2.2 Thực trạng công tác QTRRTN tại BIDV
2.2.3.3 Công cụ ma trận rủi ro tác nghiệp
Dựa trên số liệu báo cáo dấu hiệu RRTN, định kỳ hàng quý, Ban QLRRTT&TN tiến hành xây dựng ma trận RRTN cho từng mặt nghiệp vụ và từng đơn vị, theo đó mỗi dấu hiệu, mỗi nghiệp vụ, mỗi chi nhánh sẽ đánh giá và cho điểm tần suất xảy ra rủi ro và điểm mức độ ảnh hƣởng theo thang điểm từ 1 đến 5. Từ đó đề xuất biện pháp hành động đối với những dấu hiệu, nghiệp vụ, đơn vị có mức độ rủi ro cao để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Mục đích:
Giúp Ban lãnh đạo nhận biết đƣợc trong số các mặt nghiệp vụ hoạt động của BIDV, nghiệp vụ nào có mức độ rủi ro cao, đang ở mức báo động đỏ.
Chỉ ra trong mỗi mặt nghiệp vụ của BIDV, dấu hiệu rủi ro nào có tần suất xảy ra cao trong tồn hệ thống và có mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng; những chi nhánh nào có dấu hiệu rủi ro cao, đang ở mức báo động, cần phải có biện pháp kiểm sốt kịp thời để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.
Là cơ sở để kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán theo mức độ rủi ro. Tần suất: Từ năm 2008 đến nay: định kỳ hàng quý
Phạm vi:
37
vụ, và ma trận rủi ro cho từng mặt nghiệp vụ và ma trận rủi ro cho các chi nhánh. Phương pháp thực hiện:
Ban QLRRTT&TN xây dựng phƣơng pháp tính điểm cho các loại ma trận. Các ban nghiệp vụ tham gia vào phƣơng pháp tính điểm cho nghiệp vụ có liên quan
Ban QLRRTT&TN tiến hành xây dựng các ma trận.
Báo cáo Ban lãnh đạo những dấu hiệu, những nghiệp vụ, những chi nhánh có mức độ rủi ro cao.
Ban lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các giải pháp