6. Kết cấu luận văn
2.6. Phân tích một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín
2.6.2.7. Hoạt động kiểm toán nội bộ
Thành lập và hoạt động từ năm 2004, hệ thống KTNB tại ACB hoạt động hoàn toàn độc lập với KPP. Ban KTNB trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo của Trưởng Ban kiểm soát.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, Ban KTNB thực hiện kiểm tốn định kỳ các đơn vị KPP và kiểm toán theo các tiêu chí được đánh giá có khả năng xảy ra rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của đơn vị nói riêng và của Ngân hàng nói chung. Bên cạnh đó, KTNB thực hiện cơng tác kiểm tốn đột xuất theo yêu cầu của HĐQT, Ban Tổng giám đốc và Trưởng ban kiểm soát. Ban KTNB đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm liên quan đến công tác thẩm định, đề xuất cho vay, thu nợ khách hàng, ...và đã kiến nghị nhiều biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể nói cơng tác KTNB là cơng cụ đắc lực và hữu hiệu để Ban lãnh đạo nắm bắt được thực trạng, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thông qua việc phát hiện các sai sót từ đó đưa ra các biện pháp chấn chỉnh kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của Ban KTNB chưa cao, hầu như chưa phát hiện những rủi ro mang tính hệ thống, chưa cảnh báo được rủi ro quy định nội bộ của ACB chưa phù hợp với quy định của pháp luật, thường đi sau khi sai phạm nghiêm trọng đã bị “đổ bể”, chưa đảm bảo hoạt động tín dụng được an tồn, hiệu quả.
2.6.2.8. Cơng nghệ thơng tin
Ngay trong những ngày đầu thành lập, ACB luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý ngân hàng nhằm nâng cao năng suất của nhân viên, an toàn hoạt động, cũng như đem lại tiện ích và dịch vụ mới cho khách hàng. Trên tinh thần đó, trong năm 2011, ngồi việc đạt thỏa thuận hợp đồng tư vấn với Cơng ty kiểm tốn Price Waterhouse Cooper về xây dựng kế hoạch tổng thể công nghệ thông tin cho giai đoạn 2011-2015, ACB tiếp tục triển khai và hoàn thiện nhiều dự án đầu tư công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu của các bộ phận nghiệp vụ: Dự án trang bị phần mềm Quản trị quan hệ khách hàng, Trung tâm dữ liệu mới tại Công viên Phần mềm Quang Trung, Dự án xác thực vân tay, mobile banking, một số dự án về thẻ, Dự án trang bị phần mềm cho hoạt động ngân quỹ, Dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking),....... Tuy nhiên hệ thống công nghệ thơng tin vẫn cịn một số hạn chế, nguồn cung cấp thông tin chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu thơng tin ngày càng đa dạng, chính xác và kịp thời, nhất là thông tin phục vụ cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, làm hạn chế phần nào hiệu quả công tác quản lý rủi ro. Chưa giúp cải tiến mạnh mẽ quy trình tác nghiệp, giảm tải cơng việc giấy tờ hành chánh để tăng năng suất, tăng hiệu quả công việc kinh doanh. Hệ thống công nghệ thông tin vẫn cịn sự cố nghẽn mạng, điển hình nhất là sự cố nghẽn mạng sàn vàng ACB vào năm 2008 gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ACB trong thời gian từ 2008 đến 2011 và một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB. Kết quả phân tích cho thấy hoạt động tín dụng của ACB đạt những kết quả rất khả quan trong thời gian qua, thể hiện tốc độ tăng trưởng luôn được giữ vững trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chỉ tiêu về chất lượng tín dụng như NQH, nợ xấu ln duy trì ở mức rất thấp so với yêu cầu. Đồng thời, kết quả phân tích cũng cho thấy những hạn chế, khó khăn mà ACB đang gặp phải. Từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp khắc phục mặt hạn chế, cũng như duy trì và phát huy hơn nữa mặt tích nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB, góp phận đạt được mục tiêu và định hướng phát triển của ACB. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu