Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 40 - 42)

2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Bộ máy hoạt động ngân hàng được chia thành các khối chức năng:

Khối khách hàng doanh nghiệp:

 Điều hành hoạt động của Khối Khách hàng doanh nghiệp và Tham gia Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể của Ngân hàng

 Tổ chức, phát tiển, vận hành các chức năng của Khối KHDN đảm bảo tính chun mơn hóa cao, phù hợp với quy mô, đặc điểm của ngân hàng trong từng thời kỳ và đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược kinh doanh.

 Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều hành việc thực hiện chiến lược kinh doanh Khối Khách hàng Doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro được phép.

 Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh của các chi nhánh theo đúng định hướng chiến lược.

 Tổ chức và giám sát hoạt động phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhằm đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng mang tính cạnh tranh, được tiếp thị một cách phù hợp và phát triển các kênh phân phối sản phẩm Ngân hàng Doanh nghiệp.

Khối ngân hàng bán lẻ:

 Xây dựng chiến lược và điều hành hoạt động của Khối Ngân hàng Bán lẻ. Tổ chức và giám sát hoạt động phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cho đối tượng là khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mang tính cạnh tranh và được tiếp thị một cách phù hợp.

 Thực hiện chiến lược kinh doanh ngân hàng bán lẻ (NHBL) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro cho phép.

Khối nguồn vốn và ngoại hối:

Quản lý thanh khoản trong toàn hệ thống (bao gồm cả điều hòa, điều chuyển vốn nội bộ), quản lý và kinh doanh vốn, quản lý và kinh doanh ngoại tệ.

Khối quản lý tín dụng:

 Phát triển và phê chuẩn hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng cho các đơn vị kinh doanh triển khai, sử dụng.

 Quản lý các mơ hình rủi ro tín dụng của danh mục vốn đầu tư trên tồn hàng, đánh giá các chính sách tín dụng từ triển vọng quản lý rủi ro cùng với các đơn vị quản lý rủi ro, các rủi ro của các khoản vay mới và đề xuất những kiểm sốt thích hợp trước khi bắt đầu.

 Xem xét lại hiệu quả của các sản phẩm cho vay hiện thời từ triển vọng lợi nhuận của các khoản rủi ro đã điều chỉnh, hiệu quả cho vay khu vực và đề xuất những khu vực cho vay trọng tâm.

 Thiết lập các giới hạn rủi ro danh mục vốn đầu tư và giao dịch tín dụng

 Xác định rõ các tiêu chuẩn nhận thanh toán tài sản nhỏ nhất cho ngân hàng.

 Cung cấp các tư vấn chuyên môn và hỗ trợ cho Giám đốc khối quản lý rủi ro trong việc quản lý các rủi ro tín dụng của ngân hàng.

 Cung cấp hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật đến cấp dưới, chia sẻ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề.

 Đề xuất thay đổi chiến lược tín dụng dựa vào việc đánh giá các loại rủi ro/độ nhạy trong danh mục vốn đầu tư tín dụng.

Khối quản lý rủi ro:

 Quản lý và kiểm soát mọi mảng rủi ro liên quan đến hoạt động của ngân hàng, bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đối, ... Phát triển chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng, thiết lập một đơn vị quản trị mọi rủi ro trên toàn hệ thống với

vai trò và trách nhiệm rõ ràng. Xây dựng kỹ năng phân tích rủi ro khi cần thiết, chuẩn bị cơ sở để sử dụng các thước đo hoạt động, điều chỉnh theo rủi ro, thiết lập những tiêu chí thống nhất về rủi ro có thể chấp nhận và tỉ lệ mục tiêu ngân hàng cần đạt được.

 Bên cạnh đó, cơ cấu quản trị, điều hành của VIB cịn có các ban trực thuộc Tổng Giám Đốc, Ban kế hoạch chiến lược, Ban nhân sự, Ban tài chính, Văn phịng quản lý sự thay đổi và Dự án chuyển đổi hệ thống chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)