Ngânhàng United Overseas Bank Tp Hồ Chí Minh (UOB)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 46 - 53)

1.6 Bài học kinh nghiệm

1.6.3 Ngânhàng United Overseas Bank Tp Hồ Chí Minh (UOB)

Ngân hàng United Overseas Bank chi nhánh Hồ Chí Minh thành lập năm 1996 thuộc ngân hàng United Overseas Bank Ltd Singapore, trụ sở tại 17 Lê Duẫn, Quận 1, Tp. HCM

Với quy mô vốn được cấp là 20 triệu USD, tổng tài sản đế ngày 31.07.2011 tương đương 398 triệu USD

Cơ cấu bộ phận QTTK trực thuộc phòng kinh doanh quản lý đầu tư và tiền tệ quốc tế Singapore. (Global Management & Investment Money). Được chia làm ba

bộ phận chính: Front Office, Middle Office và Back Office.

Ngân hàng thực hiện công tác quản trị thanh khoản theo phương pháp thang

đáo hạn và phương pháp chỉ số thanh khoản phù hợp với các yêu cầu quản lý thanh

khoản của NHNN Việt Nam.

Theo đó ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo BS21. Báo cáo BS21 là báo cáo thực hiện hằng ngày nhằm đảm bảo ba tỷ lệ giới hạn thanh khoản ngày hôm sau,

ngân hàng được dùng phương pháp chia theo dòng tiền số ngày còn lại đến kỳ hạn 20 năm.

Dữ liệu của báo cáo:

Hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng bao gồm năm báo cáo gồm dữ liệu của năm bộ phận sau:

Thứ nhất: Bộ phận liên ngân hàng (MM Blotter - Phòng nguồn vốn) Thứ hai: Bộ phận tiền gửi kỳ hạn. (Global Time Deposit – GTD) Thứ ba: Bộ phận cho vay. (Loan Department – LN)

Thứ tư: Bộ phận tài trợ thương mại (Trade and Finance – TR)

Thứ năm: Bộ phận kế toán. (Genernal Balance Sheet - Bảng cân đối)

Cách lập báo cáo: Tất cả tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng được phân

chia theo số ngày còn lại cho đến ngày đến hạn (time bucket of day remaining).

Trên cơ sở dòng tiền ra, vào đó sẽ cho ra dịng tiền thuần và dịng tiền tích lũy. Với ba tỷ lệ đảm bảo an tồn trong thanh tốn là kỳ hạn ON (ngày hôm sau) kỳ hạn 1 tuần (từ ngày hôm sau đến hết ngày thứ 7), và kỳ hạn 1 tháng (từ ngày hơm sau đến ngày thứ 30). Vì đây là dịng tiền tích lũy nên chúng ta hiểu rằng nếu trong 1 tuần tới thì chắc chắn phải có dịng tiền cho ngày hơm sau, và trong vịng 1 tháng tới thì phải có dịng tiền của 1 tuần tới. Ba tỷ lệ này được quy thành giá trị tuyệt đối (thay vì là tỷ lệ %). Tỷ lệ này được Bộ phận Quản lý Rủi ro (Risk Management) và bộ

phận quản lý rủi ro trên bảng cân đối (BSRM4) đưa ra và được hội đồng ALCO

chấp thuận.

Trình tự: Bộ phận quản trị vốn có chương trình để cập nhật mọi biến động

của ngân hàng để cân đối tỷ lệ cho hợp lý và tính tốn để chi phí thấp nhất. Báo cáo chính thức sẽ được bộ phận Back Office báo cáo về hội sở chính xác vào đầu ngày hơm sau. Báo cáo phân tích lãi suất vốn đầu vào bình qn cho 1 đồng vốn, và lãi suất vốn đầu ra cho 1 đồng vốn. Từ sự chênh lệch này biết được kết quả kinh doanh và chi phí mà ngân hàng đang gánh chịu để có những chính sách hợp lý trong kinh doanh.

Các tỷ lệ phải duy trì kiểm soát trong ngày như sau:

Thứ nhất: tỷ lệ thanh khoản.

• Kỳ hạn ON:> -45.000.000 SGD (≈ 720 tỷ VND)

• Kỳ hạn 1 tuần:> -90.000.000 SGD (≈ 1.140 tỷ VND)

• Kỳ hạn 1 tháng:> -135.000.000 SGD (≈ 2.160 tỷ VND)

Với hạn mức cho ba kỳ hạn ở trên đã được ALCO duyệt, tuy nhiên phòng

QTTK điều chỉnh một tỷ lệ an toàn hơn (trigger) là 90%. Khi tỷ lệ này chạm trigger thì cần xem xét nguyên nhân và báo cáo điều chỉnh vượt ra khỏi trigger. Nghĩa là

ON trigger tại -40,50 triệu SGD, 1 tuần trigger tại 81 triệu SGD, 1 tháng trigger tại 121,50 triệu SGD).

Tuy nhiên khi thị trường có những biến động mang tính hệ thống như việc khủng hoảng nợ Châu Âu, tình hình nợ cơng của các nước khối EU, thì hội sở chỉ

đạo giảm ngay tỉ lệ này xuống. Cụ thể trong đầu tháng chin năm 2011 tỷ lệ này đã

giảm xuống 50% tương ứng với kỳ hạn ON là -22.500.000, 1 tuần là 45.000.000, 1 tháng là 67.500.000

Giải thích tỷ lệ thanh khoản.

Số tiền về (Inflow) – Số tiền ra (Outflow) ngày hôm sau tối đa được phép âm 720 tỷ. Số tiền thiếu hụt này được giải thích là khả năng tối đa mà ngân hàng có thể vay mượn được trên thị trường liên ngân hàng vào ngày hôm sau. Nếu vượt qua số này thì có thể hiểu là ngân hàng không thể huy động hơn 720 tỷ để bù đắp thiếu hụt tiền vào ngày hôm sau sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản và uy tín của ngân hàng trong thanh toán các nghĩa vụ nợ.

Thứ hai các tỷ lệ sử dụng vốn

• Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. <29%

• Tỷ lệ cấp tín dụng. <80%

• Số tiền dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dự trữ.

Khi có các tỷ lệ trên thì căn cứ vào trạng thái dịng tiền trong ngày cân đối để cầu cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản. Song song đó việc điều chỉnh các

Khi đạt được các tỷ lệ yêu cầu bao gồm một khoản thanh khoản vượt trội khoảng 5%-7% nhu cầu hằng ngày để làm dự phòng cho các khoản tiền gia tăng ra đột xuất. Tùy theo cung cầu vốn trên thị trường mà ngân hàng duy trì tỷ lệ dự trữ là bao nhiêu

để chi phí tốt nhất. Trình tự ưu tiên trước là thanh khoản tối thiểu và kế đến là thanh

khoản dự trữ. Thanh khoản tối thiểu là ngân hàng phải đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn sau đó là thanh khoản dự trữ.

Song song đó việc ước lượng tỷ lệ khách rút tiền tiết kiệm khi đến hạn, tỷ lệ này rất quan trọng, giúp chúng ngân hàng ước lượng được phần trăm (%) số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân rút khỏi ngân hàng. Tương tự cho khách hàng doanh nghiệp. Tỷ lệ này phải cập nhật thống kê sự thay đổi thường xuyên và theo mùa vụ. Có tỷ lệ này giúp ngân hàng biết được bao nhiêu tiền đáo hạn sắp tới sẽ bị rút ra khỏi hệ thống ngân hàng nhằm có một tỷ lệ dự phịng trong giới hạn cho các khoản tiền gửi này.

Việc huy động vốn trên thị trường (thị trường 1 và thị trường 2) thì phụ

thuộc vào khả năng “tiêu thụ” vốn của ngân hàng. Nếu khơng có đầu ra thì ngân

hàng khơng huy động, việc huy động phụ thuộc vào khả năng cho vay ra. Nếu

không cho vay ra được thì lãi suất huy động sẽ thấp. Ngân hàng không chạy đua

huy động vốn để gánh rủi ro lãi suất và chi phí lãi phải trả.

Việc cho vay khi nguồn vốn của ngân hàng đã hết thì việc cân đối cùng kỳ

hạn (matching) khi vay mượn trên thị trường buộc phải tuân thủ. Nếu thị trường thuận lợi khi dự báo được xu hướng lãi suất giảm hay khơng thay đổi thì việc lệch

kỳ hạn khơng q 50%. (Ví dụ cho vay 1 năm thì vay 6 tháng

Chi phí vốn bình qn của ngân hàng hằng ngày đều được tính tốn để nắm rõ giá vốn của ngân hàng từ đó điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, tối đa tỷ suất lợi nhuận.

Với ưu thế của ngân hàng và tính ổn định thanh khoản của UOB, trong thời gian qua, khách hàng không rút tiền gửi di chuyển sang ngân hàng khác, đây là một lợi thế về thanh khoản, lợi thế về thương hiệu của UOB.

• 100% tiền gửi KKH của khách hàng. Nghĩa là ngân hàng dự trữ gần như 100% khoản tiền gửi của khách hàng để thanh khoản.

• 100% đáo hạn tiền vay LNH và tiền gửi tiết kiệm.

• 15% hạn mức cho vay đã cam kết giải ngân cho khách hàng.

Hằng ngày trên cơ sở kinh doanh vốn từ nguồn vốn của ngân hàng đảm bảo các yêu cầu về kỳ hạn và ưu tiên cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, sau đó ngân hàng sẽ kinh doanh hưởng chênh lệch lãi suất từ nguồn vốn vay trên thị trường với nguyên tắc “cùng kỳ hạn” nhằm khống chế rủi ro kỳ hạn và lãi suất.

Trung bình mỗi ngày trạng thái gửi tiền qua đêm của ngân hàng là

+30.000.000 USD đến + 40.000.000 USD. Số tiền này nhằm đáp ứng những nhu

cầu thanh khoản tức thời như giải ngân, rút vốn trước hạn của khách hàng.

Ưu điểm: Hệ thống báo cáo được cập nhật liên tục những biến động về

nguồn vốn của ngân hàng nên giúp quản trị viên nắm chính xác tỷ lệ thanh khoản hiện tại của ngân hàng. Khi điều chỉnh dịng tiền thì tồn bộ các tỷ lệ liên quan thay

đổi theo.

Bảng 1.4 Bảng tính dịng tiền theo ngày để điều chỉnh chênh lệch kỳ hạn cho ra dịng tiền thuần có sự chênh lệch thấp nhất.

Loại tiền: VNDNgày làm việc: 04/03/2011

Ngày Tiền vào Tiền ra Net Tích lũy

1 04/03/2011 - - - - 2 05/03/2011 - 107.230.000 (107.230.000) (107.230.000) 3 06/03/2011 - - - (107.230.000) 4 07/03/2011 30.000.000 100.000.000 (70.000.000) (177.230.000) 5 08/03/2011 - - - (177.230.000) 6 09/03/2011 109.000.000 86.670.000 22.330.000 (154.900.000) 7 10/03/2011 324.000.000 267.700.000 56.300.000 (98.600.000) 8 11/03/2011 257.000.000 50.000.000 207.000.000 108.400.000 9 12/03/2011 - - - 108.400.000 10 13/03/2011 - - - 108.400.000 11 14/03/2011 - - - 108.400.000

12 15/03/2011 - - - 108.400.000 13 16/03/2011 - - - 108.400.000 14 17/03/2011 - - - 108.400.000 15 18/03/2011 - - - 108.400.000 16 19/03/2011 - - - 108.400.000 17 20/03/2011 - - - 108.400.000 18 21/03/2011 - 17.500.000 (17.500.000) 90.900.000 19 22/03/2011 - - - 90.900.000 20 23/03/2011 - - - 90.900.000 21 24/03/2011 - 8.200.000 (8.200.000) 82.700.000 22 25/03/2011 - 57.000.000 (57.000.000) 25.700.000 23 26/03/2011 - - - 25.700.000 24 27/03/2011 - - - 25.700.000 25 28/03/2011 57.000.000 - 57.000.000 82.700.000 26 29/03/2011 - - - 82.700.000 27 30/03/2011 - - - 82.700.000 28 31/03/2011 - - - 82.700.000 29 01/04/2011 124.715.000 108.000.000 16.715.000 99.415.000 30 02/04/2011 - - - 99.415.000 31 03/04/2011 - - - 99.415.000 32 - - - - - 33 - - - - - - - - - - -

Bảng 1.5 Bảng tính theo giai đoạn kỳ hạn.

Hơm nay Hôm sau 1 tuần 1 tháng

Tiền vào - - 720.000.000 181.715.000 Tiền ra - 107.230.000 504.370.000 190.700.000 Net - (107.230.000) 215.630.000 (8.985.000) Tích lũy - (107.230.000) 108.400.000 99.415.000

Với việc quy đổi định dạng dòng tiền thành một chuỗi các ngày liên tục giúp ngân hàng nhận thấy rõ sự biến động dòng tiền trong từng ngày, từng giai đoạn. Từ

đây ngân hàng điều chỉnh dòng tiền để đạt các tỷ lệ QTTK mục tiêu.

bằng khơng (dịng tiền ra vào bằng nhau) nhưng ngày hơm sau sẽ có một sự thiếu hụt 107,23 tỷ đồng do đó ngân hàng phải chuẩn bị dòng tiền cho ngày hôm sau.

Nhưng khi ngân hàng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng hay huy động từ tổ

chức kinh tế và dân cư thì khi đáo hạn dịng tiền đó lại trở thành dịng tiền ra của

ngân hàng. Giả sử việc vay vốn 1 tuần ngày giá trị là 05/03/2011 thì ngày đáo hạn sẽ là 12/03/2011. Nếu ngân hàng vay 110 tỷ thì vào ngày 12/03/2011 dịng tích luỹ thuần là -1,6 tỷ (-110+108,4 tỷ).

Mục tiêu của điều chỉnh dòng tiền và nguyên tắc ở giai đoạn cân đối cung cầu thanh khoản này là: Điều chỉnh dòng tiền nhằm cân đối dòng tiền ra vào giữa các ngày hướng đến mục tiêu tổng dòng tiền ra = tổng dòng tiền về hay độ biến động giữa các ngày là nhỏ nhất có thể.

Lý do thanh khoản của khối ngân hàng nước ngoài ổn định.

Khối ngân hàng nước ngoài là các ngân hàng được thành lập dưới dạng một chi nhánh của Ngân hàng mẹ. Các ngân hàng nước ngoài đã có trình độ phát triển

trong quản trị trước các ngân hàng trong nước. Chúng ta xem trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản năm 2008 đa số các ngân hàng TMCP gặp khó khăn về tình hình thanh khoản, tuy nhiên các ngân hàng nước ngồi thì khơng ảnh hưởng đáng kể. So với tình hình và năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng trong nước thì ngân hàng nước ngồi có phần lợi thế hơn vì những lý do sau:

• Đối với ngân hàng nước ngồi thì thanh khoản là ưu tiên hàng đầu và quan

trọng nhất rồi sau đó mới tới lợi nhuận kinh doanh. Ngân hàng phải đảm bảo thanh khoản và an toàn trước rồi mới đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

• Quản lý thanh khoản theo các yêu cầu từ ngân hàng mẹ.

• Sự giám sát chặt chẽ của quy trình quản trị của ngân hàng mẹ dẫn đến việc các ngân hàng chú trọng vào việc quản trị rủi ro thanh khoản.

• Chấp hành tốt các quy định của NHNN giúp cho các tỷ lệ thanh khoản tốt hơn các ngân hàng trong nước.5

• Cùng lúc phải duy trì gần như hai tỷ lệ thanh khoản theo yêu cần của NHNN và của ngân hàng mẹ.

• Lợi thế về nguồn vốn vay từ Hội sở để đáp ứng các tỷ lệ an toàn hay các quy

định của NHNN khi cần thiết.

• Sử dụng vốn hợp lý giữa nguồn huy động và cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)