2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT tại VCB Sóng Thần.
2.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB Sóng Thần
2.3.2.1 Về tốc độ tăng trưởng TTQT
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ra đời đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Ngân hàng. Bởi vì thanh tốn quốc tế gắn liền với nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và Ngân hàng cần phải đáp ứng nhu cầu
ấy. Ngược lại, hoạt động mua bán ngoại tệ tạo điều kiện để thanh tốn quốc tế được
hồn thành, tạo uy tín cho Ngân hàng và thu hút khách hàng mới.
Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đối với khách hàng vay để nhập khẩu đều phải thanh toán qua Ngân hàng. Ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay, thời gian hàng về…Từ đó đảm bảo cho việc thu nợ của Ngân hàng. Còn đối với khách hàng xuất khẩu đã xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng để chiết khấu hoặc để nhờ đòi tiền hộ. Điều này giúp việc thu nợ của Ngân hàng rất thuận
lợi và đây cũng là nguồn cung cấp ngoại tệ của Ngân hàng.
Qua đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, người mua ngoại tệ để trả nợ Ngân hàng hay bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu, quy mô hoạt động mua bán ngoại tệ đã tăng liên tục cùng với sự gia tăng doanh số thanh
toán quốc tế từ hàng năm qua Ngân hàng.
Hiện nay mặc dù tất cả các NHTM đều được phép hoạt động kinh doanh đa năng nhưng trên thực tế Ngân hàng Ngoại thương nói chung và VCB Sóng Thần nói riêng với ưu thế về trình độ nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, về uy tín trong quan
hệ quốc tế nên vẫn giữ vai trò là ngân hàng chủ lực của Việt Nam trong lĩnh vực phục vụ kinh tế đối ngoại. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm.
Hoạt động TTQT trong những năm qua đã có những chuyển biến cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình từ 10-20% /năm. Cùng với
đà tăng trưởng Xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước nói chung và hoạt động tài trợ
thương mại , thanh toán xuất nhập khẩu của hệ thống VCB nói riêng, doanh số TTQT tại VCB Sóng Thần tăng trưởng nhanh và ổn định.
Bảng 2.3: Doanh số thực hiện TTQT tại VCB Sóng Thần.
Đơn vị tính: triệu USD Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số TTQT 77.82 90.91 133.60 209 312 Tốc độ tăng trưởng 13.09% 46.96% 56.44% 49.28%
Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT tại VCB Sóng Thần
77.82 90.91 133.6 209 312 0 50 100 150 200 250 300 350 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số TTQT
Nhìn chung, doanh số TTQT tại VCB Sóng Thần tăng đều qua các năm.
Năm 2007 doanh số TTQT đạt 77.82 triệu USD, trong thời gian này, chi nhánh vừa
được tách khỏi VCB Hồ Chí Minh, bước đầu chập chững hoạt động độc lập nên còn
thụ động và cầm chừng, khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp mới giao dịch, sản phẩm giao dịch còn hạn chế, có ít doanh nghiệp lớn có đóng góp nhiều, những doanh nghiệp này là khách hàng truyền thống đã có quan hệ giao dịch trước đó và
được VCB Hồ Chí Minh chia lại cho chi nhánh. Do vậy doanh số TTQT trong thời
kỳ này không đạt kết quả cao.
Năm 2008, doanh số TTQT đạt 90.91 triệu USD, tăng 13,09% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã gặt hái được những kết quả khả quan bước
đầu. Chi nhánh đã bắt đầu triển khai nhiều chiến lược trong việc chiêu thị và tiếp
cận khách hàng mới, khai thác và bán chéo sản phẩm cho khách hàng hiện tại. Sang năm 2009, đã có sự tăng trưởng rõ rệt, những kết quả nói trên đã khẳng định uy tín của VCB Sóng Thần, chi nhánh đã khơng ngừng mở rộng thị phần của mình, và tiếp tục phát huy trong những năm kế tiếp, doanh số đạt 209 triệu USD trong năm 2010 và đạt 312 triệu USD trong năm 2011, đạt trên 100% so với chỉ tiêu được hệ thống giao trước đó.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam lớn như VCB, Viettin Bank, Agribank, BIDV…mà còn bị cạnh tranh gay gắt với hệ thống ngân hàng cổ phần. Đặc biệt từ 01/04/2007, khi các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh và thực hiện các hoạt động tại Việt Nam theo lộ trình mở cửa khi gia nhập WTO thì hoạt động này lại cịn bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm tại VCB Sóng Thần
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh số thanh toán xuất
khẩu 56 67.16 84.93 116 199
Doanh số thanh toán nhập
khẩu 22 23.75 48.66 93 113
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2007 2008 2009 2010 2011 DS TTXK DS TTNK
Với tình trạng nhập siêu kéo dài của đất nước, sự mất cân đối giữa thanh
toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu không chỉ diễn ra ở VCB Sóng Thần mà nó cịn xảy ra với rất nhiều các NHTM khác. Tuy nhiên VCB Sóng Thần vẫn duy trì được sự cân đối giữa thanh tốn hàng xuất khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu so với hầu hết các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Doanh số thanh toán xuất khẩu cũng như nhập khẩu tăng đều, giữ vững mức độ tương quan và ổn định qua các
năm. Rõ ràng, doanh số thanh tốn xuất khẩu ln cao hơn doanh số thanh toán nhập khẩu, tuy nhiên doanh số thanh tốn nhập khẩu đang có xu hướng tăng dần
qua các năm và tiến đến gần doanh số thanh toán xuất khẩu. Điều này có thể được hiểu do các nguyên sau đây:
+ Trước năm 1991, hầu hết các thanh tốn xuất nhập khẩu trên tồn quốc đều phải tập trung qua Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam có một đội ngũ các khách hàng truyền thống có hoạt động thanh toán xuất khẩu với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: dầu thơ, gạo, cao su, cà phê, gỗ, thủy hải sản...
+ Phát triển dịch vụ thanh tốn hàng xuất khẩu có vai trò to lớn đối với hoạt
động của các NHTM Việt Nam. Ngồi những vai trị nói chung của hoạt động thanh
toán quốc tế như đã đề cập đến ở chương I thì vai trị của thanh tốn hàng xuất khẩu còn được thể hiện ở các mặt sau:
o Các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý
hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ
của khách hàng.
o Các NHTM có thể mua lại ngoại tệ nhàn rỗi từ các khách hàng xuất khẩu. Điều này giúp cho NHTM rất nhiều trong việc chủ động quản lý nguồn ngoại tệ kinh doanh.
Trong giai đoạn nhập siêu như hiện nay thì việc chủ động được nguồn ngoại tệ cho mua bán và đáp ứng nhu cầu cho vay, thanh toán ngoại tệ của khách hàng là một vấn đề mà bất cứ NHTM nào cũng quan tâm và đặt làm mục tiêu chiến lược
của mình. Như vậy, việc VCB Sóng Thần chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu là hiển nhiên và dễ hiểu. Điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này giữa các NHTM là rất gay gắt và khốc liệt.
Cùng với sự tăng trưởng về doanh số thanh toán, các sản phẩm của thanh toán xuất nhập khẩu cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền cho tới nhờ thu, thư tín dụng đến bảo lãnh, tái bảo lãnh và một số sản phẩm khác. Có thể nhận thấy tỷ trọng của từng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thong qua biếu sau:
Đồ thị 2.6: Tỷ trọng các phương thức thanh tốn quốc tế tại VCB Sóng Thần.
44 45 28 25 27 23 20 21 18 15 33 35 51 57 58 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 LC NHỜ THU TTR
Qua biểu trên ta thấy xu hướng thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu theo phương thức LC giảm dần về doanh số qua các năm, theo đó thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền đang dần thay thế LC. Đây cũng là xu thế hiện nay đang diễn ra ở các nước phát triển. Năm 2007 tỷ trọng của phương thức thanh toán LC chiếm 44% trong tổng doanh số, đến năm 2011 giảm xuống còn 27%, ngược lại tỷ trọng của phương thức thanh toán TTR chiếm 33% năm 2007 tăng lên 58% trong năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là: sau một thời gian ký kết hợp đồng giao thương
theo phương thức LC phức tạp, thủ tục rờm rà, chí phí cao… thì các doanh nghiệp
đã chuyển sang phương thức TTR ít tốn phí và thủ tục thanh tốn đơn giản hơn,
nhanh chóng. Phương thức thanh tốn nhờ thu khơng biến động nhiều qua các năm, có xu hướng giảm dần, năm năm 2007 chiếm tỷ trọng 23%, đến năm 2011 giảm xuống cịn 15%, trong đó chủ yếu là nhờ thu trả chậm.
Trong những năm gần đây, doanh số thông báo L/C xuất và thanh toán L/C xuất tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và ổn định. Năm 2011, doanh số thông báo L/C xuất và thanh toán L/C xuất tăng lên rất nhiều so với năm 2007 chứng tỏ các khách hàng xuất khẩu đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ thanh tốn hàng xuất của VCB Sóng Thần đã tăng một cách đáng kể cả về số lượng và giá trị từng thương vụ.
Bảng số 2.5.: Tình hình thơng báo và thanh tốn L/C hàng xuất
Thơng báo Thanh tốn
Năm Số món Số tiền (triệu USD) Số món Số tiền (triệu USD) 2007 301 28.21 256 24.64 2008 311 26.22 287 30.22 2009 357 24.31 302 23.78 2010 362 34.89 314 29.00 2011 341 41.56 325 53.73
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Sóng Thần)
Số liệu trên đã cho thấy khách hàng đã tin tưởng ở chất lượng nghiệp vụ
thanh toán hàng xuất khẩu mà ngân hàng cung cấp, nhờ đó uy tín của VCB Sóng
Thần ngày càng được khẳng định.
VCB Sóng Thần khơng chỉ thực hiện thơng báo L/C xuất, một khâu trong cả quy trình thanh tốn L/C xuất mà còn thực hiện tư vấn cho khách hàng và cho chi nhánh về các điều khoản của L/C, những điều khoản bất lợi để yêu cầu ngân hàng
nước ngoài sửa đổi, giúp chi nhánh và khách hàng chuẩn bị bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo gửi đi địi tiền ở ngân hàng nước ngồi, thực tế đã cho thấy số món L/C
hàng xuất gửi đi địi tiền được thanh tốn ngày càng cao với doanh số tăng dần qua các năm. Năm 2007, VCB Sóng Thần đã thực hiện thanh tốn 256 món với trị giá 24.64 triệu đô la Mỹ, đến năm 2011 là 325 món với trị giá 53.73 triệu đô la Mỹ.
Ngân hàng đã thực hiện chiết khấu chứng từ tài trợ cho khách hàng có thể nhận được tiền hàng xuất khẩu trước khi bộ chứng từ được ngân hàng nước ngồi thanh tốn. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã rất tin tưởng vào chất lượng kiểm tra chứng từ hàng xuất khẩu của mình, mạnh dạn chấp nhận cho khách hàng được nhận tiền trước khi gửi bộ chứng từ đi đòi tiền ngân hàng nước ngoài. Những bộ chứng từ
đã được chiết khấu cho đến nay đều là những bộ chứng từ hồn hảo và đã được phía
ngân hàng nước ngồi thanh tốn tốn đầy đủ. Nhờ đó, VCB Sóng Thần vừa nhận
được số tiền đã ứng trước cho khách hàng cộng với khoản phí thu được giúp tăng
nguồn ngoại tệ phục vụ cho các nghiệp vụ TTQT.
Bảng 2.6 : Tình hình hoạt động TTXK theo phương thức nhờ thu và
chuyển tiền đến từ nước ngồi.
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Nhờ thu xuất khẩu 12.88 13.43 17.84 20.88 29.85 TTR xuất khẩu 18.48 23.51 43.31 66.12 115.42 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Sóng Thần)
Tương tự phương thức thanh toán bộ chứng từ LC xuất khẩu, doanh số thanh toán bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2007 đạt 12.88 triệu USD, đến năm 2011 đạt 29.85 triệu USD tăng hơn 50% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng phương thức thanh toán này giảm dần qua các năm, điều này cho
thấy các nhà xuất nhập khẩu đã khơng cịn ưa chuộng phương thức thanh toán này. Những bộ chứng từ nhờ thu được gửi đi đòi tiền chủ yếu là những bộ chứng từ
thanh toán trả chậm, nhằm đảm bảo khả năng được thanh toán cao hơn thơng qua
uy tín giữa các ngân hàng nhờ thu hộ và ngân hàng thu hộ.
Phương thức thanh tốn chuyển tiền đến quốc tế có doanh số ngày càng tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số chuyển tiền nhận qua SWIFT tại VCB Sóng Thần
đạt 18.48 triệu USD. Tốc độ tăng năm 2009 đạt 84% so với năm 2008, nguyên nhân
chủ yếu: năm 2009 tình hình ngoại tệ diễn biến phức tạp, nhờ chính sách linh hoạt về tỷ giá, cùng với việc đã hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu mua USD trước tình hình dư thừa ngoại tệ năm 2007, vì vậy chi nhánh khơng những giữ chân được nhiều khách hàng cũ mà còn thu hút nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh số ngoại tệ từ nguồn ngoại tệ TTR nước ngoài. Đến năm 2011, nhờ làm
tốt công tác khách hàng, chủ yếu tập trung khai thác và tiếp cận các công ty doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan có vốn 100% nước ngồi có tiềm năng, doanh số TTR đến từ nước ngoài đạt 115.42%, tăng 75% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của
phương thức TTR được thể hiện như biểu dưới đây:
Đồ thị 2.7: Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán TTR đến nhận qua SWIFT
tại VCB Sóng Thần. 18.48 23.51 43.31 66.12 115.42 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số TTR
(Nguồn: Báo cáo doanh số chuyển tiền đến qua các năm của VCB Sóng
Thần)
Doanh số thanh tốn nhập khẩu của VCB Sóng Thần tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thanh toán xuất khẩu trong tổng doanh sơ TTQT. Theo đó các phương thức thanh tốn được thực hiện khá tốt và có chiều hướng dần dần thay thế vị trí của nhau. Cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Doanh số thanh toán nhập khẩu theo các phương thức thanh tốn tại VCB Sóng Thần.
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
DS TT LC 9.68 10.69 13.62 23.25 30.51
DS TT Nhờ Thu 5.06 4.75 10.22 16.74 16.95
DS TT TTR 7.26 8.31 21.82 53.01 65.54
Phương thức chuyển tiền đi quốc tế được triển khai ở VCB Sóng Thần ngay từ những ngày đầu triển khai hoạt động TTQT. Trước năm 2007, tức là khi VCB
Sóng Thần cịn là chi nhánh cấp hai thuộc VCB Hồ Chí Minh, tất cả lệnh chuyển tiền đều tập trung thực hiện tại VCB Hồ Chí Minh, VCB Sóng Thần chỉ nhận hồ sơ
và kiểm tra tính pháp lý và hợp lệ. Tuy nhiên, từ năm 2007, doanh số TTR được VCB Sóng Thần trực tiếp hạch tốn chuyển đi nước ngồi. Hoạt động chuyển tiền quốc tế bao gồm chuyển tiền mậu dịch và chuyển tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền mậu dịch thanh toán XNK chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 80%) doanh số chuyển tiền, phần còn lại là chuyển tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền ngoại tệ là phương thức TTQT đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nên ngay từ khi bắt đầu triển khai
và thực hiện hoạt động này đã thu được nhiều kết quả tốt, hoạt động chyển tiền
quốc tế tăng trưởng liên tục qua các năm. Việc VCB Sóng Thần chuyển thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB Trung Ương, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh và thu hút được nhiều khách hàng đến với VCB Sóng Thần, vì
giao dịch thực hiện nhanh, chủ động và tập trung hơn. Năm 2007, doanh số thanh
tốn TTR đi nước ngồi đạt 7.26 triệu USD, và chỉ chiểm tỷ trọng khoảng 33%