Cơ chế quản lý thị trường vàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 26 - 28)

Vì vai trị đặc biệt của vàng như đã nêu trên, để phục vụ cho việc quản lý, IMF chia vàng ra làm hai loại [9]:

 Vàng tài sản tài chính (financial gold) là vàng được sử dụng như tài sản tài chính bao gồm vàng tiền tệ (monetary gold) và vàng phi tiền tệ (non- monetary gold) .

o Vàng tiền tệ là vàng được nắm giữ bởi các cơ quan quản lý tiền tệ như là một phần của dự trữ chính thức của quốc gia, các tổ chức quốc tế như IMF, BIS. Giao dịch vàng tiền tệ là giao dịch vàng trực tiếp giữa các cơ quan quản lý tiền tệ hoặc giữa các cơ quan quản lý tiền tệ với các tổ chức quốc tế như IMF, BIS được ghi nhận là giao dịch tài khoản vốn trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).

o Vàng phi tiền tệ là vàng được nắm giữ bởi các tổ chức tài chính trung gian, các nhà kinh doanh vàng cho mục đích kinh doanh, đầu tư. Doanh số bán vàng tiền tệ chuyển sang vàng phi tiền tệ được phân biệt rõ: i.làm thay đổi phân loại vàng của cơ quan quản lý tiền tệ thể hiện bằng sự thay đổi số tiền trên bảng cân đối kế toán và ii.số tiền trên tài khoản vốn của cơ quan quản lý tiền tệ hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu nếu người mua là người khơng cư trú (hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu nếu người mua là người không cư trú).

 Vàng hàng hóa (commodity gold) là vàng được nắm giữ phục vụ cho mục đích sản xuất (trang sức, công nghệ), tồn kho hoặc cất trữ giá trị.

Trong nhiều trường hợp với cách phân loại đơn giản hơn thì vàng hàng hóa và vàng phi tiền tệ như đề cập ở trên được gom chung vào một nhóm gọi chung là vàng phi tiền tệ được hiểu là tất cả vàng không được nắm giữ bởi cơ quan quản lý tiền tệ như là phần dự trữ chính thức của quốc gia.

IMF cho rằng, vàng phi tiền tệ phải được đối xử như với bất kỳ hàng hóa nào khác trong nền kinh tế trong đó vàng phi tiền tệ cũng có thể thực hiện quản lý tương tự như việc quản lý các tài sản tài chính khác [9]. Với quan niệm này, cơ chế quản lý thị trường vàng là hệ thống các nguyên tắc, cách thức quản lý thị trường vàng, bao gồm các nội dung:

 Quản lý khai thác vàng

 Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu vàng  Quản lý sản xuất, gia công vàng

 Quản lý kinh doanh, giao dịch vàng vật chất  Quản lý giao dịch vàng qua tài khoản  Quản lý huy động, cho vay vàng  Quản lý chất lượng vàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 26 - 28)