Chƣơng 4: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo từ kết quả khảo sát cảm nhận của người học tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Chương bốn hệ thống ngắn gọn kết quả của nghiên cứu, đề cập đến hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

4.1 Kết quả chính và ý nghĩa của nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy nhận thức của người học về giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ đào tạo do một tổ chức đào tạo thuộc hệ thống đào tạo nghề cơng lập cung cấp. Do tính chất cá nhân của quá trình nghiên cứu, người thực hiện nghiên cứu chỉ khoanh vùng tại trường CĐN TP.HCM nên kết quả nghiên cứu địi hỏi sự cẩn thận khi suy rộng, áp dụng cho các tổ chức trong hệ thống đào tạo nghề trong nước.

Thang đo giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo (đã được hiệu chỉnh), được kiểm định là phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong hệ thống đào tạo nghề, vì vẫn giữ đúng 5 giá trị cảm nhận: giá trị cảm xúc, giá trị kiến thức, giá trị chức năng, giá trị xã hội, và một giá trị điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù hệ thống dạy nghề là: giá trị hình ảnh_giảng dạy.

Mơ hình giá trị cảm nhận được hình thành gồm 5 nhân tố tác động đến đánh giá tồn diện về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường CĐN TP.HCM. Thứ tự giảm dần mức độ quan trọng của các nhân tố trong tác động là như sau: giá trị hình ảnh_giảng dạy, giá trị kiến thức, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội.

Đề tài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Giá trị hình ảnh_giảng dạy tác động dương đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo, Giá trị chức năng (cĩ tính kinh tế) tác động dương đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo, Giá trị kiến thức tác động dương đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo, Giá trị cảm xúc tác động dương đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo, Giá trị xã hội tác động dương đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

Kết quả cũng chỉ ra sự khác biệt trong cảm nhận về đánh giá tồn diện về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường CĐN TP.HCM giữa những người học cĩ niên khĩa khác nhau, Cĩ sự khác biệt trong cảm nhận về đánh giá tồn diện về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường CĐN TP.HCM giữa những người học cĩ chuyên ngành khác nhau.

4.2 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Ngồi ra, sự thuận tiện của mẫu những sinh viên tham gia trả lời cho bảng khảo sát thực tế vơ tình làm cho người thực hiện bỏ sĩt nhận định về giá trị cảm nhận một số lượng các sinh viên khơng đến giảng đường những ngày khảo sát. Bên cạnh đĩ, ý định khảo sát tỷ lệ sinh viên hợp lý theo từng khoa cũng bị gián đoạn và người thực hiện nghiên cứu đã quyết định khảo sát tại hai khoa cĩ số lượng sinh viên lớn nhất trường vì các nguyên nhân khác nhau. Tuy thế, mơ hình giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo trong đĩ đào tạo được xem như là một dịch vụ cung cấp theo sinh viên cảm nhận được hình thành qua nghiên cứu này cĩ thể xem như kinh nghiệm thực tiễn và khung cơ bản lý thuyết để tiếp tục phát triển nghiên cứu trong thời gian tới.

Bên cạnh đĩ, nghiên cứu này cũng tồn tại những hạn chế như:

-Để đánh giá một chương trình đào tạo thơng qua cảm nhận của người học cần phải thực hiện nhiều cách đánh giá khác nhau, thậm chí ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát cảm nhận của người học trong quá trình học tập về chất lượng dịch vụ đào tạo.

-Nghiên cứu chỉ tập trung vào nhĩm đối tượng người học đang theo học các khĩa đào tạo chính quy tại trường CĐN TP.HCM mà chưa mở rộng nghiên cứu đến các đối tượng học viên khác.

-Việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo cách thức thuận tiện nhất. Chính vì thế tập mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát được tồn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu.

Người thực hiện nghiên cứu cĩ định hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Với những hạn chế về cách thức và phạm vi nghiên cứu, người nghiên cứu nhận thấy cần cĩ một nghiên cứu đánh giá tồn diện hơn về các khía cạnh ảnh hưởng đến cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo; Mở rộng đối tượng nghiên cứu là học sinh-sinh viên tại trường, tại các cơ sở đào tạo nghề khác. Cĩ như vậy mới bao quát được nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đĩ, việc chọn mẫu nên tiến hành theo xác suất như thế sẽ làm tăng khả năng khái quát hĩa của tập mẫu nghiên cứu.

Ngồi ra, người thực hiện nghiên cứu mong muốn ứng dụng phương pháp kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA thơng qua phần mềm AMOS, phương pháp SEM, kỹ thuật bootstrap nhằm tìm kiếm một mơ hình thực sự chuẩn hĩa trong giá trị cảm nhận của người học về chất lượng dịch vụ đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo từ kết quả khảo sát cảm nhận của người học tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)