Quản lý khai thác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 50 - 52)

2.2. Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản từ

2.2.2. Quản lý khai thác

Theo Luật khoáng sản ngày 20/3/1996, nhà nước chủ trương để doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc khai thác, chế biến các khoáng sản quan trọng nhưng khơng thấy minh định cụ thể khống sản quan trọng. Theo Luật khoáng

sản, các hoạt động liên quan đến vàng bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến vàng đều là các hoạt động phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Bộ Công nghiệp là cơ quan quản lý nhà nước về vàng khoáng sản trên cả nước, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vàng khoáng sản tại địa phương. Tuy nhiên đến năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật khoáng sản 1996 đã bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc điều tra cơ bản về tài nguyên vàng khoáng sản và quản lý nhà nước về vàng khoáng sản trên phạm vi cả nước, Bộ Công nghiệp chỉ quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến (tinh chế) vàng. Như vậy, việc cấp phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến vàng đều thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Luật khoáng sản 2010 thay thế các luật về khoáng sản trước đó đã khơng cịn tách bạch giữa khai thác và chế biến vàng khoáng sản ra riêng mà nhập chung hai hoạt động này lại với tên gọi chung là khai thác vàng khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Mơi trường vẫn là cơ quan có thầm quyền cấp phép. Theo quy định của Luật khống sản, Bộ Cơng thương là cơ quan cấp phép xuất khẩu khoáng sản tuy nhiên luật khơng minh định rõ khống sản ngun khai hay khoáng sản đã qua sơ chế, tinh luyện nên trên thực tế đối với vàng khoáng sản đã qua sơ chế, tinh luyện thành vàng nguyên liệu thì NHNN là cơ quan cấp phép theo các quy định của Chính phủ về quản lý vàng.

Theo số liệu của Đại học Mỏ Địa Chất, dự báo trữ lượng vàng ở Việt Nam khoảng 1.800 tấn tuy nhiên hiện chỉ mới phát hiện khoảng 300 điểm quặng với trữ lượng ước tính từ 150-300 tấn. Mặc dù Việt Nam đã cấp phép hoạt động khai thác vàng khống sản cho Xí nghiệp liên doanh vàng Việt - Nga (đã giải thể cuối thế kỷ 20), Công ty TNHH vàng Bồng Miêu, Công ty TNHH vàng Phước Sơn, nhà máy luyện vàng Bồng Miêu, Công ty cổ phần khống sản Tây Bắc, Cơng ty cổ phần tập đồn khống sản Hamico để khai thác các mỏ vàng đã được cấp phép như mỏ vàng Bồng Miêu, mỏ vàng Điện Biên, mỏ vàng bản Pểnh, mỏ vàng Phù Yên, mỏ vàng sa

khoáng Bắc Kạn, mỏ vàng Nà Làng, .v.v. nhưng theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 7 năm 2012 thì vì cơng nghệ khai thác lạc hậu chưa hiện đại nên tổn thất trong chế biến vàng khoáng sản còn ở mức cao với mức tổng thu hồi trong chế biến chỉ đạt khoảng 30% - 40%. Vì vậy, chúng tơi cho rằng vàng khống sản khai thác ở Việt Nam là nguồn cung quá nhỏ và không có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vàng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 50 - 52)