Thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện an toàn tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 35 - 38)

4. Kết cấu của luận văn

2.1 Rủi ro tín dụng do thể chế, chính sách

2.1.3 Thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ

Việc kém an tồn tín dụng tại VDB cịn đến từ sự thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng. Rất ít các hoạt động thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên của Bộ Tài chính hoặc của NHNN đối với các hoạt động tín dụng tại VDB.

28 D. O. Beim & C. W. Calomiris, Bản dịch của Kim Chi, hiệu đính Vũ Thành Tự Anh, “Ch.2: Áp chế tài chính và phát triển tài chính”, Các thị trường tài chính mới nổi, tr.19, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2009-2011.

VDB chịu nhiều sự tác động, quy định riêng của chính phủ mà rất ít bị điều chỉnh và kiểm sốt bởi luật các tổ chức tín dụng vì luật này khơng quy định rõ chức năng giám sát NHPT mà chỉ nêu loại hình ngân hàng chính sách đƣợc chính phủ quản lý riêng. Theo điều 8 của quyết định thành lập, VDB chủ yếu chịu sự kiểm tra giám sát của Bộ Tài chính29. Bộ này có thầm quyền trình chính phủ ban hành các chính sách TDĐT và TDXK của nhà nƣớc, hƣớng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính của NHPT, trình Thủ tƣớng chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính, cũng nhƣ giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của NHPT và làm đầu mối xử lý những vấn đề chung và những vấn đề liên ngành của NHPT trƣớc khi trình Thủ tƣớng chính phủ quyết định. Thế nhƣng, đối với lĩnh vực giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của NHPT thì ở cấp độ tại các chi nhánh, chƣa thấy đƣợc sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính (hay Sở Tài chính tại địa phƣơng) mà chủ yếu các chi nhánh chỉ đƣợc kiểm tra nội bộ từ hội sở chính VDB.

Trong khi đó NHNN có chức năng hƣớng dẫn NHPT thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động TDĐT phát triển, TDXK và giám sát NHPT trong việc thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy việc giám sát của NHNN đối với

29 Xin xem thêm Phụ lục 1

Hình 2.3. Sơ đồ kiểm tra, giám sát hoạt động VDB

hoạt động tín dụng của VDB chỉ mang tính chung chung, khơng cụ thể rõ ràng. Hằng năm VDB ít chịu sự kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng của NHNN. Ngồi đợt kiểm tra mảng hỗ trợ lãi suất 4% trong năm 2010, NHNN hầu nhƣ không thanh tra, kiểm tra các hoạt động tín dụng tại các chi nhánh VDB. Thậm chí trong mục hệ thống các tổ chức tín dụng trên trang thơng tin điện tử của NHNN cũng khơng có VDB trong danh sách. Mặt khác, sự thiếu kiểm tra giám sát còn do cơ cấu tổ chức chƣa hợp lý của VDB. Với cơ cấu tổ chức VDB nhƣ hiện nay, Phó Thống đốc NHNN, Thứ trƣởng Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT đồng thời kiêm nhiệm là thành viên HĐQL VDB, nghĩa là ngang hàng, thậm chí cịn có tiếng nói ít quan trọng hơn cả Chủ tịch và Tổng Giám đốc trong HĐQL. Trong khi những bộ này và VDB cũng đều thuộc sự quản lý của chính phủ, do đó điều này sẽ dẫn đến sự cả nể, xem VDB nhƣ ngƣời một nhà với chính các cơ quan quản lý chức năng, ảnh hƣởng khơng tốt đến q trình quản lý, kiểm tra, giám sát VDB của các cơ quan chức năng, làm cho hoạt động tín dụng tại VDB khơng đạt hiệu quả cao.

Ngồi ra, sự thiếu cơng khai, minh bạch thơng tin các hoạt động của VDB cũng làm cho quá trình quản lý, kiểm tra và giám sát VDB của các cơ quan chức năng kém hiệu quả. Sự thiếu công khai, minh bạch đƣợc minh chứng cụ thể bằng văn bản thể hiện trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT đã đƣợc chính phủ ban hành30

. Theo đó, điều 28 quy định “Cán bộ, nhân viên của NHPT và những ngƣời có liên quan khơng đƣợc tiết lộ bí mật các thơng tin về hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật”.

Nhƣ vậy, sự thiếu minh bạch hóa thể chế qua những quy định trên đây đã vơ hình chung tạo nên sự “cho phép” không minh bạch thông tin ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên của VDB. Do đó, với sự thiếu minh bạch thơng tin, không lo sợ bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ, cùng với tâm lý chủ quan, ỷ lại đã làm cho VDB hoạt động cho vay và quản lý tín dụng bất cẩn, lựa chọn khách hàng không tốt, cho vay các dự án rủi ro cao, từ đó dẫn đến sự bất an tồn trong hoạt động tín dụng gia tăng.

Nhƣ vậy, những phân tích và kinh nghiệm quốc tế trên cho thấy, sở hữu nhà nƣớc, tín dụng chỉ định và kiểm soát lãi suất, cũng nhƣ sự thiếu kiểm tra giám sát sẽ làm VDB cho vay bất cẩn, từ đó xuất hiện nợ xấu khó có khả năng thu hồi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện an toàn tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 35 - 38)