1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu huy động vốn của NHTM
1.3.2. Nhân tố khách quan
Chính sách tiền tệ của NHTW: NHTW ban hành các chính sách chỉ đạo về
hoạt động nhằm đảm bảo các NHTW hoạt động theo đúng định hướng của nó, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước thay đổi theo từng thời kì, tùy thuộc vào chính sách kinh tế chung của nhà nước và sự phát triển của thị trường tài chính. Để kiểm sốt việc huy động vốn của các NHTM, NHTW có các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu... Tất cả những quy định, chính sách này được áp dụng cho tất cả các NHTM nên ảnh hưởng của chúng tới mỗi ngân hàng là rất khác nhau. Cụ thể :
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Các NHTM vừa phải đảm bảo tỷ lệ dữ trữ theo yêu
cầu của NHTW vừa phải đáp ứng nhu cầu cho vay nên tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Khi đó chi phí huy động vốn của các NHTM sẽ phải cao hơn để thu hút càng nhiều vốn càng tốt, đồng thời vốn huy động để cho vay sẽ nhỏ hơn. Các ngân hàng nhỏ, vốn ít, khả năng huy động hạn chế thì tỷ lệ dự trữ cao sẽ trở thành một gánh nặng khó giải quyết.
Lãi suất chiết khấu: NHTW thực hiện tái chiết khấu vốn để cung ứng tiền
ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu. Nếu chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát thì lúc đó NHTWcung ứng tiền ra lưu thơng với lãi suất chiết khấu cao. Và như vậy, nguồn vốn vay từ NHTW của các NHTM sẽ bị hạn chế. Khi đó, các ngân hàng muốn tăng lượng vốn huy động sẽ phải tìm cách huy động từ các nguồn khác chứ không nên trông chờ vào việc đi vay NHTW
Hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước: Hoạt động của các NHTM nằm
trong hoạt động kinh tế chung của đất nước nền dĩ nhiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Khi nền kinh tế vào thời kì tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo mơi trường
cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn. Mặt khác, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi mơi trường đầu tư mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền để cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng. Khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm thu nhập của người dân giảm khiến cho họ không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang tích luỹ bằng các tài sản khác như : vàng, ngoại tế mạnh…Lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ sụt giảm cùng với việc môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do các doanh nghiệp không muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện sản suất thua lỗ.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn: Trong quá trình thu hút vốn,
các ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh không những của các ngân hàng trong ngành mà còn của các tổ chức tài chính khác. Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng dễ bắt chước đòi hỏi các ngân hàng phải rất cố gắng trong việc đưa thêm những tiện ích vào sản phẩm cũng như triển khai những chương trình huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cịn bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài chính khác như : Các cơng ty tài chính, quỹ đầu tư, cơng ty bảo hiểm…Các tổ chức này tuy khơng có chức năng nhận tiền gửi như ngân hàng song lại có nhiều dịch vụ phong phú thu hút tiền đầu tư của người dân và các doanh nghiệp. Ngày này, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán lại càng khiến cho thị trường vốn của các ngân hàng thu hẹp lại, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn. Do vậy để có thể thu hút được những nguồn vốn có chất lượng, các ngân hàng phải khơng ngừng đa dạng hố các sản phẩm huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút và thoả mãn nhu cầu khách hàng ...
Nhân tố về chính trị: Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an tồn sẽ
tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống. Nhờ vậy mà NHTM có khả nănng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải,
tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất chắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của NHTM giảm.
Nhân tố xã hội, văn hóa và dân cư: Mỗi quốc gia đểu có một nền văn hóa
riêng, văn hóa chính là u tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý,… Đối với ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của mơi trường văn hóa. Ở các nước phát triển, người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh tốn, hưởng lãi và trong tiềm thức của họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp khơng mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách nhà nước, hoạt động của ngân hàng cho đến nay vẫn cịn tình trạng có tiền nhưng khơng muốn gửi ngân hàng vì khơng biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà, … có tiền cũng e ngại khơng biết gửi ở đâu an toàn nhất, lãi cao và được bảo hiểm chắc chắn khi có rủi ro xảy ra…