12 Kiểm tra, thử nghiệm, đăng ký và bảo dưỡng 1 Kiểm tra và thử nghiệm
D.2. Thử nghiệm và kiểm định
Các thử nghiệm và kiểm định cần bao gồm các điểm sau: a) thiết bị khóa cửa (6.1);
b) các thiết bị điện an toàn (Phụ lục A);
c) các chi tiết treo cabin và các bộ phận kèm theo;
(phải kiểm định các đặc tính kỹ thuật của chúng như trong hồ sơ đăng ký); d) hệ thống phanh (10.3);
thử nghiệm phải tiến hành khi cabin đi xuống với vận tốc định mức, tải bằng 125 % tải định mức và nguồn điện cấp cho máy kéo và cabin đã được ngắt;
e) đo kiểm dịng điện hoặc cơng suất và vận tốc (10.7); f) mạch điện:
1) đo kiểm khả năng cách điện của các mạch khác nhau (11.1.5). Khi tiến hành đo kiểm, tất cả các thiết bị điện tử phải được ngắt;
2) kiểm tra thông mạch của hệ thống nối đất với đầu nối trên buồng máy và các bộ phận thang máy khác có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng;
g) các cơng tắc cực hạn (11.8.3); h) kiểm tra máy kéo (7.9.3):
1) máy kéo cần kiểm tra bằng cách dừng nhiều lần với yêu cầu khắt khe nhất đối với phanh tương ứng như khi lắp đặt. Cabin phải dừng hẳn sau mỗi lần thử;
a) cabin ở phía trên của hành trình, khơng tải, di chuyển theo chiều lên; b) cabin ở phía dưới của hành trình, tải 125 % định mức, di chuyển xuống;
2) cần thử nghiệm rằng cabin không tải không thể di chuyển lên khi đối trọng đã đè hết xuống giảm chấn;
3) cần kiểm định rằng hệ thống cân bằng đúng như đã định khi lắp đặt: việc này có thể thực hiện bằng cách đo dịng điện, kết hợp với
a) đo tốc độ đối với động cơ 1 chiều; b) đo điện áp đối với động cơ xoay chiều; i) bộ khống chế vượt tốc:
1) vận tốc để phát động bộ khống chế vượt tốc phải được kiểm tra theo chiều đi xuống của cabin (9.3.1 và 9.3.2) hoặc đối trọng (hoặc các khối cân bằng) (9.3.3);
2) sự hoạt động của thiết bị điện điều khiển dừng thang máy mô tả trong 9.3.11.1 và 9.3.11.2 cần phải được kiểm tra theo cả hai chiều lên và xuống;
j) bộ hãm an toàn cabin (9.2.2):
năng lượng mà bộ hãm an tồn có khả năng thu được tại thời điểm tác động cần thử nghiệm theo F.3. Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra tính đúng đắn của việc lắp đặt, hiệu chỉnh và tính hợp lý của thiết bị tổng thể, bao gồm cabin, bộ hãm an toàn, ray dẫn hướng và việc cố định ray lên cơng trình.
Việc thử nghiệm phải thực hiện khi cabin đi xuống, với tải định mức được xếp đều trên sàn cabin, máy kéo làm việc cho đến khi cáp trượt hoặc chùng và dưới những điều kiện sau:
1) đối với bộ hãm an toàn tức thời hoặc bộ hãm an tồn tức thời có giảm chấn: cabin được chất tải định mức, chuyển động với vận tốc định mức;
2) đối với loại bộ hãm an toàn êm:
cabin được chất tải bằng 125 % tải định mức, chuyển động với vận tốc định mức hoặc thấp hơn. Khi thử nghiệm với vận tốc thấp hơn định mức, nhà sản xuất cần cung cấp đồ thị minh họa trạng thái của bộ hãm an toàn mẫu khi được thử động cùng với hệ thống treo.
Sau khi thử, phải khẳng định chắc chắn rằng thiết bị không bị giảm giá trị, không làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động bình thường của thang máy. Nếu cần thiết, các bộ phận ma sát có thể được thay thế. Chỉ cần kiểm tra trực quan bằng mắt thường là đủ;
CHÚ THÍCH Để thuận tiện cho việc tháo bộ hãm an toàn, việc tiến hành thử được khuyến cáo thực hiện tại vị trí đối diện cửa ra vào đễ dễ dàng dỡ hàng khỏi cabin.
k) bộ hãm an toàn cho đối trọng hoặc khối cân bằng (9.2.2):
năng lượng mà bộ hãm an tồn có khả năng thu được tại thời điểm tác động cần thử nghiệm theo F.3. Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra tính đúng đắn của việc lắp đặt, hiệu chỉnh và tính hợp lý của thiết bị tổng thể, bao gồm đối trọng hoặc khối cân bằng, bộ hãm an toàn, ray dẫn hướng và việc cố định ray lên cơng trình.
Việc thử nghiệm phải thực hiện khi đối trọng hoặc khối cân bằng chuyển động theo chiều xuống, máy kéo làm việc cho đến khi cáp trượt hoặc chùng và dưới những điều kiện sau:
1) đối với bộ hãm an toàn tức thời hoặc bộ hãm an tồn tức thời có giảm chấn, tác động nhờ bộ khống chế vượt tốc hoặc cáp an toàn:
thử nghiệm với cabin không tải, chuyển động với vận tốc định mức; 2) đối với loại bộ hãm an toàn êm:
thử nghiệm với cabin không tải, chuyển động với vận tốc định mức hoặc thấp hơn.
Khi thử nghiệm với vận tốc thấp hơn định mức, nhà sản xuất cần cung cấp đồ thị minh họa trạng thái của bộ hãm an toàn mẫu lắp trên đối trọng hoặc khối cân bằng khi được thử động cùng với hệ thống treo.
Sau khi thử, phải khẳng định chắc chắn rằng thiết bị không bị giảm giá trị, không làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động bình thường của thang máy. Nếu cần thiết, các bộ phận ma sát có thể được thay thế. Chỉ cần kiểm tra trực quan bằng mắt thường là đủ;
l) giảm chấn (9.4; 9.4.6): 1) giảm chất tính năng lượng:
thử nghiệm tiến hành với những chỉ dẫn sau: cabin chất tải định mức đặt trên giảm chấn, cáp chùng và cần kiểm tra độ nén của giảm chấn theo hình vẽ trong hồ sơ kỹ thuật (C.3) và thiết lập chứng chỉ cho giảm chấn như C.5;
2) giảm chấn tích năng lượng tự phục hồi và giảm chấn hấp thụ năng lượng:
thử nghiệm tiến hành với những chỉ dẫn sau: cabin chất tải định mức và đối trọng được hạ xuống tiếp xúc với giảm chấn với vận tốc định mức hoặc bằng vận tốc va đập đã tính. Trong trường hợp sử dụng giảm chấn hành trình ngắn cần kiểm tra cả độ giảm tốc (9.4.6.4b)
Sau khi thử, phải khẳng định chắc chắn rằng thiết bị không bị giảm giá trị, không làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động bình thường của thang máy. Chỉ cần kiểm tra trực quan bằng mắt thường là đủ; m) các thiết bị báo động (11.8.4);
tiến hành kiểm tra chức năng;
n) bộ khống chế vượt tốc cabin theo chiều lên (9.3.12)
Kiểm tra cabin không tải không nhỏ hơn tốc độ danh định sử dụng cơ cấu phanh. o) thử chức năng của các thiết bị sau nếu có thể:
- thiết bị cơ khí chống cabin di chuyển (5.5.3.1);
- thiết bị cơ khí để dừng cabin (5.5.4.1). Đặc biệt chú ý khi bộ hãm an tồn được sử dụng để dừng cabin, ví dụ tác động khi thực hiện cứu hộ và cabin không tải;
- sàn thao tác (5.5.5);
- thiết bị cơ khí dùng chặn cabin hoặc các bến đỗ di động (5.5.5.1); - các thiết bị cứu hộ và kiểm tra (5.7).
Phụ lục E
(tham khảo)
Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ và thử nghiệm sau sửa chữa lớn hoặc sau sự cố tai nạn E.1. Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ
Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ không nghiêm ngặt hơn như những yêu cầu đối với kiểm tra và thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Các thử nghiệm định kỳ này, qua các lần thực hiện, khơng được gây mịn q mức hoặc gây ứng suất có thể làm giảm độ an toàn của thang máy. Trong một số trường hợp, các thành phần như bộ hãm an toàn và giảm chấn cũng được thử nghiệm. Nếu các thử nghiệm này được tiến hành, chúng phải thực hiện với cabin không tải và vận tốc giảm so với định mức.
Người được chỉ định thực hiện các thử nghiệm định kỳ này cần đảm bảo rằng các bộ phận (không hoạt động thường xun) vẫn cịn trong tình trạng hoạt động.
Bản sao biên bản kiểm tra được đính kèm vào hồ sơ đăng ký.