Thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn tại VDB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện an toàn tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 25 - 29)

4. Kết cấu của luận văn

1.2 Thực trạng an tồn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay

1.2.2 Thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn tại VDB

VDB đang thực hiện cho vay các chƣơng trình, dự án trọng điểm nổi bật nhƣ thủy điện Sơn La, các dự án về ngành điện, nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm, vệ tinh Vinasat, phân bón DAP Hải Phịng, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, các dự án đóng tàu biển và an sinh xã hội nhƣ trƣờng học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nƣớc sạch...16

. Năm 2008, chính phủ chỉ đạo VDB hỗ trợ theo hạn mức cho Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy (Vinashin) 3.000 tỷ đồng, và nâng lên 4.500 tỷ đồng17 vào quý IV/2008 để đóng tàu xuất khẩu. Thế nhƣng, với kết quả đã đƣợc thừa nhận và đƣợc minh chứng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Vinashin hoạt động sản xuất kinh doanh cực kỳ kém hiệu quả, trở thành con nợ lớn của các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế, khơng có khả năng trả đƣợc các khoản nợ đến hạn. Nhƣng với chính sách bảo hộ các tập đoàn nhà nƣớc, để cứu vãn Vinashin, chính phủ can thiệp bằng các chỉ đạo nhƣ cơ cấu, sắp xếp và gia hạn nợ cho tập đoàn đối với các khoản nợ trong nƣớc. Việc đƣợc chỉ định cho Vinashin vay đã cho thấy VDB đang gặp nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn.

Theo báo cáo tại hội nghị giám đốc tháng 7/2010, đến 31/3/2010 VDB có nợ gốc quá hạn 6.482 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dƣ nợ, nợ lãi quá hạn 1.917 tỷ đồng. Số lãi quá hạn

16 http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=532, truy cập ngày 07/09/2010.

17 Ban Kế hoạch tổng hợp- NHPT Việt Nam, Hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu năm 2008 và hướng tới năm 2009, truy cập ngày 07/09/2010 tại website http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=358.

chƣa trả, chủ yếu là lãi vay TDĐT, chiếm 68% tổng số nợ lãi. Bảng 1.6 cho thấy rủi ro tín dụng tại VDB đƣợc thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, NQH cao.

NQH chủ yếu tập trung vào TDĐT và TDXK, trong khi vốn ODA mặc dù khơng có số liệu 31/3/2010, nhƣng số quá hạn ở thời điểm 31/12/2009 và 30/6/2010 là không đáng kể. Trong số nợ gốc quá hạn, TDĐT chiếm 42%, TDXK chiếm 46%.

Bảng 1.6. Tổng hợp nợ xấu, nợ quá hạn tại VDB

(*) Tỷ lệ nợ quá hạn so với dƣ nợ của loại hình tín dụng tƣơng ứng (**) Tỷ lệ lãi quá hạn so với tổng số lãi chƣa thu đƣợc.

Chỉ tiêu 30/9/2009 31/12/2009 31/3/2010 30/6/2010 tỷ đồng Tỷ lệ tỷ đồng Tỷ lệ tỷ đồng Tỷ lệ tỷ đồng Tỷ lệ Nợ quá hạn 4.694 2,8% 6.482 4,2% Trong đó:* TDĐT 2.312 3,2% 2.732 3,68% 2.844 3,61% TDXK 302 1,7% 2.974 19% 1.557 9,5% Vốn ODA 475 0,65% 574 0,73% Vay xúc tiến 90 3,3% 264 14%

Lãi treo chƣa thu đƣợc**

1.917

Trong đó lãi TDĐT 1.191 1.310 68% 1.354

Trong đó lãi TDXK 161 188 10% 211

Lãi cho vay xúc tiến 23 55

Nợ xấu so với tổng dƣ nợ 15,2% 18,4%

Nhóm 2 3,3% 5,7%

Nhóm 3, 4, 5 11,9% 12,7%

Nợ xấu theo loại hình 100% 100%

Tín dụng đầu tư 12,2% 9%

Tín dụng xuất khẩu 39,9% 59,2%

Vay xúc tiến (thí điểm) 9,74% 21%

ODA và Quỹ quay vòng 4,6%

Cho vay khác 6,2%

Bảng 1.6 cho thấy tỷ lệ nợ gốc, lãi quá hạn và nợ xấu nhóm 3, 4, 5 của VDB hiện nay rất cao. So với tỷ lệ nợ xấu18

của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2009 và 2010 chỉ khoảng 2,5%19

thì tỷ lệ nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tại VDB lên đến 11,9%-12,7%.

Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ nợ xấu của VDB có thể sẽ cịn cao hơn nhiều so với những con số thống kê trên đây nếu khơng có q trình xử lý nợ, xóa nợ, khoanh nợ mà Bộ Tài chính và chính phủ đã giải quyết cho VDB. Năm 2008, VDB đã đƣợc cấp có thẩm quyền đồng ý xử lý rủi ro cho 04 dự án, với tổng số tiền 151 tỷ đồng (khoanh nợ gốc 56,7 tỷ đồng; xóa nợ gốc 66,7 tỷ đồng và xóa nợ lãi 27,5 tỷ đồng), đã trình Bộ Tài

18 Phân loại nợ xấu theo quyết định 493/2005/QD-NHNN xin xem thêm tại Phụ lục 6

19 http://www.baomoi.com/Info/Ty-le-no-xau-cua-he-thong-ngan-hang-vao-khoang-25/126/5439027.epi, truy cập 30/01/2011

Bảng 1.7. So sánh tỷ lệ nợ xấu của VDB với các NHTM khác

Nợ xấu đƣợc tính là nợ nhóm 3,4,5 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN.

Ngân hàng Dƣ nợ (tỷ đồng) 31/12/2009

Tỷ lệ nợ xấu qua các năm

31/12/2008 30/9/2009 31/12/2009 31/3/2010 Toàn hệ thống(*) 2,1% 2,5% VDB 168.908 11,9% 12,7% NHTM nhà nƣớc (**) BIDV 206.402 2,71% 2,82% Agribank 354.112 2,68% 2,6% Vietinbank 163.170 1,81% 0,61% Vietcombank 141.621 4,61% ≈ 3% 2,47% MHB 20.136 2,03% Nhóm NHTMCP (**) ACB 62.358 0,89% < 1% 0,41% 0,83% Sacombank 59.657 0,62% < 1% 0,69% Đông Á 34.687 2,55% 1,32% Eximbank 38.580 4,71% ≈ 2% 1,82% (*) http://cafef.vn/20100314111457756CA34/fitch-nhin-lai-nganh-ngan-hang-viet-nam-nam-2009-va-du-bao- cho-nam-2010.chn. (**) http://www.tin247.com/no_xau_toan_he_thong_ngan_hang_giam_dan-3-21505454.html

chính, Bộ KH&ĐT, NHNN xử lý khoanh, xóa nợ cho 92 dự án (chƣa kể chƣơng trình đánh bắt cá xa bờ) với tổng số tiền 526 tỷ đồng (419 tỷ đồng nợ gốc; 107 tỷ đồng nợ lãi). Riêng chƣơng trình đánh bắt cá xa bờ, năm 2008 VDB đã báo cáo liên bộ và đề nghị trình Thủ tƣớng Chính phủ xóa nợ với tổng số tiền 1.179 tỷ đồng của 905 con tàu (nợ gốc 705 tỷ đồng; nợ lãi 474 tỷ đồng), trƣớc mắt thực hiện theo hƣớng chuyển ra ngoại bảng, loại dƣ nợ khỏi bảng tổng kết tài sản20.

Mặt khác, việc đƣợc ân hạn 10 ngày mới chuyển quá hạn và chỉ chuyển quá hạn đối với số nợ gốc và lãi đến hạn trả nhƣng chƣa trả đƣợc cũng chƣa phản ánh đúng hết tình hình nợ xấu tại VDB. Điều này cho thấy nếu chuyển toàn bộ dƣ nợ gốc của khoản vay hay toàn bộ dƣ nợ của khách hàng vay sang NQH khi phát sinh bất kỳ một khoản đến hạn không trả đƣợc nhƣ các NHTM khác thì tỷ lệ nợ xấu, NQH tại VDB sẽ rất cao. Ví dụ, một khoản vay 20 tỷ đồng trong 15 năm, trả nợ 10 năm (500 triệu đồng/quý), nhƣng nếu khơng trả đúng hạn nợ gốc q đó thì sau 10 ngày quá hạn mới thực sự chuyển NQH số tiền 500 triệu đồng, chứ không chuyển ngay khi phát sinh NQH đối với toàn bộ số tiền vay 20 tỷ đồng.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy VDB hiện đang gặp khó khăn trong việc thu nợ gốc và lãi vay, trong khi lãi vay lại chính là nguồn thu chủ yếu để bù đắp chi phí hoạt động. Ngay cả khi thu đúng, đủ nợ gốc và lãi vay, VDB vẫn không đảm bảo khả năng cân đối thu chi tài chính và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hỗ trợ hoạt động từ NSNN. Điều này có khả năng sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn, thu chi và tính thanh khoản của VDB. Tỷ lệ nợ xấu cao và lãi quá hạn không thu đƣợc đã cho thấy những rủi ro và sự kém an tồn trong hoạt động tín dụng của VDB hiện nay. Phân tích chƣơng 2 sẽ tìm hiểu những ngun nhân khách quan và chủ quan đã gây nên tình trạng nợ xấu, NQH và sự yếu kém trong hoạt động tín dụng của VDB.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN TỒN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Kết quả phân tích chƣơng 1 cho thấy thực trạng rủi ro tín dụng tại VDB. Đó là những rủi ro về lãi suất, về tình hình cân đối thu chi tài chính và nguồn vốn hoạt động, cũng nhƣ tỷ lệ nợ xấu, NQH cao tại VDB. Những rủi ro tín dụng này đến từ những nguyên nhân do thể chế chính sách và chính trong cơ chế hoạt động nội tại của VDB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện an toàn tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)