Nguồn : NHNN, Key Indicators for Asia and the Pacific 2010, ADB. Về chính sách tiền tệ, sau khi Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 11 thì Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương diện thanh toán (M2) từ 14-16%, dư nợ tín dụng khơng q 20% thay vì 23% trong suốt cả năm 2011, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất , giảm mạnh và tiến đến cấm
cho vay bằng vàng… để qua đó thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, từng bước
điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, trong đó quy định: trần lãi suất huy động 14%;
lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm tăng từ 11%/năm lên 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu tăng dần từ 7%/năm lên 13%/năm; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tăng từ 11% lên 15%/năm. Qua năm 2012, NHNN cam kết tỷ giá biến động
không quá 3% trong suốt năm 2012, phân nhóm ngân hàng và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhóm 1 khơng q 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%, nhóm 4 khơng được tăng trưởng tín dụng. Đến tháng 4/2012 trần lãi suất huy động được giảm xuống 12%, các lãi suất điều hành giảm 1%.
Hình 2.3 : Diễn biến lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012.
Nguồn : Tổng hợp của NHNN
Việc thay đổi chính sách điều hành của Chính Phủ trước áp lực lạm phát cao trong những tháng cuối năm 2010 vơ hình trung đã làm cho tính thanh khoản
của hệ thống ngân hàng kém hơn cho đến năm 2011. Biểu hiện rõ nhất cho sự khó khăn về thanh khoản của ngân hàng là lãi suất thị trường liên ngân hàng , từ giữa tháng 10/2011 lãi suất liên ngân hàng trên thị trường 2 tăng mạnh, ban đầu mức
tăng 16% được xem là khá cao, nhưng sau đó lãi suất liên ngân hàng lại tái hiện
hình ảnh của chỉ số lạm phát với mức tăng 23%, thậm chí có thời điểm lên đến
30%. Tình hình trở nên hổn loạn suốt tháng 10/2011, hàng loạt các ngân hàng thương mại nhỏ, dù trước đó chưa từng tính đến chuyện “thỏa thuận” lãi suất huy động với khách hàng, buộc phải vay từ các ngân hàng với cái giá lãi suất rất cao.
Tác động điều chỉnh của NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16%/năm, áp dụng từ ngày 10/10 cũng là một nhân tố đẩy lãi suất liên ngân
hàng dâng cao. Một khi lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao thì các ngân hàng nhỏ sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường này, tình trạng gặp khó khăn về thanh khoản lại xuất hiện và việc sáp nhập 3 ngân hàng: Ficombank, TinNghiaBank, SCB vào năm 2011 là hậu quả của một cuộc khủng hoảng thanh khoản.
Thực hiện tinh thần Nghị Quyết số 11, kết hợp thực hiện mục tiêu dài hạn “tái cấu trúc” nền kinh tế; với những biện pháp mạnh trong việc chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tính đến thời điểm tháng 06/2012: lạm phát đã được kiềm chế;
cán cân thanh toán quốc gia được cải thiện, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; tổng phương diện thanh toán (M2) tăng 6,84% so với cuối năm 2011 phù hợp với mục tiêu tăng 14%-16% trong năm 2012, vốn huy động tăng 6,49%, trong đó huy động vốn VND tăng 8,62%,
ngoại tệ giảm 2,2%; Tín dụng đối với nền kinh tế tăng chỉ 0,4% so với cuối năm
2011, trong đó tín dụng xuất khẩu tăng 12,63%, nơng nghiệp nơng thôn tăng 3%,
công nghiệp hỗ trợ ước tăng 7,13%; Dư nợ đối với lĩnh vực khơng khuyến khích chỉ chiếm 5,25% so với tổng dư nợ cho vay, giảm 5,91% so với tỷ trọng cuối năm 2011 (11,16%); Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định trong suốt thời gian dài
giúp dự trữ ngoại hối cải thiện rõ rệt (tăng 30% so với đầu năm).
Với những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt đã làm cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng tương đối được cải thiện. Tuy
này cũng gây ra những diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ và làm cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các
NHTM có quy mơ vừa và nhỏ với năng lực tài chính và năng lực quản trị cịn nhiều yếu kém. Những biểu hiện sau đây cho thấy sự khó khăn về thanh khoản của hệ
thống ngân hàng trong thời gian này:
Lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng còn cao, kỳ hạn cho vay
vốn của các ngân hàng lớn đối các ngân hàng nhỏ là ngắn, kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần với lãi suất từ 20%-28%/năm.
Trần lãi suất huy động giảm xuống 9%/năm, khiến cho việc thu hút tiền
gửi dân cư và tổ chức kinh tế càng trở nên khó khăn, thậm chí các ngân hàng lớn sẽ bị người gửi tiền rút vốn, rủi ro thanh khoản vẫn cịn có thể xảy ra.
Thanh khoản ổn định nhưng tín dụng các ngân hàng không tăng trưởng
làm cho danh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Nợ xấu ngành ngân hàng đang ngày càng gia tăng làm cho các NHTM
gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ.
Phần trên đây của luận văn đã mơ tả cơ bản về tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam và những biểu hiện tình hình thanh khoản khó khăn của hệ thống ngân hàng từ những tháng cuối năm 2011 đến tháng 6/2012 .
Ở phần tiếp theo, Luận văn sẽ chỉ rõ một số yếu tố cơ bản tác động đến
khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong những tháng gần đây.
2.1.3Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại
Tăng trưởng tổng phương diện thanh toán (M2)
Tổng phương diện thanh tốn M2 cịn được gọi là cung tiền, NHNN
thường sử dụng các chính sách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM, hoặc nghiệp vụ thị trường mở….. để điều chỉnh lượng cung tiền hợp lý cho nền kinh
diện thanh toán ở mức thấp: năm 2011 là 10% , một con số thấp nhất trong vòng 10 năm qua, cụ thể năm 2000: 55%; các năm còn lại đều trên mức 20%( ngoại trừ năm 2002).Theo kế hoạch năm 2012, NHNN sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng tổng phương
diện thanh tốn từ 14-16%. Do ảnh hưởng chính sách tăng trưởng tổng phương diện thanh toán năm 2011, hai tháng đầu năm 2012 tỷ lệ này không tăng trưởng và đạt ở mức âm. Đến thời điểm tháng 6/2012, tổng phương diện thanh toán cho 6 tháng đầu năm 2012 là 6,84% so với năm 2011.
Hình 2.4: Diễn biến tăng trưởng tổng phương diện thanh toán M2 trong 6 tháng
đầu năm 2012 so với năm 2011.
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước
Như vậy, chính mục tiêu tăng trưởng tổng phương diện thanh toán của NHNN từ năm 2011 vơ hình trung đã làm suy giảm đáng kể khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Với những thành tựu đạt được trong 6 tháng đầu năm
2012, dự báo trong 6 tháng cuối năm, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu điều hành lượng tiền cung ứng thông qua các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của
thị trường và chỉ đạo của Chính phủ, phấn đấu kiềm chế lạm phát ở mức 6-8%, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (5,2% -5,7%), không gây áp lực lạm phát cho năm
-0.65% -0.11% 1.06% 3.14% 4.47% 6.84% -2.00% -1.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 1/2012 2/2012 3/2012 4/2012 5/2012 6/2012
2013 và các năm tiếp theo, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Nhà nước mua, bán
giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi…trên thị trường tiền tệ , nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng.
Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những nghiệp vụ quan trọng để NHNN phát
hành tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về thông qua mua hay bán các giấy tờ có giá. Qua nghiệp vụ mua hay bán này làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM, và làm tăng hay giảm lượng tiền trong nền kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, NHNN hút về 116.868 tỷ đồng, cụ thể : với nghiệp vụ “mua kỳ hạn” hút 58.719 tỷ đồng; với nghiệp vụ “bán kỳ hạn”, hút
58.149 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng tiền khổng lồ NHNN hút về trong 6 tháng đầu
năm không phải từ nguyên nhân thanh khoản đã cải thiện mà là do trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến cuối tháng 5, NHNN liên tiếp tung tiền ra mua ngoại tệ. Tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng của ngành Kế hoạch và Đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2012 – 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định dự trữ
ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên đáng kể ước đạt khoảng 10 tuần nhập khẩu và có thể đạt chuẩn 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay. Hiện trạng thái thanh khoản của hệ thống ngân hàng vừa mới được cải thiện thì việc NHNN hút bớt một khối lượng lớn tiền trong lưu thông và áp lực đạt mục tiêu tăng trưởng tổng phương diện thanh toán M2 thấp từ tháng 6/2012 đến cuối năm có thể sẽ làm suy yếu khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng .
Hình 2.5 : Giao dịch thị trường mở từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2012. Nguồn : Tổng hợp của NHNN, Thang long securities và Bloomberg.
Tăng trưởng tín dụng và huy động
Tín dụng tăng trưởng ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2012, nhưng cơ cấu tín dụng tiếp tục được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của
Chính phủ. Đến ngày 30/6/2012, tín dụng tăng 0,76% so với cuối năm 2011. Đặc
biệt trong tuần đầu của tháng 7 tín dụng đã tăng nhanh, đưa tăng trưởng tín dụng lên mức 1,76% so với đầu năm. Việc lãi suất huy động đang giảm mạnh xuống 9%/năm và lãi suất cho vay của các ngân hàng còn đang ở mức 12%/năm, các doanh nghiệp
đang trong giai đoạn suy thoái rất khó có thể tiếp cận với nguồn vốn này từ phía
ngân hàng, bởi hiện nay các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ đang chịu áp lực
mạnh của nợ quá hạn và định hướng sáp nhập trong thời gian tới để đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng sinh tồn.
Khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng ở thời điểm tháng 6/2012 là chưa hoàn toàn bền vững, do vốn huy động chủ yếu ngắn hạn nhưng các ngân hàng hiện cho vay trung và dài hạn vượt xa mức 30% trong tổng số nguồn vốn ngắn hạn theo qui định và một phần khả năng thanh khoản tốt hơn là do các doanh nghiệp
đang gặp khó khăn khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng này. Lãi suất huy động đang có xu hướng tiếp giảm, do đó các tổ chức kinh tế lẫn cá nhân sẽ có xu hướng
rút tiền tại các TCTD và đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi cao hơn hoặc
đầu tư vào tổ chức kinh tế tỷ suất sinh lợi tốt hơn. Không chỉ lãi suất huy động mà
lãi suất cho vay cũng đang có xu hướng giảm, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, có nghĩa là tăng trưởng huy động sẽ có xu hướng thấp hơn tăng trưởng cho vay và cung thanh khoản sẽ không đáp ứng được tăng
trưởng của cầu thanh khoản.
Hình 2.6: Tăng trưởng huy động và cho vay 6 tháng đầu năm 2012. Nguồn : Tổng hợp của NHNN Nguồn : Tổng hợp của NHNN
Nợ xấu ngành ngân hàng
Nợ xấu đang trở thành “vấn nạn” trong ngành ngân hàng, khiến “dòng chảy” tín dụng bị tắc nghẽn.Trong năm 2011, giá trị nợ xấu trên dư nợ điều chỉnh là 11,48% tương đương với trên 300 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4,16 lần tỷ lệ nợ xấu báo cáo của các TCTD là trên 3,3% 6. Như vậy, thực tế cho thấy rủi ro hệ thống tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng rất lớn khi các TCTD lách hạn mức tăng trưởng tín dụng, che dấu các khoản nợ
xấu liên quan đến bất động sản và chứng khoán khiến cho việc kiểm sốt khó khăn và
ảnh hưởng lớn đến thanh khoản hệ thống và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Đến ngày 30/6/2012, ước tính con số nợ xấu trong những tháng đầu năm
nay vào khoảng 256.000 tỷ tương đương với 10% trên tổng dư nợ toàn ngành,
chiếm đến 10% GDP năm 2011 và 80% vốn chủ sở hữu toàn bộ hệ thống ngân
hàng.
Bảng 2.1 : Số liệu cơ cấu nợ xấu năm 2011
ĐVT : Tỷ đồng
Nhóm TCTD
Theo báo cáo Điều chỉnh Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu NHTM NN 37,090 2.95% 105,251 8.15% NHTM CP 21,283 2.30% 160,273 13.98% NNLD NHNN 3,964 1.86% 16,250 7.55% Cty TC, CTTC 14,706 16.56% 39,048 27.60% Toàn ngành 77,043 3.10% 320,822 11.48%
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước
Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực sản xuất có liên quan do sức cầu ở các thị trường này suy giảm mạnh trong hơn một năm qua. Chỉ riêng tổng dư nợ bất động sản là xấp xỉ 200.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Sỡ dĩ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều bất ổn là do các ngân hàng đã cho vay quá nhiều so với lượng vốn huy động từ những năm trước đó. Theo tính tốn của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating thì tỷ lệ cho
vay trên huy động của Việt Nam là 103% cao nhất trong khu vực Đông Nam Á
trong quý I/20127.
Hình 2.7 : Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng từ năm 2008 đến tháng 6/2012. Nguồn : Tổng hợp của NHNN
2.2. Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á 2.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
Tên gọi : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á Tên viết tắt : DongA Bank
Trụ sở chính: 130 Phan Đăng Lưu, P.3, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại: 848) 39951483 Fax: (848) 39951614
Website : www.dongabank.com.vn Logo :
Vốn điều lệ: 4.500.000.000.000 VNĐ
Giấy phép thành lập : số135/GP-UB ngày 06/04/1992 của UBND TP. HCM
Giấy phép hoạt động : số 009/NH-GP ngày 27/03/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Giấy phép ĐKKD : số 0301442379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
cấp, đăng ký lần đầu số 059011 ngày 08/04/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 17/06/2011).
Mã số thuế : 0301442379
Ngành nghề kinh doanh :
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có
kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật qui định, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh
ngoại tệ, vàng, bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;