Những Tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng hỗ trợ sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh an giang (Trang 65 - 72)

7 .Bố cục đề tài

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng tín dụng tài trợ cho sự phát triển

2.3.4.2. Những Tồn tại

Tín dụng NHTM

Từ phân tích thực trạng trên cho thấy hầu như khơng có HTXNN trên địa bàn tỉnh tiếp cận được vốn vay từ các NHTM trong tỉnh, mà chủ yếu chỉ tiếp cận nguồn vốn từ các kênh khác như : huy động vốn của xã viên, vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ tín dụng nội bộ của các HTXNN…xuất phát từ ba nguyên nhân:

Về phía các HTXNN

 Vấn đề tài sản đảm bảo của HTXNN

Một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất của HTXNN hiện nay là khơng có tài sản đảm bảo để vay vốn Ngân hàng. Thực tế số lượng HTXNN có đất để làm trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã ít, số lượng HTX có giấy chứng nhận quyền sử đất cịn ít hơn. Quy trình xin giao đất, th đất đối với HTXNN là cả một quá trình khó khăn vì phải có quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Bản thân quy trình quy hoạch cũng mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra trong trường hợp đã có quy hoạch rất ít địa phương dành quỹ dất cho HTXNN vì khả năng kinh doanh của HTXNN luôn bị đánh giá là kém hiệu quả. Đối với HTXNN và HTX chuyển đổi đều có sẵn đất

tuy nhiên họ không tiến hành làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tránh đóng thuế. Do vậy đa phần HTXNN khơng có đất thuộc sở hữu của mình để thế chấp Ngân hàng.

Đối với những HTXNN có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc tổ chức xin vay vốn của các tổ chức tín dụng vẫn gặp nhiều khó khăn do quy định ràng buộc của luật đất đai năm 2003: HTXNN chỉ có thể thuế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng khi đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm, mà thời hạn thuê đất đã trả tiền cịn lại ít nhất 5 năm. Ví dụ một HTXNN được cấp quyền sử dụng đất trong vòng 30 năm (1990 đến 2020), nếu họ chỉ đóng tiền thuê đất mỗi năm thì khơng có quyền thế chấp Ngân hàng. Muốn thế chấp quyền sử dụng đất vào năm 2010, HTXNN phải đóng tiền th đất ít nhất là đến năm 2015. Rõ ràng đây là một ràng buộc khó khăn đối với HTXNN khi việc đóng tiền thuê đất hàng năm đã là một cố gắng đối với HTXNN, chứ chưa nói đến việc đóng tiền thuê đất trong thời gian dài như vậy.

Ở nhiều địa phương, HTXNN đã được các cấp chính quyền giao đất làm trụ sở HTX và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trên giấy ghi rõ: “đất do nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất”, quy định này có nghĩa là: đây là tài sản của nhà nước giao cho HTX sử dụng. do vậy, HTX muốn thế chấp quyền sử dụng đất hay tài sản trên đất để xin vay vốn từ các tổ chức tín dụng nhưng đều khơng được chấp nhận vì vấn đề quản lý, phát mại tài sản nhà nước trong trường hợp này chưa được pháp luật quy định cụ thể. Hạn chế này làm giảm sự tích cực của các HTX trong việc xin giao đất làm trụ sở HTX.

Việc giao đất, cho thuê đất làm cơ sở sản xuất, kinh doanh còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về luật đất đai. Theo đó, da số trường hợp phải tiến hành đấu thầu. trong khi đó năng lực đấu thầu của các HTXNN còn rất hạn chế, bản thân HTXNN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quy động vốn để thanh toán đủ tiền thuê đất theo quy định.

Làm thủ tục xin giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án, HTX vẫn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu sự quan tâm của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất đối với

HTXNN. Nhất là ở cấp xã, nhận thức của cán bộ quản lý về HTXNN còn rất hạn chế và không muốn tạo điều kiện cho HTXNN được giao đất, thuê đất.

Thực tế ngoài đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng, các tài sản khác của HTXNN rất khó có thể được các tổ chức tín dụng chấp nhận để cho vay vốn. ví dụ tài sản của HTXNN là kênh mương thủy lợi.. những tài sản đó khơng thể thế chấp được, vì nếu có trường hợp rủi ro Ngân hàng khơng thể đem giao dịch các tài sản đó trên thị trường. với HTXNN điện năng thì dù khả năng hoạt động tốt, tài sản thế chấp của họ là đường điện thì Ngân hàng cũng khơng thể phát mại đường điện đó để thu hồi vốn.

Vấn đề khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh của HTXNN

Điều kiện đủ để có thể tiếp cận được nguồn vốn ở các Ngân hàng thương mại là HTX NN phải có một phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ( PASXKD) phải đảm bảo nhiều tiêu chí : tư cách pháp lý, địa điểm kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng hoàn vốn, lợi nhuận….

Tuy nhiên hiện nay, trình độ quản lý và chun mơn của đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTXNN còn thấp, chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, do vậy PASXKD của HTXNN đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu của các TCTD. Ngược lại có trường hợp PASXKD của HTXNN đặt ra mục tiêu quá cao so với thực tế ở địa phương nên dù hình thức và nội dung đầy đủ HTXNN vẫn khơng tạo được lịng tin đối với các TCTD.

Năng lực và trình độ của cán bộ HTXNN là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt trước những thách thức cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác. Một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác đào tạo bồi dưỡng HTXNN chưa không đạt hiệu quả, xuất phát từ những vấn đề sau:

+ Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTXNN hiện nay còn rất thấp: nguồn kinh phí chủ yếu hỗ trợ từ trung ương, một phần kinh phí lấy từ ngân sách địa phương, đa số HTXNN chưa có điều kiện đầu tư kinh phí cho cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo. điều này trái ngược hoàn toàn với các doanh nghiệp tư nhân, khi các doanh nghiệp phải tự đầu tư gần như 100% kinh phí bồi dưỡng, đào

tạo cán bộ của mình cho nên ln có sự linh hoạt nhạy bén với khả năng tiếp cận thông tin chuyên môn, thông tin thị trường theo xu hướng hiện đại, hiệu quả cao, khả năng cạnh tranh lớn.

+ Nguồn kinh phí được phân bổ sử dụng khơng hợp lý: thực hiện quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ, nguồn kinh phí để thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX là 45,382 tỷ đồng cho thời gian 3 năm từ 2003-2005. tuy nhiên phần lớn ngân sách của đề án lại được thực hiện để xây dựng trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX và doanh nghiệp nhỏ với tổng kinh phí là 30,105 tỷ đồng. Do vậy phần kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng, đào tạo trong thời gian 3 năm trên địa bàn cả nước cịn lại q ít, khơng đáp ứng đủ nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo. Từ 2007 đến nay triển khai chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX theo nghị đinh 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, kinh phí hỗ trợ từ Trung ương cho các địa phương trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ HTX có tăng nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Bảng 2.17: Kinh phí hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ HTXNN tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Kinh phí đào tạo 33,3 16,280 30,950 35,910 36,150

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang – Chi cục phát triển nông thôn An Giang)

+ Trên thực tế nguồn kinh phí này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo ở địa phương.

+ Thời gian phê duyệt kinh phí chậm khơng hợp lý: quy trình phê duyệt từ Bộ kế hoạch và đầu tư chuyển cho Bộ tài chính, chuyển lên trình Chính phủ phê duyệt. Tổng thời gian phê duyệt 9 đến 10 tháng. Do vậy từ 2007-2010 đa số các địa phương khơng kịp sử dụng nguồn kinh phí để triển khai cơng tác bồi dưỡng cán bộ HTX theo đúng kế hoạch đề ra và phải chuyển kinh phí đào tạo sang năm tiếp theo

+ Mức hỗ trợ cho hoạt động đào tạo thấp: ví chi phí thuê Giảng viên, Báo cáo viên cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp, Tỉnh ủy viên, Trưởng các sở ban ngành cấp tỉnh và tương đương từ 150.000đ đến 200.000đ/buổi; giảng viên báo cáo viên là chuyên viên cấp tỉnh, phó các sở ban ngành cấp Tỉnh là 100.000đ-150.000đ/buổi; cấp quận, huyện là 70.000đ 100.000đ/buổi; cấp xã 30.000đ – 50.000/buổi. Các chi phí như trên đã dẫn đến thực trạng là không mời được các Giảng viên có trình độ năng lực tốt, để thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng hoặc mời được các Giảng viên có trình độ năng lực tốt các địa phương đã phải linh hoạt hóa thời gian tập huấn, nghĩa là thời gian tập huấn thực tế chỉ có 4-5 ngày nhưng Giảng viên được ký nhận thù lao 7 ngày.

+ Cách tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN chưa hiệu quả: Đối tượng đào tạo chủ yếu là ban quản trị, ban chủ nhiệm, ban kiểm soat, kế tốn trưởng, cịn các xã viên làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ của HTXNN chưa được tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo; cách thức và nội dung đào tạo chưa hiệu quả; đơn vị tổ chức, bồi dưỡng vẫn cịn nhiều khó khăn, chưa kiện tồn, thiếu đồng bộ.

Qua đó có thể thấy dù có những chính sách hỗ trợ HTXNN vay vốn không cần tài sản đảm bảo, HTXNN vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ NHTM, nhưng nguyên nhân lại xuất phát từ chính bản thân các HTXNN, khi họ không tự nâng cao năng lực của mình để có thể xây dựng được PASXKD hợp lý, khả thi. Thậm chí ngay cả khi nhiều Ngân hàng đã tư vấn miễn phí về trình tự, thủ tục lập PASXKD cho các HTXNN nhưng bản thân cán bộ HTNN lại khơng có khả năng phản biện, thuyết phục về tính khả thi của PASXKD.

Về phía các Ngân hàng thương mại

Thiếu vốn để đảm bảo rủi ro cho Ngân hàng

Những quy định mới trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã tạo nhiều thuận lợi cho các HTX được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng nhưng lại tạo ra khơng ít khó khăn cho Ngân hàng để có thể thực hiện được chính sách mới. cơ chế cho vay cao khơng có đảm bảo đòi hỏi Ngân hàng phải tự đảm bảo, tự chịu trách nhiệm về khoản cho vay dẫn đến nguy cơ rủi ro đối với nguồn vốn cho vay là rất lớn. Sản xuất nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế thường có chi phí cao, khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro khách quan do thiên tai, dịch bệnh... Cộng với đó do trình

độ dân trí hạn chế, năng lực và kinh nghiệm quản lý yếu, khả năng tài chính yếu, giá trị tài sản đảm bảo rất thấp và cơ sở pháp lý chưa rõ ràng về nhà, đất.

Quy trình cấp tín dụng phức tạp

Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai; không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với HTXNN còn ở mức rất cao.

Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nơng nghiệp cịn nghèo nàn. Trong đó chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh tốn, bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm tín dụng nơng nghiệp cịn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các cơng cụ đầu tư tài chính chun nghiệp hầu như chưa có.

Trong thời gian tới, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng cho HTXNN cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn.

Về phía Liên Minh HTX An Giang

LMHTX tỉnh An Giang được thành lập với chức năng là đại diện và bảo vệ quyền lợi cho HTX, trên thực tế LMHTX tỉnh An Giang tồn tại như một tổ chức vừa mang tính chất hiệp hội vừa mang tính chất quản lý hành chính. Cán bộ của LMHTX tỉnh chủ yếu là công chức Nhà nước chuyển sang, LMHTX vận động một cách thụ động. Do vậy hệ thống này không phát huy được hiệu quả và vai trị đích thực của nó.

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh An Giang

Qua thực tế triển khai thời gian qua cho thấy việc tiếp cận vốn vay từ Quỹ của các HTX còn hạn chế, nhu cầu vay vốn của các HTX là rất lớn nhưng số lượng HTX tiếp cận còn chưa nhiều xuất phát từ nguyên nhân:

+ Quy mô của quỹ còn nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu, nhiều cơ quan quản lý nên chồng chéo, rườm rà trong thủ tục cho vay.

+ Các HTXNN đã vay nhưng khơng tính đến phương án trả gốc và lãi nên xuất hiện nợ quá hạn và lãi quá hạn. Các HTXNN có tư tưởng trơng chờ vào hỗ trợ của Nhà nước nên cũng không cố gắng trả nợ.

Chủ nhiệm HTX phải kiêm nhiệm hoặc thường xuyên luân chuyển, dẫn đến quản lý hoạt động của HTX chưa được chuyên sâu hoặc người tiếp quản khơng nắm bắt kịp thời tình hình và hoạt động. Cơ sở vật chất khơng đảm bảo, khơng có tài sản thế chấp. Lại có những HTX khơng đảm bảo đủ yếu tố con người (lãnh đạo HTX).

Thủ tục cho việc hoạt động TDNB của HTXNN còn nhiều ràng buộc, cho nên nhiều HTXNN không đủ điều kiện pháp lý hoạt động TDNB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ phân tích thực trạng trên cho thấy HTXNN trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010 phát triển chậm, có sự giảm về số lượng còn chất lượng chưa cao, năng suất lao động, thu nhập bình quân, lợi nhuận bình quân của xã viên và người lao động thấp. Một số HTXNN đã phải giải thể, số khác hoạt động cầm chừng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN hiệu quả không cao do: khâu sản xuất và tiêu thụ chưa được tổ chức tốt; lợi ích giữa các khâu sản xuất- tiêu thụ- xuất khẩu chưa được chia sẽ công bằng; chưa đầu tư mạnh cho khâu tồn trữ kho bãi; thiếu gắn kết trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa nơng nghiệp Việt Nam; quy mơ nhỏ; trình độ của cán bộ quản lý HTXNN, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách khoa học công nghệ, chiến lược tiếp cận và mở rộng thị trường; ảnh hưởng tâm lý mơ hình HTXNN kiểu cũ...nguyên nhân:

+ HTXNN chưa có bước phát triển đột phá, một phần do Nhà nước chưa giúp đở sâu sát, chưa truyền cho họ kiến thức quản lý nông nghiệp và quản lý kinh tế nông nghiệp hiện đại, cứ để yên cho họ mãi suy nghĩ trên mảnh đất của họ.

+ Thực tiễn cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản là sự thiếu hụt nghiêm trọng về vốn hoạt động của HTXNN, một số ít HTXNN tiếp cận được vốn ưu đãi của nhà nước, các HTXNN cịn lại khơng tiếp cận được vốn tín dụng từ các NHTM trong tỉnh, chỉ trừ một số ít HTXNN được vay do Chủ nhiệm dùng tài sản riêng để thế thấp.

Như vậy giải pháp tín dụng từ các NHTM, từ ngân sách nhà nước và các giải pháp hỗ trợ khác trong lúc này là hết sức cần thiết cho sự phát triển HTXNN của tỉnh An Giang nói riêng và cho ngành nơng nghiệp của tỉnh nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng hỗ trợ sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh an giang (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)