18.1. Phân loại
Qua thử nghiệm phải được phân loại theo một trong bốn loại quy định trong 18.2. Nhà cung cấp nên trình bày kiểu lắp đặt đối với quạt được sử dụng và người sử dụng nên lựa chọn loại gần nhất với ứng dụng của mình trong số các loại sẵn có.
18.2. Kiểu lắp đặt
Có bốn kiểu lắp đặt như sau
- Kiểu A: đầu vào tự do, đầu ra tự do; - Kiểu B: đầu vào tự do, đầu ra lắp ống dẫn; - Kiểu C: đầu vào lắp ống dẫn, đầu ra tự do; - Kiểu D: đầu vào lắp ống dẫn, đầu ra lắp ống dẫn.
Trong sự phân loại nêu trên, các thuật ngữ phải có nghĩa như sau:
Đầu vào hoặc đầu ra tự do có nghĩa là khơng khí đi vào hoặc đi ra khỏi quạt một cách trực tiếp từ hoặc vào khí quyển tự do khơng bị cản trở. Đầu vào hoặc đầu ra lắp ống dẫn có nghĩa là khơng khí đi vào hoặc đi ra khỏi quạt qua một ống dẫn được nối trực tiếp với đầu vào hoặc đầu ra của quạt.
18.3. Báo cáo thử nghiệm
Tất cả các tài liệu viện dẫn về đặc tính của quạt được trình bày phù hợp với tiêu chuẩn này cũng phải trình bày kiểu lắp đặt tương ứng với với các quạt. Yêu cầu này được đưa ra là vì một quạt thích ứng cho sử dụng trong tồn bộ bốn kiểu lắp đặt sẽ có các đặc tính làm việc khác đối với mỗi lắp đặt, mức độ khác biệt này phụ thuộc vào kiểu và kết cấu của quạt.
Trong báo cáo thử nghiệm cũng phải trình bày phương pháp được lựa chọn từ các điều 30 đến 33 nhưng yêu cầu này không cần thiết đối với các dữ liệu theo catalog được hợp đồng bán hàng bởi vì có thể có các phương pháp khác cho phép đối với mỗi kiểu lắp đặt cho ra các kết quả nằm trong phạm vi độ không đảm bảo đo.
18.4. Lắp đặt của người sử dụng
Trong khi lựa chọn kiểu lắp đặt để thích ứng với các thiết bị của mình người sử dụng nên chú ý rằng một hệ thống được nối với quạt qua một chiều dài ống dẫn bằng đường kính của ống thường là vừa đủ (xem 28.3) để xác lập đặc tính của đầu vào với ống dẫn với điều kiện là các chỗ uốn cong, các chỗ nở ra đột ngột hoặc các nguồn tách dòng ở đầu dịng khơng ở q gần hệ thống với quạt này.
Trên phía đầu ra cần có chiều dài ống 2D hoặc 3D để xác lập đặc tính của đầu ra nối với ống dẫn. Sự chuyển tiếp từ tiết diện chữ nhật sang tiết diện trịn sẽ có ảnh hưởng nhỏ với điều kiện là khơng có sự thay đổi về diện tích mặt cắt ngang. Có thể sự thay đổi về đặc tính khi diện tích mặt cắt ngang tăng lên qua một miệng loe được lắp vào đầu ra của quạt đối với các hệ thống có đầu ra tự do và đầu ra lắp với ống dẫn.
18.5. Các phương pháp khác
Đối với bất cứ kiểu lắp đặt nào, có thể có các phương pháp khác chỉ khác biệt về phương pháp đo và kiểm tra lưu lượng. Giá trị tuyệt đối của các phương pháp đo lưu lượng của vòi phun, miệng phun và phương pháp đo lưu lượng ngang qua dòng chảy đã được thảo luận trong Điều 13. Cũng có thể sử dụng các phương pháp khác hoàn toàn theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn có uy tín khác.
Các đường thơng gió tiêu chuẩn khác và các phép đo, tính tốn u cầu được mơ tả trong các Điều 30, 31, 32 và 33 và các Hình 40 đến 46.
18.6. Mơ phỏng ống dẫn
Để hạn chế số lượng các đường thơng gió tiêu chuẩn yêu cầu đối với một phòng thử nghiệm, các đường thơng gió được thiết kế cho các thử nghiệm với đầu vào hoặc đầu ra tự do có thể được sửa cho thích hợp với các thử nghiệm có đầu vào hoặc đầu ra lắp ống dẫn bằng cách bổ sung thêm các đoạn ống dẫn mô phỏng ở đầu vào và đầu ra như đã mô tả trong Điều 28.
Các đường thơng gió tiêu chuẩn được thiết kế cho các thử nghiệm với lắp đặt kiểu A có thể được sửa cho thích hợp với các thử nghiệm đối với các lắp đặt kiểu B, C hoặc D. Điều này cho thấy rằng các buồng (khoang) thử phía đầu vào hoặc đầu ra đã mô tả trong Điều 29 cũng sẽ bao hàm một phạm vi rộng các cỡ quạt và rất thích hợp cho các nhu cầu của một lắp đặt thiết bị thử thường xuyên và thông dụng.
Các đường thơng gió tiêu chuẩn cho các thử nghiệm với các kiểu lắp đặt kiểu B hoặc C cũng có thể được sửa cho thích hợp với các thử nghiệm đối với các lắp đặt kiểu D.