Cơ chế quản lý thị trường vàng trước 1999

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 45 - 48)

2.1.1 Trước năm 1975

Về lịch sử, từ thời vua Hùng đã có hoạt động khai thác và tinh luyện vàng bạc để chế tác các trang sức bằng vàng với kỹ thuật chạm khắc được đánh giá là tinh vi. Từ thế kỷ 18, nghề khai thác mỏ xuất hiện nhiều nơi trên cả nước trong đó được nhắc đến nhiều là ở Quảng Nam. Cuối thế kỷ 19, Pháp thành lập Công ty vàng Bồng Miêu ở Quảng Nam sau khi cho điều tra địa chất trên khu vực Đông Dương. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý thị trường vàng giai đoạn này chưa hình thành một cách rõ nét [2].

Trong những năm thập niên 60-70 thế kỷ 20, vàng ít khi được dùng làm phương tiện thanh toán mà chủ yếu được dùng làm cất trữ và chế tác trang sức. Chính quyền Sài Gịn áp dụng chính sách tự do kinh doanh vàng kể cả xuất khẩu, nhập khẩu vàng thoi, vàng trang sức.

Hệ thống kinh doanh vàng được tổ chức phân cấp với đầu mối là các ngân hàng, các đại lý cấp 1 sẽ nhận vàng từ ngân hàng về gia cơng, đóng nhãn hiệu sau đó phân phối về cho các đại lý cấp 2 là các cửa hàng kinh doanh nhỏ. Trong giai đoạn này, tại TP.HCM có khoảng 600 cửa hàng kinh doanh vàng theo kiểu đại lý cấp 1. Chất lượng vàng chưa có sự kiểm sốt chặt chẽ mà dựa trên uy tín của các thương hiệu vàng là chủ yếu. Các hoạt động đầu cơ cũng diễn ra trong giai đoạn này nhưng không đủ lớn và không đủ mạnh để tạo đột biến giá trên thị trường [2].

2.1.2 Từ 1975 đến 1989

Ngày 9/2/1979 Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 38-CP về việc quản lý vàng, bạc, bạch kim, kim cương đối với các xí nghiệp, cơ quan nhà nước và quyết định số 39-CP về việc nhà nước thống nhất quản lý vàng, bạc, bạch kim và kim cương.

Trong giai đoạn này, vàng trở thành hàng hóa đặc biệt như tiền tệ khi trên thực tế vàng được sử dụng làm thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và được ưa thích cất trữ vì lạm phát thường xun ở mức cao dù rằng việc dùng vàng để định giá, thanh tốn là khơng được pháp luật thừa nhận. Việc giao dịch vàng kể cả vàng trang sức lẫn vàng miếng của tư nhân bị cấm cùng với việc nhà nước dùng các biện pháp hành chính mạnh để kiểm sốt và điều khiển giá vàng.

Đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện chủ trương cho thành lập mạng lưới các cửa hàng kinh doanh vàng bạc quốc doanh và đến ngày 24/5/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định 139-CT chính thức cho phép tư nhân thành lập cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, đá quý (hộ kinh tế cá thể kinh doanh vàng, bạc, đá quý) và từ đó thị trường vàng mới bắt đầu có sự cạnh tranh.

2.1.3 Từ 1990 đến 1999

Tháng 9/1990, trước tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị 330/CT quy định cấm sử dụng vàng dưới bất kỳ dạng nào để

thanh tốn, chi trả hàng hóa qua biên giới và quy định việc lưu thông vàng thỏi trên thị trường nội địa do Ngân hàng Nhà nước đảm nhận.

Ngày 23/9/1993, Chính Phủ ban hành Nghị định 63/CP về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng theo đó nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân dưới dạng vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang. Cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển hoặc gửi vàng ở ngân hàng.

Về mặt quản lý, NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động gia công, chế tác, cầm đồ, mua bán, xuất nhập khẩu vàng; cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện việc quản lý thị trường vàng trong cả nước. Các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh vàng phải thành lập doanh nghiệp, hoặc đăng ký kinh doanh và phải được NHNN cấp giấy phép. Ngoài việc thực hiện các quy định về thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp cịn phải có các điều kiện: có vốn pháp định theo quy định của NHNN đối với từng loại doanh nghiệp và từng vùng; có thợ chun mơn kỹ thuật; có trụ sở, địa chỉ rõ ràng.

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng được mua bán vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang; được chế tác, gia công, cầm đồ vàng. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng, các doanh nghiệp xuất khẩu vàng cần phải có giấy phép từ NHNN cịn việc nhập khẩu vàng thì NHNN trực tiếp thực hiện. Từ tháng 8/1994, Vụ quản lý ngoại hối cấp phép nhập ủy thác để Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam (VJC) nhập trực tiếp cho các doanh nghiệp và Vụ quản lý ngoại hối bán vàng cho các doanh nghiệp. Việc quản lý nhập khẩu vàng với chính sách chậm điều chỉnh và hạn ngạch thấp trong lúc cầu tăng cao đã làm nảy sinh tình trạng nhập lậu trong suốt thời gian dài. Trong giai đoạn 1993 -1996, NHNN đã cấp phép nhập khẩu khoảng 20 tấn vàng và các doanh nghiệp nhà nước,

năng điều tiết thị trường trong cả nước [2]. Tuy nhiên, từ năm 1996 do tình hình ngoại tệ khan hiếm vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, NHNN tạm dừng việc cấp phép nhập khẩu vàng.

Trong giai đoạn này, mạng lưới kinh doanh vàng phát triển mạnh đan xem giữa các cửa hàng vàng bạc đá quý của tư nhân, các cửa hàng vàng bạc đá quý của các doanh nghiệp nhà nước và kể cả các ngân hàng thương mại điển hình như các đơn vị: Tổng cơng ty vàng bạc đá quý Việt Nam thuộc NHNN (VJC), Công ty vàng bạc đá quý thuộc UBND TP.HCM (SJC), Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Bông Lúa), Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Nam (Thần Tài) và khoảng 900 doanh nghiệp với trên 1.000 cửa hàng với các quy mơ khác nhau (chỉ tính trên địa bàn TP.HCM).

Về quản lý chất lượng vàng, khơng có cơ quan chức năng chính thức của nhà nước hay đơn vị độc lập đủ uy tín để kiểm định, xác nhận chất lượng vàng.

Nhìn chung, thị trường vàng trong giai đoạn này phân tán cao, việc tổ chức quản lý khơng có tính thống nhất khi các đơn vị kinh doanh tự lo nguồn nguyên liệu, tự sản xuất và phân phối. Giá cả biến động thất thường và có sự chênh lệch cao giữa giá vàng của các thương hiệu khác nhau, chênh lệch cao giữa các cửa hàng nhất là khi thị trường có sự biến động giá cao. Số lượng các đơn vị kinh doanh, gia công chế tác vàng tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước khi ban hành Nghị định 63/CP (trong đó có 1.000 cá nhân/ hộ kinh doanh cá thể được cấp phép gia công và chế tác vàng) và 50% số lượng các đơn vị này tập trung ở TP.HCM và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ [1].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 45 - 48)