2007-2010
2.2.1 Dịch vụ huy động vốn
Vietinbank là một NHTMCP lớn, với uy tín hoạt động và mạng lưới rộng khắp trên tồn quốc, do đó nguồn vốn huy động của Vietinbank ln có sự tăng trưởng. Để duy trì và phát triển thị phần, Vietinbank đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực như điều hành linh hoạt cơ chế lãi suất, tăng cường tiếp thị, mở rộng khai thác nguồn vốn qua nhiều kênh, cung cấp sản phẩm huy động vốn mang tính cạnh tranh cao, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Tính đến thời điểm 31/12/2007, số dư nguồn vốn huy động 112.425 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 5 4.591 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 48,55%/nguồn vốn huy động mặc dù trong năm 2007 các kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản,... rất sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân tuy nhiên nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn tăng so với năm 2006.
Tuy nhiên sang đến năm 2008, cùng với sự suy giảm của thị trường chứng khoán cùng với mặt bằng lãi suất được điều chỉnh tăng dần đảm bảo thực dương đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản nhưng Vietinbank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 121.634 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2007, trong đó tiền gửi cá nhân đạt 67.670 tỷ đồng tăng 23,96% so với năm 2007.
Năm 2009 với chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của NHNN đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các NHTM, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2009, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động. Với tình hình đó Vietinbank đã chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn, nghiên cứu đưa ra danh mục các sản phẩm tiết kiệm như Chương trình Tiết kiệm lãi suất thả nổi 3+, chương trình “Mua kỳ phiếu – Tiền trao tay, trúng ngay 1 tỷ”,… cùng với chính sách linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh nên số dư huy động đạt hơn 148.374 tỷ đồng tăng 21,98% so với năm 2008, tiền gửi khách hàng cá nhân đạt 75.213 tỷ đồng, tăng 7543 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 11,14%. Tuy nhiên qua đến năm 2010, nền kinh tế ổn định và tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng cao đạt 205.918 tỷ đồng tăng 38,78% so với năm 2009 nhưng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân lại giảm đột biến chỉ đạt 19.478 tỷ đồng giảm 74,1% so với năm 2009 do lãi suất ngân hàng Vietinbank chưa thực sự cạnh tranh được với các ngân hàng TMCP nên khách hàng rút tiền để gửi tại các ngân hàng TMCP để có lãi suất cao hơn. Đồng thời, Vietinbank chưa quan tâm sâu sắc đến cá nhân gửi tiền như nhắc điện thoại khi khách hàng đáo hạn,…trong khi các NHTMCP rất linh hoạt trong dịch vụ này.
Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn dân cư và tổng nguồn vốn huy động từ 2007-2010
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Huy động vốn bán lẻ 54.591 67.670 75.213 19.478 2 Tăng trưởng huy động vốn bán lẻ 23,96% 11,14% -74,1% 3 Tổng nguồn vốn huy động 112.425 121.634 148.374 205.918 4 Tỷ lệ huy động vốn bán lẻ/ tổng
nguồn vốn huy động
48,55% 55,63% 50,69% 9,46%
Biểu đồ 2.1 Huy động vốn dân cư trong tổng huy động vốn từ 2007-2010
2.2.2 Dịch vụ tín dụng:
Bảng 2.2: Số liệu tín dụng bán lẻ và tổng dư nợ từ 2007-2010 (ĐVT: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Dư nợ tín dụng bán lẻ 26.557 27.860 34.489 45.391 2 Tăng trưởng dư nợ tín
dụng bán lẻ 4,9% 24,60% 31,61% 3 Tổng dư nợ tín dụng 102.190 120.752 163.170 234.204 4 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/ tổng dư nợ 25,98% 23,07% 21,13% 19,38%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank)
Vietinbank từlâu đã có vị thế và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đối với các doanh nghiệp lớn. Hoạt động tín dụng bán lẻ mới chỉ được quan tâm trong một vài năm gần đây.
Tính đến 31/12/2007 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 102.190 tỷ đồng tăng 22.039 tỷđồng so với năm 2006, tỷ lệtăng 27,5% trong đó dư nợ cho vay cá nhân và hộgia đình là 26.557 tỷđồng chiếm tỷ trọng 25,98% trong tổng dư nợ.
Năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế dẫn đến tình trạng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng giảm sút (sự biến động này đã tác đ ộng mạnh đến khảnăng thanh khoản của một số NHTM , tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động, thắt chặt cho vay (lãi suất huy động của ngân hàng lên đến mức cao kỷ lục 21%/năm), do đó lãi su ất cho vay cũng có xu hư ớng tăng cao tuy nhiên đối với khách hàng cá nhân, Vietinbank đã phát tri ển đa dạng hóa các sản phẩm cho vay như: cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay ứng trước tiền bán chứng khốn… góp phần mở rộng xu hướng tín dụng bán lẻ. Do đó tổng dư nợ cho vay đạt 120.752 tỷ đồng tăng 18.562 tỷ đồng so với năm 2007, cho vay cá nhân và hộ gia đình là đạt 27.860 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2007 là 1.303 tỷ đồng, tăng 4,9%.
Đến năm 2009 nền kinh tế dần ổn định, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng thời áp dụng chính sách kích cầu nên tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với dư nợ cho vay đạt 163.170 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 21,13% trong tổng dư nợ với 34.489 tỷđồng tăng 24,6% so với năm 2008. Năm 2010, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng nên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tiếp tục tăng trưởng mạnh lên đến 45.391 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,38% tổng dư nợ tín dụng tồn hệ thống là 234.024 tỷ đồng, tăng 31,61% so với năm 2009.
Về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ thì Vietinbank chỉ đạt tỷ trọng từ 18-25% từ năm 2007-2010 trong khi các NHTMCP có tỷ trọng này khá cao từ 35-50% vì các NHTMCP coi phát triển hoạt động NHBL là định hướng phát triển chính của họ.
Nhìn chung dư n ợ tín dụng bán lẻ tại Vietinbank có xu hướng tăng dần qua các năm tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng lại giảm dần qua các năm vì Vietinbank vẫn có thế mạnh về tín dụng bán bn hơn bán lẻ.
Biểu đồ 2.2 Tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ từ năm 2007-2010
Biểu đồ 2.3 So sánh tín dụng bán lẻ giữa Vietinbank và BIDV từ 2007-2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank và báo cáo tình hình hoạt động kinh
Bảng 2.3: So sánh dư nợ tín dụng giữa BIDV và Vietinbank
Năm BIDV Vietinbank BIDV Vietinbank Dư nợ TD bán lẻ Tổng dư nợ
2007 15.558 26.557 102.190 118.170
2008 15.562 27.860 120.752 149.419
2009 19.894 34.489 163.170 190.880
2010 29.930 45.391 234.204 231.329
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank và báo cáo tình hình hoạt động kinh
doanh khối chi nhánh năm 2010 của BIDV)
Ta thấy dư nợ tín dụng bán lẻ của Vietinbank tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV qua các năm từ 26.557 tỷ đồng năm 2007 lên 45.391 năm 2010, trong khi đó BIDV chỉ tăng từ 15.558 tỷ đồng năm 2007 lên 29.930 tỷ đồng năm 2010. Trong khi đó tổng dư nợ của BIDV lại cao hơn so với Vietinbank từ 118.170 tỷ đồng lên 231.329 tỷ đồng năm 2010, còn Vietinbank t ừ 102.190 tỷ đồng năm 2007 lên 234.204 tỷ đồng năm 2010. Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ /tổng dư nợ tín dụng của Vietinbank từ trong khoảng 19-25% còn BIDV là 10-13% chứng tỏ Vietinbank đã chú trọng phát triển đến mảng tín dụng bán lẻhơn so với BIDV.
2.2.3 Dịch vụ thanh toán
Bảng 2.4: Doanh số hoạt động thanh toán từ 2007-2010
Năm 2007 2008 2009 2010 Số giao dịch (triệu giao dịch) 4.8 6.21 8.82 13
Số tiền (ngàn tỷ đồng) 2.178 2.811 3.851 4.929
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank)
Với thế mạnh là mạng lưới rộng khắp, hoạt động thanh toán trong nước đã giữđà tăng trưởng mạnh doanh số thanh tốn tăng gấp đơi so với năm 2006 đạt 4.8 triệu giao dịch với tổng số tiền là 2.178 ngàn tỷ đồng . Đến cuối năm 2008, hoạt động thanh toán đạt 6.21 triệu giao dịch với tổng số tiền là 2.811 ngàn tỷđồng, tăng 29.1% so với năm 2007. Hơn nữa trong năm 2009 và 2010 Vietinbank đã triển khai
đến hoạt đơng thanh tốn tăng cao năm 2010 đạt 13 triệu giao dịch với số tiền 4.929 ngàn tỷđồng tăng 28% so với năm 2009 đạt 3.851 ngàn tỷđồng với 8.82 triệu giao dịch.
2.2.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân của Vietinbank khá đa dạng bao gồm Vietinbank Ipay, Internet banking, SMS Banking, Ví điện tử MoMo, ATM Online, … Các dịch vụ trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về của khách hàng về thơng tin, tiện ích, giúp khách hàng có thể tra cứu số dư tài khoản, chuyển khoản, nạp tiền điện thoại,… giúp đem lại nguồn thu phí ổn định cho ngân hàng.
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh từ hoạt động Home-Banking và Mobile
Banking từ năm 2008 đến tháng 09/2009 tại Vietinbank
Chỉ tiêu
9 tháng năm
2008 Năm 2008 Đến 09/2009 Thực hiện Thực hiện Thực hiện
So với 9 tháng năm 2008 Home - Banking Doanh số (tỷ đồng) 115 152 315 274% Số lượng khách hàng 285 315 763 268% Số món 628 820 1857 296% Mobile - Banking Doanh số (tỷ đồng) 1.3 2.6 3.1 238% Số lượng khách hàng 2.765 3.506 7.215 261% Số món 4.318 6.254 12.575 291% (Nguồn: Nguyễn Văn Đạt, 2009)
Qua số liệu trên cho thấy lượng khách hàng đăng ký dịch vụ Home-Banking và Mobile-Banking tăng mạnh theo thời gian. Tính đến tháng 9 năm 009, lượng khách hàng ký hợp đồng giao dịch Home -banking đạt 268% so với cung kỳ năm 2008 đạt 763 khách hàng. Còn dịch vụ Mobile-Banking là 7.215 khách hàng với tỷ lệ 261%. Với các số liệu trên cho thấy xu hướng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng tăng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch, nhanh chóng, thuận tiện.
Từ tháng 5/2008 Vietinbank triển khai dịch vụSMS Banking đã thu hút hơn 35.000 khách hàng sử dụng dịch vụ và con số này đã tăng lên đáng kể với sốlượng 87.000 khách hàng vào năm 2009 với tốc độ tăng 148% so với năm 2008. Tổng doanh số thu phí dịch vụ 6 tháng đầu năm 2010 của SMS Banking đạt trên 5 tỷ đồng, tăng 139% so với năm 2009.
2.2.5 Dịch vụ khác
- Dịch vụ kiều hối:
Bảng 2.6: Doanh số chi trả kiều hối từ 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số chi trả (triệu USD) 450 750 900 920 1200 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank)
Ta thấy doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank tăng trưởng cao qua các năm, do mạng lưới chi trả kiều hối đã phát triển đến hầu hết các phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm, các giao dịch kiều hối được xử lý tập trung tại Hội sở chính, nên khi kiều hối chuyển về thì ghi có ngay vào tài khoản cho khách hàng, nếu khách hàng khơng có tài khoản thì có thể nhận tiền tại bất kỳ chi nhánh hoặc điểm giao dịch nào gần nhất. Doanh số chi trả kiều hối năm 2007 đạt 750 triệu USD tăng 67% so với năm 2006 chiếm 15% thị phần trên thị trường chính thức ở Việt Nam. Sang năm 2008 với việc ứng dụng phần mềm mới cho dịch vụ kiều hối và việc mở rộng với nhiều đối tác trên thế giới là các ngân hàng đại lý và công ty chuyển tiền đã làm tăng doanh số chi trả lên 900 triệu USD tăng 150 triệu USD so với năm 2007 với tỷ lệtăng 20%.
Hơn nữa Vietinbank đã quảng bá dịch vụ kiều hối cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, Anh, Đức,… và cá nhân người Việt đi hợp tác lao động ở các nước như Malaysia, Trung Đông, Hàn Quốc, Đài Loan,… Việc liên kết với các ngân hàng như Well-Fargo, Bank of New York,…và việc ra đời dịch vụ chuyển tiền kiều hối Online – Vietinbank eRemit, sản phẩm tiết kiệm cho người cá nhân xuất khẩu lao động chuyển tiền kiều hối về… đã làm cho doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank năm 2010 là 1200 triệu USD tăng 280 triệu USD so với năm 2009 đạt 920 triệu USD với tốc độtăng là 30.4% so với năm 2009.
- Dịch vụ thẻ:
Bảng 2.7: Số lượng thẻ ATM phát hành tại Vietinbank từ 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng thẻ ATM phát hành (thẻ) 985.000 1.762.996 3.206.000 4.204.000 4.976.554 Số lượng thẻ TDQT phát hành 1.390 2.410 7.575 9.500
Số lượng thẻ của Vietinbank tăng trưởng nhanh qua các năm, năm 2009 Vietinbank phát hành thêm 1 triệu thẻ ATM với sốdư hơn 2 ngàn tỷđồng, sử dụng mạng lưới 1.042 máy ATM của Vietinbank , 9.5 ngàn thẻ tín dụng quốc tếđã được phát hành trong năm 2009. Do Vietinbank đã tăng m ột số tiện ích cho thẻ như gửi tiết kiệm qua thẻ, chuyển khoản từ tài khoản ATM của khách hàng này qua khách hàng khác thông qua tin nhắn chuyển khoản, nạp tiền điện thoại di động Vnpay, thanh toán cước S-fone, thanh toán tiền điện, vé tàu hỏa và có thể rút tiền các máy ATM của Vietinbank và các ngân hàng trong mạng lưới Banknet và Smartlink.
2.3 Những kết quả kinh doanh đạt được của ngân hàng Vietinbank: Bảng 2.8 Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Vietinbank từ 2007-2010
ĐVT: tỷđồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Thu nhập lãi thuần 6.029 7.189 8.139 12.089 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 335 438 649 1.436 Thu nhập hoạt động thuần
6.680 8.693 9.071 14.819
Tỉ lệ thu DV/Tổng thu 5.01% 5.04% 7.15% 9.69%
Ta thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng Vietinbank tăng dần qua các năm từ 335 tỷ đồng năm 2007 đến 1.436 tỷ đồng năm 2010. Tỷ lệ thu DV/Tổng thu cũng tăng t ừ 5.01% năm lên 9,69% năm 2010 điều đó cho thấy Vietianbank đã chú trong trong mảng NHBL vì các dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu dịch vụ là chủ yếu.
2.4 Thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank từ 2007- 2010
2.4.1 Chất lượng dịch vụ huy động vốn:
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay không chỉ các ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngồi, vì vậy Vietinbank đã phải nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ huy động vốn bán lẻ.
Với những chiến lược kinh doanh linh hoạt, trong thời gian qua Vietinbank đã đưa ra nhiều sản phẩm, nhiều chương trình khuyến mãi liên tiếp nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng cá nhân đến giao dịch gửi tiền tại ngân hàng. Các sản phầm tiền gửi của Vietinbank đa dạng và phong phú như tiết kiệm thông minh, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm tích lũy, tiền gửi ưu đãi tỷ giá áp dụng cho khách hàng đổi ngoại tệ ra gửi VNĐ với tỷ giá ưu đãi, tiết kiệm kiều hối dành cho cá nhân đi hợp tác lao động nước ngoài… Đồng thời, Vietinbank liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi tiết kiệm như “Mừng chiến thắng – Trao quà tri ân”, “Gửi tiền sinh lộc – Quà tặng trao tay”, “Mua Chứng chỉ tiền gửi – May mắn trúng Camry”, “May mắn nhân đôi – Niềm vui gấp bội” khách hàng gửi tiền sẽ được hai lần quay sốtruúng thưởng… đã giúp cho nguồn vốn của Vietinbank không ngừng tăng lên.
Chất lượng dịch vụ huy động vốn bán lẻ của Vietinbank còn thể hiện qua lãi suất cạnh tranh, nếu như trước đây lãi suất của Vietinbank thấp hơn lãi suất của ngân hàng khác thì nay lãi suất đã thay đổi linh hoạt, thay đổi theo thị trường. Ngoài