Từ kinh nghiệm của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc quản lý thị trường vàng và tổ chức quản lý sàn giao dịch vàng có thể rút ra các kết luận cơ bản sau đây:
Cơ quan quản lý: Việc quản lý thị trường vàng nên đặt dưới sự quản lý của
cơ quan chuyên trách trên cơ sở phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý bao gồm Ngân hàng trung ương, Ủy ban chứng khoán, các cơ quan quản lý giám sát theo lĩnh vực chức năng của nhà nước bao gồm cả việc quản lý vàng tiền tệ, vàng tài chính phi tiền tệ và vàng hàng hóa, trong đó ngân hàng trung ương đóng vai trị chủ đạo đối với vàng tiền tệ, vàng hàng hóa, vàng tài chính phi tiền tệ (không bao gồm sản phẩm vàng phái sinh) và giao dịch vàng giao ngay.
Tổ chức quản lý vàng phi tiền tệ:
o Việc quản lý giám sát cần được thực hiện từ khâu khai thác, sản xuất, xuất nhập khẩu cho đến giao dịch, tiêu thụ ở cả cấp độ bán buôn lẫn bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng với những cơ chế và mơ hình áp dụng riêng biệt cho từng đối tượng mang tính minh bạch cao bao gồm tất cả các khâu từ khai thác, sản xuất (bao gồm cả sản xuất vàng thoi, vàng trang sức), bán buôn, bán lẻ đều hồn tồn khơng nên có sự độc quyền kể cả độc quyền nhà nước hay tư nhân.
o Việc quản lý nhập khẩu vàng được thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở xử lý hài hòa giữa trạng thái cán cân thanh tốn và tình trạng nhập lậu. Có thể áp dụng cơ chế cấp phép nhập khẩu vàng hạn chế cho một số đối tượng nhưng công bố minh bạch tiêu chuẩn lựa chọn. Việc quản lý được thực hiện theo hướng sẽ bãi bỏ giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để liên thông thị trường trong nước và thị trường nước ngoài khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện.
o Quản lý chặt chẽ chất lượng vàng kể cả vàng thoi và vàng trang sức. Đối với vàng thoi, thành lập tổ chức kiểm định và cấp chứng nhận đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cho phép giao dịch các sản phẩm vàng thoi theo tiêu chuẩn quốc tế được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín theo danh sách cơng bố của LBMA và sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
Tổ chức quản lý sàn giao dịch vàng vật chất
o Tổ chức sàn giao dịch vàng vật chất (giao dịch qua tài khoản vàng) chặt chẽ và quy định việc giao dịch vàng thoi bắt buộc phải thực hiện qua sàn giao dịch vàng vật chất. Sàn giao dịch vàng vật chất có sự kết nối với thị trường vàng quốc tế để giá vàng trong nước tiệm cận với giá vàng quốc tế nhằm chặn đứng việc nhập khẩu vàng. Trong giai đoạn đầu không cho phép sử dụng đòn bẩy trên sàn giao dịch vàng vật chất nhằm đảm bảo sự ổn định, an toàn của thị trường. Cho phép các ngân hàng thương mại và các tổ chức đủ điều kiện được trở thành thành viên, giao dịch vàng tài khoản tại sàn giao dịch vàng vật chất. Các nhà tạo lập thị trường (market maker) trên sàn giao dịch vàng vật chất được phép giao dịch vàng tài khoản trên thị trường thế giới. Từng bước cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng vật chất.
o Cho phép các ngân hàng huy động vàng thông qua các chứng chỉ vàng và cho phép các chứng chỉ vàng được phép giao dịch trên sàn giao dịch vàng vật chất.
Quản lý chứng chỉ vàng và các sản phẩm vàng phái sinh:
o Cho phép thành lập các quỹ ETF vàng và niêm yết các chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán.
o Thành lập và đưa vào hoạt động sàn giao dịch hàng hóa giao sau đặt dưới sự quản lý của Ủy ban chứng khoán với các quy định, chuẩn mực giao dịch bám sát với thông lệ quốc tế để từng bước hướng đến phù hợp với thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung trình bày tổng quan về thị trường vàng trên thế giới và cơ chế quản lý hoạt động thị trường vàng ở một số nước tiêu biểu bao gồm quản lý vàng tiền tệ và đặc biệt là quản lý vàng hàng hóa từ mơ hình tổ chức, cơ quan quản lý, quản lý khai thác vàng khoáng sản, quản lý xuất khẩu nhập khẩu vàng, quản lý và tổ chức giao dịch vàng hàng hóa vật chất lẫn giao dịch vàng tài khoản gồm sàn giao dịch vàng vật chất và sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh về vàng.
Nhìn chung, việc quản lý vàng hàng hóa của Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về tập quá sử dụng vàng cho thấy các quốc gia này đã chuyển dần từ việc quản lý hành chính, kiểm sốt chặt thị trường vàng sang việc nới lỏng, tự do hóa theo cơ chế thị trường. Ở các quốc gia này khơng có sự độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng thay vào đó họ thành lập cơ quan chuyên trách để chứng nhận vàng miếng đạt tiêu chuẩn lưu thông đồng thời hướng
uy tín trên thế giới. Các quốc gia này cũng đã tổ chức hoạt động thành công sàn giao dịch vàng vật chất và đặt biệt là sàn giao dịch hàng hóa phái sinh vàng cùng các sản phẩm tài chính phái sinh khác. Việc quản lý thị trường vàng ở các quốc gia này không giao cho một cơ quan chức năng quản lý nhà nước duy nhất mà sẽ có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý với vai trò, chức năng được phân định minh bạch, cụ thể và hợp lý. Ngoài ra, các quốc gia này cũng thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý sàn giao dịch vàng. Mặc dù, mỗi quốc gia có những đặc thù riêng và khó có thể áp đặt mơ hình quản lý của quốc gia này cho quốc gia kia nhưng việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng và tổ chức hoạt động sàn giao dịch vàng ở các quốc gia trên thế giới có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam trong tập quán sử dụng vàng để tham khảo nhằm xây dựng cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch vàng là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
CHƯƠNG 2
CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG TÀI KHOẢN Ở VIỆT NAM
Mục tiêu của chương 2 là phân tích cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từ trước năm 1999 đến 2012 chia làm ba giai đoạn: trước năm 1999, từ năm 2000 đến năm 2011 và từ năm 2012 trong đó tập trung vào những vấn đề trọng tâm phát sinh trong các năm từ 2010 đến 2012 nhằm nhận diện những bất cập trong cơ chế quản lý vàng hiện nay.