3.1.2. Các giải pháp cụ thể trong hoạt động marketing mix
3.1.2.3. Giải pháp về phân phối
Sản phẩm ngân hàng không thể bày bán như các sản phẩm hữu hình khác nên khi đưa các sản phẩm này tới người sử dụng thì vai trị của các chi nhánh, phòng giao dịch là rất quan trọng. Ngồi ra kênh phân phối truyền thống cịn là hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Các chi nhánh và phòng giao dịch cần được xem xét dưới góc độ là địa điểm bán lẻ của ngân hàng. Thời gian qua Việt Á chưa thực sự quan tâm nhiều đến cơng tác phân phối, số lượng phịng giao dịch hay chi nhánh của ngân hàng là quá ít, và chỉ tập trung ở các trung tâm kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này Việt Á cần quyết liệt thực hiện các giải pháp sau:
- Tái cơ cấu lại hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch theo hướng tập trung các cán bộ không trực tiếp tham gia vào việc bán dịch vụ cho khách hàng như nhân viên thẩm định dự án, cán bộ điều hành trong cùng khu vực địa lý rộng lớn vào một trung tâm duy nhất.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng tiện ích từ kênh phân phối truyền thống là các chi nhánh, phịng giao dịch. Đầu tư cơng nghệ hiện đại cho các chi nhánh truyền thống nhằm gia tăng tính tự động hố, giảm thiểu chi phí và giúp nhân viên có nhiều thời gian hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng.
- Ngân hàng cần đầu tư hơn nữa việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, kênh phân phối đồng thời đẩy mạnh thị trường ra miền Bắc, miền Trung và các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Việt Á có thể hợp tác với các tổ chức kinh tế là đối tác chiến lược của ngân hàng để gắn thương hiệu, hình ảnh của mình với đối tác để tận dụng tốt hơn hệ thống
phân phối có sẵn của đối tác, nhằm giảm chi phí cho ngân hàng. Ngoài ra do hạn chế về năng lực tài chính nên Việt Á phải thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu tính tốn kỹ về các thông số kinh tế, kỹ thuật, mơi trường, điều kiện hồn cảnh của từng địa
phương, để việc mở rộng mạng lưới có tính hiệu quả và thiết thực hơn, bên cạnh đó là xây dựng một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh nhằm đánh giá chất lượng cho các chi nhánh và phòng giao dịch để làm cơ sở chấm điểm, đánh giá kết quả ảnh hưởng đến việc phân phối lợi nhuận đến từng chi nhánh, buộc các chi nhánh phải thực hiện tốt.
Việt Á có thể phân phối sản phẩm của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các kênh giao dịch điện tử bằng việc đầu tư phát triển các kênh phân phối mới như: Giao dịch tại nhà khách hàng, đội ngủ bán hàng qua điện thoại, gửi thư trực tiếp… để
chủ động tìm đến với khách hàng hơn, tận dụng tối đa sự trực tiếp và chi phí thấp của
các kênh phân phối này. Các giải pháp Việt Á có thể thực hiện ngay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối hiện đại như sau:
- Gia tăng liên kết với các ngân hàng để nâng cao số lượng máy ATM –
EFTPOS chấp nhận thẻ của Việt Á trên tinh thần đảm bảo được lợi ích cho các khách hàng của ngân hàng mình.
- Thành lập trung tâm call center ngồi mục đích cung cấp và giải đáp thắc mắc cho khách hàng cũng có thể sử dụng như một kênh marketing khi ngân hàng cùng với nhân viên của mình chủ động liên hệ với khách hàng để cung cấp và giới thiệu các
thông tin về sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm dịch vụ mới.
- Đầu tư nghiên cứu nhằm gia tăng tiện ích cho các kênh phân phối sử dụng
công nghệ cao như internet banking, mobile banking, sms banking… để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cần gia tăng hợp tác với nhiều doanh nghiệp thanh toán trực tuyến hơn nữa để phát triển hệ thống phân phối của ngân hàng.
- Ngoài ra Việt Á cần xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển mạng lưới máy ATM của riêng mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào hệ thống máy của các ngân hàng khác. Giúp Việt Á chủ động hơn trong cơng tác phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng.