Xây dựng cung, cầu thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 87)

1.7 .3Kiểm định mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và yếu tố chu kỳ

2.2 Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoảncủa Ngânhàng Đôn gÁ

2.2.3.3 Xây dựng cung, cầu thanh khoản

Xây dựng bảng cung cầu thanh khoản nhằm mục đích phục vụ cho việc báo cáo, thiết lập các hạn mức thanh khoản phục vụ cho công tác quản lý; giám sát thanh khoản hàng ngày; xây dựng các kịch bản thanh khoản, mô phỏng thanh khoản, kiểm nghiệm khủng hoảng để đưa ra các cảnh báo sớm, khuyến nghị và các biện pháp thực hiện.

Cung thanh khoản:

Tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi thanh

toán tại các tổ chức tín dụng: 100% giá trị được phân bổ vào dãy kỳ hạn 1 ngày.

Tín phiếu và trái phiếu Chính phủ: phân bổ 5% giá trị vào dãy kỳ hạn 1

ngày,15% giá trị vào dãy kỳ hạn 2-7 ngày, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn 8 ngày-1 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn 1-3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn 3- 6 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn > 6 tháng.

Các khoản cho vay: Phân bổ phần trả nợ đúng hạn theo đúng kỳ hạn gốc;

phần trả nợ không đúng hạn phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn 1-3 tháng, 20% vào dãy kỳ hạn 3-6 tháng, 20% vào dãy kỳ hạn 6 - 12 tháng, 20% vào dãy kỳ hạn 1-2 năm, 20% vào dãy kỳ hạn 2-3 năm.

Dự thu lãi và các khoản phải thu khác: phân bổ 25% giá trị vào dãy kỳ hạn

1 - 3 tháng, 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 - 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này được coi như có kỳ đến hạn > 6 tháng và không đưa vào

báo cáo cung cầu thanh khoản.

Dự phòng rủi ro: Phân bổ 50% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 - 6 tháng. 50%

giá trị của khoản mục này coi như có kỳ hạn >6 tháng và khơng đưa vào

báo cáo cung cầu thanh khoản.

Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác; Giấy tờ có giá khác; Các

khoản mục ngoại bảng: giữ nguyên theo dữ liệu gốc.

Huy động vốn mới kể cả phát hành giấy tờ có giá: dự đốn doanh số huy động vốn mới tương ứng với các dãy kỳ hạn dựa trên số liệu lịch sử phát

sinh của các năm trước tương ứng với các dãy kỳ hạn, trường hợp có biến

động bất thường sẽ điều chỉnh mức dự đoán phân bổ. Cầu thanh khoản:

Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân, Kho bạc Nhà nước và các tổ

chức tín dụng khác: căn cứ vào phân tích số liệu lịch sử và thơng tin cập nhật từ phía khách hàng, xác định lượng tiền ổn định và lượng tiền không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn. Lượng tiền ổn định được coi như khơng

bị rút khỏi ngân hàng hoặc có kỳ đến hạn trên sáu tháng được phân bổ 50% vào dãy kỳ hạn từ 6-12 tháng, 50% vào dãy kỳ hạn trên một năm. Lượng tiền gửi không ổn định được phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dãy kỳ hạn từ 2 - 7 ngày, 50% vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày -1 tháng.

Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, giấy tờ có giá đến hạn: căn cứ

số liệu lịch sử để xác định số ổn định và được phân bổ vào dãy kỳ hạn theo

1 ngày, 30% vào dãy kỳ hạn từ 2-7 ngày, 50% vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày - 1 tháng.

Dự chi lãi và các khoản phải trả khác: phân bổ 25% giá trị vào dãy kỳ hạn

từ 1 - 3 tháng, 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 - 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này được coi như có kỳ đến hạn trên 6 tháng và không đưa vào báo cáo cungcầu thanh khoản.

Tiền gửi kỳ hạn, vay các Tổ chức tín dụng khác, vay Ngân hàng Nhà nước,

Bộ Tài chính; các khoản mục ngoại bảng: giữ nguyên theo dữ liệu gốc.

Cho vay mới khách hàng: thu thập dữ liệu về lịch giải ngân các dự án, dự

kiến các khoản cho vay mới phát sinh trong tương lai.

Các tỷ lệ phân bổ vào các dãy kỳ hạn trong bảng cung cầu thanh khoản sẽ

được Ủy ban ALCO quy định cụ thể trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình

và khả năng thanh khoản của thị trường.

2.2.3.4 Phân tích mơ phỏng thanh khoản, kịch bản thanh khoản

Sau khi xây dựng cung và cầu thanh khoản, DongAbank sẽ xác định số

dư ổn định của từng khoản mục trong cung và cầu thanh khoản để đưa vào dãy phân bổ kỳ hạn một cách hợp lý.

Phân tích mơ phỏng các khoản mục

Đối với các khoản mục có tính chất kỳ hạn tương đối, định kỳ Ngân hàng

sẽ theo dõi, phân tích tính biến động và xu thế nhằm xác định kỳ hạn thực tế của các khoản mục, phục vụ cơng tác phân tích thanh khoản.

Các khoản mục cần phân tích mơ phỏng:

Tiền gửi không kỳ hạn ổn định/ không ổn định Tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn

Tiền gửi có kỳ hạn quay vịng

Các khoản cho vay đến hạn không thu được nợ

Phương pháp thực hiện

Căn cứ trên số liệu lịch sử của từng khoản mục, xác định lượng số dư ổn

+ Xác định xu thế:

XTi = a + b x T (2.1)

Trong đó:

XTi: số dư xu thế của khoản mục ngày thứ i.

a, b: hệ số hồi quy, được xác định theo mẫu dữ liệu từng khoản mục;

a: hệ số chặn; b: hệ số góc.

T: Biến xu thế theo thời gian.

+ Xác định số dư biến động:

KOD = XTi - tαααα(n - 1) x σσσσKMi) (2.2)

Trong đó:

KOD: Số dư khơng ổn định, biến động của khoản

n: số dữ liệu quan sát tiền gửi không kỳ hạn, tối thiểu là 90 ngày. (σKMi ) : độ biến động (độ lệch chuẩn) của khoản mục trong n ngày.

tα(n - 1): hệ số được xác định tại bảng tra cứu xác xuất thống kê, tương ứng với độ tin cậy (1 - α). (với độ tin cậy 99% thì t=2,33). + Xác định số dư ổn định:

ODi = XTi - KODi.

(2.3)

Trong đó:

OD: Số dư ổn định của khoản mục Xây dựng kịch bản thanh khoản

Định kỳ hàng tháng hoặc quý, Phòng Quản lý rủi ro phối hợp với bộ phận

hỗ trợ ALCO xây dựng nhiều kịch bản với các mức độ rủi ro khác nhau, điều kiện thanh khoản trên thị trường khác nhau dựa trên các giả định thay đổi về:

Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, thiểu phát, tăng

trưởng GDP, thay đổi chính sách tiền tệ, chu kỳ kinh tế…) và môi

trường kinh tế vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, uy tín ngân hàng…).

Giả định thay đổi lãi suất. Giả định thay đổi tỷ giá.

Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau:

Kế hoạch cho vay mới.

Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá.

Khả năng vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước bao gồm khả năng vay

vốn và giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở.

Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các tổ chức tín dụng khác.

Khả năng thực hiện hợp đồng repo chứng khoán (bán chứng khốn có cam

kết mua lại), bán hẳn giấy tờ có giá...

Khả năng chuyển đổi các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ

phần, bán nợ…) thành tiền mặt.

Phân tích khả năng thanh khoản:

Theo từng kịch bản, Phòng Quản lý rủi ro phối hợp với bộ phận hỗ trợ ALCO xây dựng lại Bảng cung cầu thanh khoản; xác định độ lệch thanh khoản và trạng thái

thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

Độ lệch thanh khoản = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản.

2.2.3.5 Các tình trạng thanh khoản và giải pháp xử lý

Dư thừa thanh khoản: Thanh khoản bị dư thừa khi các tỷ lệ cung cầu

thanh khoản lũy kế ở các mức sau:

Chỉ tiêu Thanh khoản không thiếu hụt/dư thừa Dư thừa ở mức thấp thừa ở mức cao

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 1 ngày tới/Tổng tài sản

0% [0%, 1,5%] >1,5%

7ngày tới/Tổng tài sản

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 1tháng tới/Tổng tài sản

-3,5% [-3,5%, 5,5%] >5,5%

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 3 tháng tới/Tổng tài sản

-5,5% [-5,5%, 7,5%] >7,5%

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 6 tháng tới/Tổng tài sản

-7,5% [-7,5%, 10,5%] >10,5%

Giải pháp xử lýthừa thanh khoản : Tùy theo mức độ dư thừa, Ủy ban

ALCO sẽ quyết định giải pháp xử lý như thế nào và mức độ xử lý ra sao để chỉ đạo các phịng/ban có liên quan thực hiện, các giải pháp cụ thể như sau:

Tăng cường cho vay cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở mức độ hợp lý. Thực hiện mua các giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN và các TCTD khác

phát hành.

Cho các tổ chức tín dụng khác vay hoặc gửi trên thị trường liên ngân hàng. Tham gia đầu tư chứng khoán trên các sàn niêm yết, đầu tư kinh doanh ngoại

tệ nếu điều kiện thuận lợi.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thiếu hụt thanh khoản : Thanh khoản của ngân hàng bị thiếu hụt khi

tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ số thanh khoản thấp hơn quy định hoặc các tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế ở các mức sau:

Chỉ tiêu Thanh khoản không thiếu hụt/dư thừa Dư thừa ở mức thấp Dư thừa ở mức cao

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 1 ngày tới/Tổng tài sản

0% [-1.5% 0%] <1.5%

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 7ngày tới/Tổng tài sản

-1.5% [-2.5%, -1.5%] <2.5%

1tháng tới/Tổng tài sản

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 3 tháng tới/Tổng tài sản

-5.5% [-7.5%, -5.5%] <7.5%

Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế 6 tháng tới/Tổng tài sản

-7.5% [-10.5%, -7.5%] <10.5%

Giải pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản:Tùy theo mức độ thiếu hụt, Ủy

ban ALCO sẽ quyết định giải pháp xử lý như thế nào và mức độ xử lý ra sao để chỉ

đạo các phịng/ban có liên quan thực hiện, các giải pháp cụ thể như sau:

Ban hành các sản phẩm mới, các chính sách, biện pháp thích hợp để tăng

huy động tiền gửi.

Hạn chế cam kết cho vay mới, tạm ngừng giải ngân tín dụng.

Tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn để gia tăng lượng tiền mặt nhằm

đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (OMO) với NHNN. Vay thanh toán điện tử với Sở giao dịch NHNN.

Nhận tiền gửi/Vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng.

Rút trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác, thứ tự ưu tiên

những khoản tiền gửi có lãi suất thấp và thời gian đáo hạn cịn dài.

Sử dụng các giấy tờ có giá để tái chiết khấu, tái cấp vốn tại NHNN. Sử dụng tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN.

Cầm cố các hợp đồng cho vay liên ngân hàng và các khoản cho vay khách

hàng tại ngân hàng để vay NHNN.

Hoán đổi/bán vàng hoặc ngoại tệ thu VNĐ hoặc ngược lại.

Bán chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh trong danh mục tài

sản “Có” để gia tăng lượng tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào những thay đổi của chính sách tiền tệ, chính

sách kinh tế vĩ mơ , tình hình hình kinh tế vĩ mơ và các yếu tố khác … mà Ủy ban ALCO sẽ điều chỉnh các chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, các chính sách khác …nhằm điều chỉnh các giới hạn về tỷ lệ cung cầu thanh khoản ở các mức thiếu hụt hay dư thừa nêu trên cho phù hợp.

Khủng hoảng thanh khoản

Khủng hoảng thanh khoản xảy ra khi Ngân hàng khơng có khả năng đáp

ứng nhu cầu chi trả của khách hàng, bao gồm các mức:

Khủng hoảng thanh khoản nội bộ tại Ngân hàng ở mức trung bình: xảy ra khi

Ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt hoặc

tình hình tài chính của Ngân hàng ở mức xấu: tỷ lệ nợ quá hạn > 30% và

thanh khoản thiếu hụt ở mức cao.

Khủng hoảng thanh khoản nội bộ tại Ngân hàng ở mức nghiêm trọng: xảy ra

khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt, các tổ chức tín dụng khác từ chối cho vay.

Khủng hoảng thanh khoản mang tính hệ thống: xảy ra khi khả năng cung tiền

trên thị trường liên ngân hàng hạn chế, suy giảm trong khi nhu cầu nhận tiền gửi ở tất cả các ngân hàng tăng cao.

Khủng hoảng thanh khoản lan truyền toàn hệ thống Tổ chức tín dụng ở mức

nghiêm trọng: xảy ra khi các tổ chức tín dụng khác xảy ra khủng hoảng thanh khoản gây ra làn sóng rút tiền gửi tại tất cả các tổ chức tín dụng, trong đó có Ngân hàng.

Khi khủng hoảng thanh khoản xảy ra Ủy ban ALCO sẽ đưa ra những giải

pháp cấp bách nhằm khắc phục hậu quả và đề xuất các giải pháp từ phía NHNN

nhằm ngăn chặn khủng hoảng lan ra toàn hệ thống ngân hàng.

Kết luận

Như vậy để xác định trạng thái thanh khoản hay nhu cầu thanh khoản trong thời gian sắp tới, DongAbank sẽ phải xây dựng những biến số thống kê về kinh tế - những giả định trong kịch bản thanh khoản để xác định số dư ổn định của từng

khoản. Như vậy, những phân tích mơ phỏng các khoản mục trong kịch bản thanh khoản chủ yếu nhằm xác định sự biến đổi của khoản mục tiền gửi và tiền cho vay. Phương pháp dự báo thanh khoản mà DongAbank đang áp dụng là phương pháp

tiếp cận nguồn và sử dụng vốn kết hợp với phương pháp phân tích thanh khoản dựa trên phân tích các chỉ số thanh khoản.

Hình 2.9 : Quy trình xác định nhu cầu thanh khoản của DongAbank.

2.2.4 Đánh giá chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Đông Á Đông Á

2.2.4.1 Về mặt hiệu quả của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản

- Đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh tốn đến hạn của tồn hệ thống

DongAbank với chi phí hợp lý;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của DongAbank; - Đảm bảo thanh khoản cho DongAbank trong điều kiện tình hình thanh

khoản của tồn hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn;

- Đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm

bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và các quy định

khác có liên quan;

- Giảm thiểu rủi ro thanh khoản thơng qua q trình nhận biết, ước tính, đo lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro thanh khoản;

- Bước đầu cải tiến quy trình quản lý thanh khoản theo thông lệ quốc tế.

Kịch bản thanh khoản Số dư ổn định của khoản mục Trạng thái thanh khoản Cung và cầu thanh khoản Giải pháp xử lý

2.2.4.2 Về mặt hạn chế và nguyên nhân của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản thanh khoản

-Theo quy định tại Thơng tư 13, Điều 11 thì: “TCTD phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phịng hoặc tương đương trở

lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bộ phận quản lý tài sản

“Nợ”, tài sản “Có” do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó

Giám đốc) được ủy quyền phụ trách”. Tuy nhiên, hiện nay tại DongAbank chưa có bộ phận QTTK đúng và đầy đủ nghĩa theo Điều 11 Thông tư 13 và các tiêu chuẩn

quản lý rủi ro (đo lường định lượng), chỉ có bộ phận với chức năng cơ bản là “cân

đối vốn thanh toán nợ đến hạn hằng ngày và bộ phận làm các báo cáo” các tỷ số

theo yêu cầu của NHNN. Bộ phận này thường thuộc phòng nguồn vốn.

-Công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mơ chưa tốt, phân tích mơ

phỏng thanh khoản và xây dựng kịch bản thanh khoản của DongAbank còn bỏ ngõ, chưa thực hiện triển khai đồng bộ dù đã có những quy định trong chính sách thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)