Thực tế về tổ chức, hoạt động quản trị, điều hành và kiểm soát của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP á châu theo mô hình camels (Trang 34)

theo mơ hình CAMEL

2.1.1 Khái qt q trình hình thành và phát triển của ACB

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Trong mười tám năm hoạt động, ngân hàng TMCP Á Châu đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, mạng lưới chi nhánh và nhân sự. Tính đến ngày 31/12/2010, ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tại 280 chi nhánh/phịng giao dịch trên phạm vi tồn quốc và tổng số nhân viên của ngân hàng đã là 7.255 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất dựa trên nền CNTT hiện đại, ACB vừa tăng trưởng vừa thực hiện QLRR hiệu quả

Ngoài ra, ACB cịn có các cơng ty con trực thuộc (cơng ty chứng khốn ACB - ACBS, công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu – ACBA, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu – ACBL); cơng ty liên kết (công ty cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu ACBD, Công ty cổ phần Địa ốc Ngân hàng Á Châu – ACBL); công ty liên doanh (công ty cổ phần Sài Gịn Kim hồn ACB SJC – góp vốn thành lập với SJC).

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ACB

Bảng 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ACB NĂM 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010)

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc Các Hội đồng

Văn phịng HĐQT

Ban kiểm sốt

Ban Kiểm toán Nội bộ Khối Khách hàng Cá nhân Khối Khách hàng doanh nghiệp Khối Ngân quỹ Khối Phát triển kinh doanh Khối Vận hành Khối Quản trị nguồn lực TT Công nghệ thơng tin Phịng QLRR thị trường Phịng Đầu tư Ban Đảm bảo chất lượng Ban Chiến lược Phịng Kế tốn Ban CS và QLRR tín dụng

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Trung tâm thẻ, Trung tâm ATM và Trung tâm vàng.

Các công ty trực thuộc: ACBS, ACBA, ACBL, ACBD. ĐẠI HỘI ĐỒNG

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính tại ACB

Hoạt động NHTM:

Huy động vốn: ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ

mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác dưới tên ACB

Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; bảo lãnh; chiết khấu

thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá.

Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và

ngân quỹ cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện thanh toán quốc tế và bao thanh toán.

Các dịch vụ NHTM khác: kinh doanh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại

hối, thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn; kinh doanh vàng trên thị trường trong nước và ngoài nước; ủy thác và nhận ủy thác, làm đại lý; bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,…

Hoạt động ngân hàng đầu tư:

Hoạt động đầu tư bao gồm: tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khốn; mơi giới và tự doanh chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý và/hoặc phân phối chứng chỉ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;…

Các hoạt động khác: Góp vốn, mua cổ phần; quản lý nợ và khai thác tài sản,

cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.4 Hoạt động quản trị, điều hành và kiểm soát tại ACB

 Nhận thức của Hội đồng quản trị và Ban điều hành:

Toàn bộ nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm ở các quản trị cao cấp trong ngành ngân hàng. Những nhân sự này có ưu điểm tuổi đời trẻ, năng động, có khả năng hấp thụ kiến thức tốt cũng như thích ứng nhanh với những biến đổi của mơi trường kinh doanh đã góp phần giúp ACB phát triển bền vững như hiện nay.

Về vấn đề nhận thức, Ban lãnh đạo ACB ngay từ đầu đã có sự chuẩn bị và nhận thức cao về những áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế và của ngành ngân hàng trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo ACB đã có sự nhận thức rõ hơn về vấn đề này và đã từng bước nỗ lực chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Những quyết định về đầu tư đổi mới và hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin, công nghệ ngân hàng, cải tiến phương thức tổ chức quản lý là những minh chứng cho sự thay đổi tư duy này.

 Công cụ và chính sách quản trị:

Một cơng cụ quản trị hiệu quả và không kém phần quan trọng là hệ thống các văn bản được ban hành nhằm quy định, hướng dẫn thực hiện các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng cũng như việc phối hợp thực hiện giữa các phòng ban. Các văn bản quy định về nghiệp vụ được ban hành khá đầy đủ và chi tiết, cập nhật kịp thời với những thay đổi của NHNN và của pháp luật. Hệ thống văn bản được lưu trữ khá khoa học thơng qua chương trình Lotus Notes, được phân loại theo từng nghiệp vụ và theo hiệu lực ban hành giúp hỗ trợ tối đa cho nhân viên trong việc phục vụ khách hàng.

Hiện tại, ACB đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động các hội đồng điều hành như: Hội đồng nhân sự và lương thưởng (tư vấn cho Hội đồng quản trị về định hướng tái cấu trúc nguồn nhân lực, thu hút và gìn giữ nhân tài, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt); Hội đồng tín dụng (tổ chức những cuộc họp phê duyệt về chính sách tín dụng, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, nhân sự của các cấp phê duyệt tín dụng và cấp tín dụng); Hội đồng đầu tư (đánh giá danh mục đầu tư, phân nhóm danh mục đầu tư, tham vấn ý kiến của cấp lạnh đạo về quy mô của danh mục đầu tư,…); Hội đồng ALCO (đánh giá và dự báo tình hình vĩ mơ, hoạt động ngành và hoạt động của ACB, đưa ra quyết định về an toàn thanh khoản, huy động vốn và sử dụng vốn, các tỷ lệ đảm bảo an toàn).

Đặc biệt năm 1996, chủ tịch Hội đồng quản trị đã ký quyết định thành lập Ban Kiểm toán nội bộ (KTNB) nhằm đảm bảo ACB ngày càng hoạt động an toàn

và hiệu quả hơn. Trong các năm qua, Ban KTNB luôn được xây dựng, củng cố và đạt được những kết quả nhất định.

Bên cạnh đó, ACB cũng đã có các hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả trong quản trị công ty như:

 Xác định rõ vai trò của Hội đồng quản trị trong quản lý rủi ro. Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt đã tìm hiểu các danh mục rủi ro (tín dụng và đầu tư) và thận trọng đặt câu hỏi để đảm bảo việc quản lý rủi ro có hiệu quả.

 Thiết lập Ủy ban nhân sự trên cơ sở Hội đồng nhân sự và lương thưởng với một số điều chỉnh về chức năng nhiệm vụ và cấp thẩm quyền bổ nhiệm nhân sự.

 Thiết lập Ủy ban quản lý rủi ro với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể.

 Xem xét việc thực hiện chiến lược Ngân hàng theo định kỳ và điều chỉnh lại (nếu cần).

 Tăng cường vai trò của Ban kiểm soát trong việc giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị điều hành.

 Chính sách đối với nhân viên:

Mức thu nhập bình quân:

Năm 2008 : 8.668.000đ/tháng/người.

Năm 2009 : 9.900.000đ/tháng/người.

Năm 2010 : 11.000.000đ/tháng/người.

Bình qn mỗi nhân viên được 17 tháng lương/năm. Chính sách đào tạo:

Trong năm 2010 để đảm bảo cho chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tiếp tục đạt hiệu quả cao, ACB đã thực hiện tái đào tạo cho nhân viên chuyển đổi công việc tại các kênh phân phối nhằm giúp nâng cao năng suất làm việc và định biên nhân sự tại kênh phân phối được hợp lý và hiệu quả hơn. Đồng thời thực hiện hiệu chỉnh các chương trình đào tạo và biên soạn lại giáo trình theo từng chức danh, kết hợp nhiều phương thức giảng dạy khác nhau phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kỷ năng quản lý, nghiệp vụ chun mơn theo vị trí đảm nhận.

Bên cạnh hoạt động tự học qua hình thức e-learning, hệ thống e-learning được mở rộng chức năng và áp dụng cho việc tổ chức thi, kiểm tra kiến thức nghiệp vụ của nhân viên trong toàn hệ thống, hội thi nhân viên giỏi cũng như phục vụ cho hoạt động thi tuyển dụng, chuyển đổi công việc một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện.

Chính sách khen thưởng và chế độ khác:

ACB ln xây dựng và duy trì chính sách khen thưởng dành cho nhân viên gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng: lương kinh doanh, lương hiệu suất công việc, lương tháng 13, lương hồn thành cơng việc, khen thưởng nhân viên xuất sắc, nhân viên giỏi nghiệp vụ và phục vụ tốt khách hàng,… Ngoài ra, nhân viên còn được nhận các phụ cấp khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện “ACB care”, câu lạc bộ sức khỏe, hỗ trợ ăn trưa, trang phục, nghỉ mát hàng năm,…

Chính sách cổ tức:

Từ năm 2008, ACB thực hiện chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền, cụ thể như sau: - Năm 2008: ngày 28/11/2008, chia cổ tức đợt 1 là 2.500đ/cổ phiếu; ngày

03/04/2009, chia cổ tức đợt 2 là 880đ/cổ phiếu. Tỷ lệ chia cổ tức là 33,8%. - Năm 2009: ngày 30/06/2009, chia cổ tức đợt 1 là 900đ/cổ phiếu; ngày

31/03/2010, chia cổ tức đợt 2 là 1.500đ/cổ phiếu. Tỷ lệ chia cổ tức là 24%. - Năm 2010: ngày 30/11/2010, chia cổ tức đợt 1 là 1.700đ/cổ phiếu; ngày

12/05/2011, chia cổ tức đợt 2 là 700đ/cp. Tỷ lệ chia cổ tức là 24%.

Với tỷ lệ chia cổ tức là 24% trong năm 2010, cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm (dao động từ 14%-17%/năm) cho thấy ACB rất quan tâm và chú trọng đến lợi ích của các cổ đơng.

2.2 Thực tế về hoạt động kinh doanh của ACB theo mơ hình CAMEL

Theo đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của NHNN cùng với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTM cổ phần tại Việt Nam, ACB đã chú trọng thực hiện nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh theo hướng tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng tài sản, khả năng sinh lời cao và khả năng hoạt động an tồn.

2.2.1 Vốn ngân hàng

Quy mơ về vốn pháp định của các TCTD được Chính phủ quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, theo đó các NHTM cổ phần phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và phải đạt mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2010 (được gia hạn đến 31/12/2011).

Biểu 2.1: TÌNH HÌNH VỐN ĐIỀU LỆ CỦA ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)

Với số vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31/12/2006 là 1.100,05 tỷ đồng và tại ngày 01/10/2008 là 4.651,62 tỷ đồng, ACB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ và đi trước lộ trình mà Chính phủ quy định 2 năm. Việc tăng vốn điều lệ của ACB qua các năm được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Tăng vốn từ 2.630,06 tỷ đồng (năm 2007) lên 4.651,62 tỷ đồng (năm 2008) thông qua: tăng từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 1.471,53 tỷ đồng, tăng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần năm 2007 là 1.704,20 tỷ đồng và tăng từ trái phiếu chuyển đổi là 550,02 tỷ đồng.

- Tăng vốn từ 6.355,81 tỷ đồng (năm 2008) lên 7.814,14 tỷ đồng (năm 2009) thông qua việc chuyển đổi 1.349.931 trái phiếu thành 134.993.100 cổ phiếu với tỷ lệ chuyển đổi 1:100 (một trái phiếu mệnh giá 1.000.000 đồng sẽ chuyển đổi thành 100 cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000 đồng).

- Tăng vốn từ 7.814,14 (năm 2009) lên 9.376,96 đồng (năm 2010) thông qua phát hành quyền mua 156.282.751 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 5:1 (20%) giá 10.000 đồng/cổ phần.

Bảng 2.2: QUY MÔ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA MỘT SỐ NHTM

Stt Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 (Đơn vị tính: tỷ VND) 1 Vietcombank 11.127 13.552 13.790 16.710 20.669 2 BIDV 7.626 11.635 13.466 17.639 24.220 3 Vietinbank 5.607 10.647 12.336 12.572 18.170 (Đơn vị tính: tỷ VND) 4 ACB 1.654 6.258 7.766 10.106 11.377 Tăng trưởng (%) 28,92 287,36 24,10 30,31 12,58 5 Sacombank 2.870 7.350 7.759 10.547 14.018 6 Eximbank 1.947 6.295 12.884 13.355 13.511

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm)

Qua Bảng 2.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của ACB qua các năm khá ổn định (trung bình khoảng 24%), ngoại trừ năm 2007 tăng 278,36% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2006 ACB niêm yết trên sàn HASTC và năm 2007 hợp tác với ngân hàng Standard Charterd phát hành trái phiếu, đồng thời phát hành 10 triệu cổ phiếu.

Bảng 2.3: HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA ACB

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Hệ số an toàn vốn (CAR) 10,90% 16,19% 12,44% 9,73% 10,60%

Từ năm 2006 đến năm 2010, ACB ln duy trì hệ số an toàn vốn CAR loại II ở mức thấp nhất là 9,73%, đạt trên mức tối thiểu quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” ngày 19/04/2005 là 8% và tại thông tư số 13/2010/TT-NHNN về việc Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ngày 20/05/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2010 là 9%. Năm 2009, hệ số CAR của ACB thấp, chỉ đạt 9,73% do ACB tập trung thực hiện đầu tư vào các ngân hàng và các công ty con. Ngoài ra, ACB đã để lại lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2008 là 697,10 tỷ đồng, năm 2009 là 1.041,52 tỷ đồng (cao hơn năm 2008 hơn 300 tỷ đồng), năm 2010 là 710,24 tỷ đồng (thấp hơn năm 2009 khoảng 300 tỷ đồng) đã góp phần làm tăng thêm vốn tự có, vừa nâng cao được năng lực tài chính vừa đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định.

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản: tỷ lệ này nhằm đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Theo quy định của NHNN từ năm 1992 thì tỷ lệ này phải được duy trì ở mức tối thiểu là 5%. Như vậy, với tỷ lệ 7,38% (năm 2008), 6,02% (năm 2009) và 5,53% (năm 2010) lớn hơn mức 5% cho thấy ngân hàng đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định.

2.2.2 Tài sản và nguồn vốn

2.2.2.1 Về tài sản

Qua bảng 2.4, ta thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ACB trong năm 2007 khá cao. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản chỉ đạt 22,17% do tình hình phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của ACB chậm lại cũng như tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.4: QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN CỦA ACB QUA CÁC NĂM

Stt Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP á châu theo mô hình camels (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)