều ưu đãi (áp dụng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thơng thường khi có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trên tổng dư nợ bình quân

cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%) từ NHNN nếu cho vay phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 40% đến 70%.

Giải pháp cụ thể:

Đa dạng các kênh cung ứng vốn tín dụng cho khu vực nơng nghiệp, HTXNN nông thôn; đơn giản hố thủ tục cho vay; từng bước hồn thiện các cơ chế, chính sách. phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể ở địa phương, để phát triển khách hàng và nâng cao chất lượng hồ sơ tín dụng, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, HTXNN nông thôn. Đồng thời, chuyên nghiệp hóa các thủ tục để vốn vay đến với người nơng dân thuận tiện và nhanh chóng hơn. Cụ thể đối với tín dụng của HTXNN như sau:

Cho HTXNN vay vốn thơng qua LMHTX, LMHTX dựa vào uy tín của mình và tất cả thơng tin trung thực về hoạt động, tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, lợi nhuận…của HTXNN. NHTM có cơ sở để tiến hành các thủ tục cho vay. vừa nhanh chóng, vừa có thể được đảm bảo rủi ro.

Tích cực giải quyết cho các hợp đồng đủ điều kiện vay vốn của HTXNN theo Nghị định thơng tư của Chính phủ nhằm góp phần phát triển nơng nghiệp nơng thôn tỉnh An Giang. Đặc biệt là nghị định 41 của chính phủ về vay vốn đối với các HTXNN trong Tỉnh.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang và LMHTX An Giang nghiên cứu lập quy trình cung cấp tín dụng đơn giản phù hợp, kịp thời đối với HTXNN, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai, mở rộng hoạt động tín dụng bảo hiểm nơng nghiệp. Đa dạng các kênh cung ứng vốn tín dụng cho khu vực HTXNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng hỗ trợ sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh an giang (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)