Lý thuyết nhu cầu của Maslow (1943)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện thoại viên ở mobifone call center (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Tổng hợp các lý thuyết về động viên nhân viên

2.3.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow (1943)

Theo Maslow nhu cầu của con người được chia thành năm cấp bậc tăng dần: sinh lý, an toàn, xã hội, tôn trọng và thể hiện. Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì nhu cầu ở cấp bậc cao hơn sẽ xuất hiện. Từ lý thuyết này, ta thấy nhà quản lý cần phải biết được nhân viên mình đang ở cấp bậc nhu cầu nào để từ đó có những động viên phù hợp với họ bằng những biện pháp khác nhau.

Nhu cầu sinh lý (cơ bản): đây là nhu cầu bậc thấp nhất, tối thiểu của con người như:

cơm ăn, áo mặc, ngủ nghỉ,…

Nhu cầu an toàn: Chúng ta mong muốn một công việc ổn định, thu nhập thỏa đáng với

công sức của mình và một chút dư dả để phịng thân.

Nhu cầu xã hội: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người

này chấp nhận. Con người ln có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

‐16‐ 

Nhu cầu tôn trọng: Theo A. Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được

chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tơn trọng mình. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lịng tự tin. Mong muốn của con người là nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân

từng cá nhân đều mong muốn trở thành những người hữu dụng. Vì thế, con người thường ln mong muốn có được địa vị cao trong xã hội, tổ chức để được mọi người tơn trọng và kính nể.

Nhu cầu được thể hiện: A. Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong các cấp bậc của

ông. Đó là sự mong muốn để đạt đến đỉnh điểm của sự thỏa mãn tức là làm cho tiềm

năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một cơng việc nào đó theo sở thích và chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết Maslow đã sắp xếp nhu cầu con người theo thứ tự từ thấp lên cao.

Như vậy, theo lý thuyết này, thì trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất trên cơ sở đó sẽ cố gắng nâng dần lên các mức nhu cầu cao hơn nhằm mục

đích làm tăng sự hài lịng cho người nhân viên của mình và kết quả cơng việc sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã trình bày được nhiều khía cạnh về động viên nhân viên trong công việc. Lý thuyết này cũng được chấp nhận rộng rãi nhưng cũng có khơng ít các nhà nghiên cứu chống lại quan điểm của Maslow. Mặc dù, những nhà nghiên cứu này cũng đã đưa ra nhiều kết luận tương đồng với Maslow. Tuy nhiên,

thuyết Maslow vẫn còn một hạn chế quan trọng là chưa được kiểm định trong thực

nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện thoại viên ở mobifone call center (Trang 25 - 26)