Liên hệ điạ phương

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin đất ở việt nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương (Trang 27 - 32)

Ninh Bình là một tỉnh đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó

khăn.Việc quản lý thông tin đất theo phương pháp thủ công là chủ yếu do trình đô dân trí còn thấp,cơ sở hạ tầng chưa phát triển,phương pháp tin hoc hoá chỉ đựoc phát triển ở thị trấn và thi xã,tuy nhiên công tác quản lý vẫn được thực hiện rất tốt, đảng bộ và chính quyền địa phương đang cố gắng và từng bước đưa tin học vào quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin.hiện nay đang sử dụng phần mềm mapintfor để quản lý các thông tin về đất đai và phần mềm này đã mang lai hiệu quả cao trong công tác quản lý và hiện phần mềm quản lý đất đai và môi trường (ELIS) đang đựoc xây dựng và tuyên quang sẽ áp dụng phần mềm này trong công tác quản lý.

ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hệ thống ELIS giúp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai... thông qua hệ thống máy tính. Ngoài ra, hệ thống ELIS còn cung cấp tiến trình xử lý hồ sơ cho người dân. Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ. Các chuyên gia của nhóm chuyên đề ELIS đã giới thiệu và hướng dẫn quy trình quản lý hồ sơ, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý biến động đất đai và quản lý điểm nóng môi trường

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ngày nay, thế giới công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh. Phần cứng cũng như phần mềm trở nên hiện đại và hoàn thiện hơn. Việc ứng dụng thành quả của công nghệ thông tin vào ngành địa chính là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin địa chính của các tổ chức kinh tế xã hội và của nhân dân.Vì vậy, các tỉnh, thành phố nói riêng và ở cả nước nói chung cần ứng dụng hơn nữa công nghệ thông tin vào việc quản lý thông tin đất nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập, xử lý, tìm kiếm, truy vấn các thông tin về đất đai một cách dễ dàng và nhanh chóng.

2.KIẾN NGHỊ

Một là, lãnh đạo các cấp, các ngành, các lĩnh vực chưa thực sự coi công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Các cơ quan Nhà nước chưa thực sự chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đổi mới lề lối làm

việc, tăng cường hiệu quả công việc; chưa thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” của mình trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Hai là, công nghệ thông tin Việt Nam hiện đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển với tốc độ chậm. Thế giới đã vượt trước chúng ta hai, ba thế hệ công nghệ. Nước ta đang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chưa đáp ứng được yêucầu cấp bách của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Ba là, việc cụ thể hoá các nghị quyết, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn; tổ chức triển khai thực hiện cụ thể chưa hiệu quả; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chính vì thế, mặc dù xuất phát ở vị trí thuận lợi hơn, song chúng ta lại đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực.

Bốn là, thiếu chủ động và ráo riết trong việc chuẩn bị môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt để hình thành nền công nghiệp công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, quá trình quan trọng này ở nước ta diễn ra quá chậm chạp.

Trong hệ thống viễn thông còn nhiều hạn chế về chất lượng, tốc độ truyền tin; giá cước các dịch vụ (Internet, điện thoại, fax...) còn rất cao so với giá khu vực và thế giới; chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều người sử dụng công nghệ thông tin; cách thức quản lý còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu bức xúc của thực tiễn. Chưa coi kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin là hạ tầng kinh tế - xã hội. Các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, xây dựng các khu công nghệ cao chưa được quan tâm đầu tư kịp thời và đúng tầm.

Năm là, thiếu một cơ quan cấp quốc gia đủ mạnh để tập trung chỉ đạo và thống nhất quản lý đối với việc ứng dụng, phát triển viễn thông và công nghệ thông tin trong cả nước.

Sáu là, về mặt xã hội, chưa hình thành được thói quen hoạt động dựa vào thông tin, trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, quyết định. Công nghệ thông tin chưa được sử dụng như một công cụ đắc lực cho việc đưa ra các quyết định trong công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành đất nước. Trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh trong nhân dân ta nhìn chung còn thấp, kể cả ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, làm hạn chế khả năng và nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin thông qua mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng '' Hệ thống thông tin đất'' của Ngô Thị Hồng Gấm, Trường Đại học Nông lâm, Thái nguyên.

2. Trang web: '' http//www google.com.vn''

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin đất ở việt nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương (Trang 27 - 32)