DỤNG TẠI CƠNG TY ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.5.1 Về phía khách hàng
Do trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của một số khách hàng vay vốn tại HFIC đã dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, dự án triển khai không hiệu quả. Năng lực về tài chính của khách hàng khơng đảm bảo để triển khai hồn tất dự án.
Do tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp khủng hoảng trong nhiều năm liền như đã phân tích ở trên, đã làm cho các doanh nghiệp không lường trước
được các khó khăn, một số dự án của khách hàng khi hoàn thành rơi vào đúng chu
kỳ này nên không phát huy được hiệu quả, làm cho nguồn thu không đủ trả nợ. Một số khách hàng vay vốn là đơn vị hành chính sự nghiệp khi vay vốn từ chương trình kích cầu thơng qua đầu tư được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi vay có tâm ý ỷ lại, khơng chủ động thanh tốn lãi đến hạn dẫn đến phải bị chuyển nợ quá hạn và làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng của HFIC trong thời gian qua.
2.5.2 Về phía HFIC
Đội ngũ CBTD hầu hết đều có trình độ chun mơn, được đào tạo bài bản,
tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học tại các chuyên ngành tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, do đó cũng cịn những hạn chế nhất định.
Chất lượng phân tích, dự báo các rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng
cịn yếu, chưa chủ động phát hiện kịp thời các rủi ro xảy ra. Cơng tác kiểm tra định kỳ đơi khi cịn hình thức chưa đi sâu đánh giá, phân tích tình hình dự án khi hoàn
thành đưa vào sử dụng cũng như tình hình tài chính của khách hàng.
Một số dự án đầu tư thẩm định chưa chính xác, chưa dự báo năng lực về vốn, năng lực triển khai dự án, dự báo biến động của thị trường nên khi dự án đi vào hoạt
50
Thẩm định hồ sơ pháp lý của một số tài sản thế chấp hình thành trong tương lai chưa chặt chẽ dẫn đến khó khăn khi thực hiện thủ tục phát mãi tài sản đối với
các khách hàng có nợ xấu.
Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp thời cho hoạt động của
HFIC¸ trong đó việc khai thác và xử lý thông tin đối với hoạt động tín dụng cịn rất hạn chế, dẫn đến xử lý thơng tin chậm, thiếu đồng bộ với các phịng nghiệp vụ
khác.
2.5.3 Các nguyên nhân khác
2.5.3.1 Chính sách thay đổi
Trong thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã thay đổi nhiều chính sách kính tế vĩ mơ như:
Trong năm 2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm
chế lạm phát, buộc các tổ chức tín dụng phải hạn chế tăng trưởng tín dụng, làm lãi suất cho vay tăng cao … đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn tại HFIC do họ có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng nên khơng kịp thích ứng kịp thời với các thay đổi này làm họ không đủ nguồn vốn để thanh toán nợ đúng hạn.
Qua năm 2009 – 2010, Chính phủ thực hiện gói cứu trợ kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp khi vay vốn với lãi suất ưu đãi, với chương trình này
đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, kích thích đầu tư
phát kinh tế. Đối với NHNN đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để ổn
định lãi suất thị trường theo xu hướng giảm dần, theo đó NHNN đã tích cực hỗ trợ
thanh khoản cho các NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước
đây thông qua hoạt động tái cấp vốn, thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ, mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối và can thiệp tỷ giá phù hợp trên thị trường. Điều này đã tác động tích cực đến các khách hàng vay vốn tại HFIC và giúp phục hồi tình hình sản
xuất kinh doanh của họ, từ đó giúp HFIC xử lý được các khoảng nợ xấu (đến cuối năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của HFIC chỉ còn 0,033%).
51
các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi giữ ngun nhóm nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nếu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; chỉ đạo các TCTD tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ, thực hiện mua bán nợ, xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích lập dự phịng rủi ro.
2.5.3.2 Mơi trường kinh tế trong và ngồi nước
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã nổ ra từ Mỹ - một nền kinh tế nói chung và trung tâm tài chính – tiền tệ nói riêng lớn nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng năm 2008 có sức ảnh hưởng vơ cùng rộng lớn trên tồn thế giới và lần đầu tiên thế giới trãi qua cú sốc trên diện rộng như vậy về khó khăn kinh tế. Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu.
Kinh tế toàn cầu năm 2012 trải qua nhiều biến động và diễn biến phức tạp. Khủng hoảng nợ công và những khó khăn của các định chế tài chính ngân hàng ở khu vực Euro đặt hệ thống tài chính khu vực Châu Âu và toàn cầu trước những nguy cơ đổ vỡ; sự mất ổn định về chính trị tại khu vực Trung Ðông khiến giá dầu mỏ leo thang, kéo theo lạm phát tăng, tác động tiêu cực làm tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; bên cạnh đó, các chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt quá mức đẩy một số quốc gia rơi vào tình trạng giảm phát hoặc các hoạt động kinh tế suy yếu trong một thời gian dài; thất nghiệp tiếp tục tăng cao ở các nền kinh tế đang phát triển tạo sức ép lên ổn định kinh tế xã hội.
Những tháng đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với một số vấn đề đã tồn tại, tích tụ trong một thời gian dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn vĩ mô; lạm phát cao, lãi suất ngân hàng neo đậu ở mức cao; sản xuất kinh
doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; sức mua thị trường suy giảm, chỉ số hàng hóa tồn kho ở mức cao; thị trường bất động sản đóng
52
băng, làm cho chất lượng tín dụng suy giảm, nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Với những bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước như trên và khả năng
ứng phó với sự thay đổi mơi trường kinh doanh của các khách hàng bị hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của các khách hàng khi vay vốn tại HFIC
trong thời gian qua.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, luận văn đi vào tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ hoạt động
của HFIC nói chung và nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng nói riêng trong thời gian hoạt động vừa qua. Với hệ thống số liệu cụ thể, thực tế trong nhiều năm và qua hệ thống đánh giá chỉ tiêu về chất lượng tín dụng của HFIC, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, luận văn đã nêu được một số kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của HFIC cần tiếp tục phát huy, bên cạnh đó
HFIC cũng còn nhiều tồn tại hạn chế như đã nêu làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến
chất lượng tín dụng trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, HFIC phải tiếp tục hồn thiện và tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng.
53
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC TP.HỒ CHÍ MINH
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HFIC ĐẾN NĂM 2015