Những thành tựu đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 36)

5. Kết cấu luận văn:

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tạ

2.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc

2.3.1.1 Đối với cơ quan thuế:

Về chính sách thuế:

Hệ thống chính sách thuế đƣợc ban hành dƣới hình thức luật, pháp lệnh tạo cơ sở pháp lý cao, bao quát đƣợc hầu hết các nguồn thu, xóa bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế trong nƣớc, tạo mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trƣờng.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế đã ứng dụng chính sách thuế hiện đại của Quốc tế vào hệ thống thuế Việt Nam; thực hiện lộ trình cam kết về thuế với các nƣớc và tổ chức Quốc tế. Đàm phán và ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 50 nƣớc; tạo cơ sở pháp lý và môi trƣờng thuận lợi khuyến khích ĐTNN vào Việt Nam; thu hút các nhà nghiên cứu, các giáo sƣ, các chuyên gia nƣớc ngoài đầu tƣ chất xám vào Việt Nam.

Về Quản lý thuế

Hệ thống chính sách thuế đã đƣợc từng bƣớc đƣợc hồn thiện, cơng tác QLT đã đƣợc tổ chức thống nhất trong cả nƣớc, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tốc độ tăng trƣởng thuế và phí bình quân mỗi năm tại Đồng Nai trên 13%, số thu trong 5 năm 2005 – 2010 đạt 39.620 t đồng, tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm 2000- 2005. T lệ thuế và phí của các DN có vốn ĐTNN năm 2011 là 4.335 t chiếm 31% trong tổng thu NSNN, tăng 15% so với năm 2010. Trong 09 tháng 2012 số thu thuế và phí từ các doanh nghiệp FDI đạt 3.483 t , tăng 10% so với cùng kỳ năm 2011.

Thực hiện chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 đã đƣợc Bộ chính trị phê duyệt; hồn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách thuế, hình thành một hệ thống tổ chức QLT thống nhất trong cả nƣớc; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, tránh thất thu thuế cho NSNN; đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời nộp thuế trƣớc pháp luật; ĐTNT sẽ đƣợc tự tính, tự khai, tự nộp thuế. ĐTNT tự xác định số thuế phải nộp, thực hiện nộp và xác định các ƣu đãi đƣợc hƣởng. Song song

với sự chủ động, tự giác, luật cũng quy định chế tài cƣỡng chế, chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo mơi trƣờng bình đẳng, cơng bằng cho ngƣời chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

Quyền hạn của ĐTNT cũng đƣợc xác định khi thực hiện nghĩa vụ của mình, đó là các quyền nhƣ: đƣợc hƣớng dẫn thực hiện pháp luật thuế, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; yêu cầu cơ quan QLT giải thích việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chất lƣợng; yêu cầu cơ quan QLT giữ bí mật thơng tin. Đặc biệt, luật QLT quy định ĐTNT có thể thuê các tổ chức dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế). Ngồi các hình thức kê khai truyền thống (nộp văn bản bằng giấy, tại trụ sở CQT), ĐTNT có thể kê khai thuế điện tử. CQT chỉ can thiệp khi ĐTNT có hành vi khai thuế khơng trung thực,… Để đảm bảo quản lý hiệu quả, luật QLT quy định CQT đƣợc áp dụng một số biện pháp mạnh, trong quá trình thanh tra, xử phạt và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, CQT có quyền thanh tra tại trụ sở của ĐTNT. Khi có dấu hiệu trốn thuế, gian lận liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, CQT đƣợc quyền tạm giữ tang vật, phƣơng tiện vi phạm…

Cùng với cả nƣớc, cục thuế Đồng Nai từ khi có luật QLT cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc xây dựng hệ thống QLT hiện đại, tự kê khai, tự nộp thuế nhƣ:

- Tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình chức năng: tuyên truyền và hổ trợ ĐTNT; xử lý tờ khai; đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra.

- Xây dựng đƣợc hệ thống quy trình quản lý phù hợp với cơ chế TK-TN theo hƣớng hiện đại hóa, nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời nộp thuế.

- Các ứng dụng hỗ trợ ngƣời nộp thuế, tra cứu thông tin về nghĩa vụ nộp thuế và kiểm sốt xử lý thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” của cục

thuế Đồng Nai đã đƣợc triển khai và đẩy mạnh. Nhờ vậy, hiệu quả quả lý thuế từng bƣớc nâng lên.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra.

Trong năm 2011, tại Đồng Nai, qua thanh tra 50 DN đã có đã có gần 600 t đồng đƣợc loại khỏi số lỗ của các doanh nghiệp FDI, thu hồi 55 t tiền thuế, thu 20 t tiền phạt về thuế.

Cơ quan Thuế cho biết, sai phạm phổ biến nhất đƣợc phát giác là hạch toán chi phí trƣớc nhƣng chƣa chi; trích lập dự phịng chƣa đúng quy định; chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ, vƣợt định mức; hay hạch tốn chi phí khơng phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lƣơng, khấu hao khơng đúng quy định của Bộ Tài chính…

Sai phạm phổ biến thứ hai là hạch toán chi phí lãi vay khơng đúng quy định. Theo số liệu của Cục Thuế, có tới 104 DN vi phạm nội dung này, làm số lỗ phát sinh thêm 100 t đồng.

Thêm nữa, các DN thƣờng hạch tốn sai chi phí chênh lệch t giá chƣa thực hiện và chuyển lỗ không đúng quy định, số lỗ giảm đƣợc sau thanh tra chiếm khá lớn, lần lƣợt là 244,3 t đồng và 239,6 t đồng.

Điểm qua một số biên bản kiểm tra có số truy thu lớn, ta có tình hình truy thu thuế nhƣ sau:

- Công ty F.J.S: Qua kiểm tra thuế năm 2007 của công ty truy thu 5.137

triệu đồng; Kiểm tra thuế năm 2008 và 2009 của công ty truy thu 5.282 triệu đồng.

Số thuế truy thu qua kiểm tra thuế năm 2007 là 5.137 triệu đồng, trong đó chủ yếu truy thu thuế thu nhập cá nhân 5.121 triệu đồng do công ty chƣa kê khai thu nhập ngoài Việt Nam của các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài. Năm 2008 và 2009, truy thu 5.282 triệu đồng, trong đó cũng chủ yếu truy thu thuế thu nhập cá nhân ngƣời nƣớc ngoài do chƣa kê khai thu nhập ngoài Việt Nam 5.276 triệu đồng. Năm 2009 bị truy thu thuế nhà thầu nƣớc ngồi 1.074 triệu đồng do các chi phí

dịch vụ mà công ty F.J.S trả cho các công ty cung cấp nƣớc ngoài từ năm 2007- 2009 nhƣng chƣa khấu trừ nộp thuế theo quy định.

- Công ty V.D: Năm 2007, qua kiểm tra thuế năm 2005 của công ty, Cục Thuế Đồng Nai truy thu 1.778 triệu đồng, trong đó truy thu thuế nhà thầu nƣớc ngồi 1.736 triệu đồng, vì cơng ty chƣa kê khai khấu trừ thuế nhà thầu đối với lãi tiền vay công ty trả cho nƣớc ngoài; Năm 2008, kiểm tra thuế năm 2005 của công ty truy thu 1.629 triệu đồng trong đó bị truy thu thuế nhà thầu nƣớc ngoài 1.598 triệu đồng đối với khoản lãi tiền vay trả cho nƣớc ngoài; Năm 2009 truy thu qua kiểm tra thuế năm 2006 là 671 triệu đồng, trong đó thuế TNDN 397 triệu, chủ yếu là do xuất tốn chi phí hàng biếu tặng), thuế nhà thầu nƣớc ngoài 145 triệu đối với khoản lãi tiền vay trả cho nƣớc ngoài

- Công ty TCL: Năm 2008, qua kiểm tra thuế năm 2005 và 2006 của công

ty truy thu 3.767 triệu đồng thuế GTGT và TNDN trong đó chủ yếu là thuế TNDN 3.653 triệu, nguyên nhân chính là xuất tốn chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân vƣợt mức khống chế theo quy định 10 tỉ; xuất tốn chi phí chuyễn lỗ q hạn định 5 tỉ; chi phí dự phịng sai quy định 2 tỉ cịn lại xuất tốn các chi phí khác 1 tỉ. Hầu hết các chi phí xuất tốn có thể phát hiện trên hồ sơ quyết tốn thuế.

- Cơng ty U.B.F: Năm 2010, qua kiểm tra thuế năm 2007 và 2008 của

công ty truy thu 1.023 triệu đồng, trong đó chủ yếu là truy thu thuế GTGT là 980 triệu vì cơng ty giải thể chi nhánh Đồng Nai, di chuyển máy móc thiết bi vật tƣ hàng hóa về thành phố Hồ Chí Minh mà khơng kê khai doanh thu nội bộ.

- Công ty O.P.V: Năm 2011, qua kiểm tra thuế năm 2007, Cục Thuế

Đồng Nai truy thu 876 triệu đồng chủ yếu là truy thu thuế nhà thầu 815 triệu đối với khoản chi phí thiết kế tƣ vấn trả cho nƣớc ngồi khơng khấu trừ nộp thuế theo quy định.

- Công ty N.P: Năm 2011, truy thu thuế qua kiểm tra thuế 2007-2010 của

công ty 1.928 triệu đồng trong đó chủ yếu là truy thu thuế TNDN, do nguyên

nhân chính là các khoản chi khuyến mãi quảng cáo vƣợt quá tỉ lệ 5% khống chế theo quy định.

- Công ty C.S: Năm 2011, truy thu qua kiểm tra thuế năm 2006, 2007,

2008 là 609 triệu đồng, trong đó truy thu thuế GTGT 233 triệu do chi phí là vật tƣ nhập khẩu vƣợt định mức không đƣợc cơ quan hải quan quyết toán; thuế TNDN 282 triệu, chủ yếu là xuất tốn chi phí khấu hao tài sản phúc lợi; thuế thu nhập cá nhân 94 triệu, do đơn vị tính tốn bị sai.

- Cơng ty Fusheng: Năm 2011, kiểm tra thuế năm 2010 của công ty, truy thu 2.895 triệu đồng, trong đó chủ yếu là thuế TNDN 2.551 triệu, do xuất tốn chi phí giảm giá khơng ghi nhận trên hóa đơn GTGT 6.368 triệu, xuất tốn số dƣ chi phí trích trƣớc 6.609 triệu, xuất tốn chi phí dự phịng cơng nợ khó địi 290 triệu.

- Công ty V.K.M.S: Năm 2011, truy thu qua kiểm tra thuế năm 2009 là

5.432 triệu đồng, trong đó truy thu thuế GTGT 5.063 triệu - do đơn vị kê khai xuất khẩu gián tiếp nhƣng không đủ hồ sơ chứng minh theo quy định, mặc dù trƣớc đó Tổng Cục Thuế đã cho phép công ty giảm bớt một số thủ tục hành chính để chứng minh hàng xuất khẩu gián tiếp; Truy thu qua kiểm tra thuế năm 2010 là 7.234 triệu đồng, trong đó truy thu thuế GTGT 4.867 triệu do đơn vị kê khai xuất khẩu gián tiếp nhƣng không đủ hồ sơ chứng minh theo quy định và thuế TNDN 2.181 triệu, chủ yếu là tiền tài trợ của công ty mẹ 5.300 triệu chƣa đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế.

- Cơng ty T.Y : Qua kiểm tra tờ khai thuế năm 2011 tại CQT, đã phát hiện

công ty chuyển lỗ sai quy định, lập biên bản truy thu 926 triệu đồng thuế TNDN.

- Công ty Y.H: Qua kiểm tra tờ khai thuế năm 2011 tại CQT, phát hiện

công ty không hội đủ điều kiện để hƣởng thuế suất thuế TNDN ƣu đãi, truy thu 5.251 triệu đồng.

- Công ty BAT: Qua kiểm tra thuế năm 2006-2009, công ty đầu tƣ theo quy trình chuyển giao cơng nghệ, nhƣng khơng thực hiện chuyển giao quy trình

kỹ thuật, nhập khẩu nguyên liệu giá cao và xuất khẩu thành phẩm giá thấp, CQT truy thu 980 triệu đồng, giảm khoản lỗ đƣợc chuyển 500 triệu đồng. (Phụ lục 8: Tình hình thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngồi có dấu hiệu chuyển giá năm 2009-2011).

Số truy thu đối với mỗi đơn vị nêu trên là khá lớn và lặp đi lặp lại, nhƣng Cục Thuế Đồng Nai chỉ xử phạt vi phạm hành chính khơng nhiều (tối đa 100 triệu đồng, nên khơng có tác dụng ngăn ngừa DN vi phạm. Do khơng có trƣờng hợp nào xác định đƣợc hành vi vi phạm là DN cố tình gian lận thuế một cách nghiêm trọng, nhƣng số tiền truy thu là khá lớn và khơng có dấu hiệu thun giảm.

Các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút ĐTNN ln đƣợc Nhà nƣớc chú trọng. Việc hồn thiện hành lang pháp lý về QLT là yêu cầu bức thiết để làm trong sạch môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh. Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng DN xù nợ, trốn thuế không thể khơng nói đến trách nhiệm của CQT, hải quan trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các DN, bởi tình trạng này khơng chỉ mới diễn ra gần đây.

Bên cạnh đó, cần có chế tài đủ mạnh để răn đe đối với các chủ doanh nghiệp FDI có hành vi trốn thuế, ví nhƣ truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phối hợp với cảnh sát nƣớc ngoài để xử lý. Làm nhƣ vậy, một mặt để các DN có ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, mặt khác tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh để các DN chân chính yên tâm đầu tƣ, kinh doanh.

Việc kiểm tra sát sao các doanh nghiệp FDI không chỉ là truy thu cho ngân sách mà hƣớng tới một mơi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh bình đẳng, giúp DN quản trị tốt hơn, nghiêm túc chấp hành pháp luật.

2.3.1.2 Đối với đối tƣợng nộp thuế.

Tại Đồng Nai, từ khi thực hiện cơ chế TK-TN, trách nhiệm trƣớc pháp luật của ngƣời nộp thuế đƣợc nâng cao hơn, các DN đã chủ động, tự giác kê khai thuế và tiến hành tự nộp thuế vào NSNN theo quy định, phần lớn các doanh

nghiệp FDI đã thực hiện tƣơng đối tốt. ĐTNT tự xác định các mức ƣu đãi về thuế, quyền lợi về thuế căn cứ theo quy định của pháp luật.

Qua thời gian triển khai thực hiện cơ chế tự khai- tự nộp, kết quả:

- Tình hình nộp tờ khai: Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên 90%, số tờ

khai lỗi số học giảm hẳn. (Phụ lục 9: Tình hình thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế từ năm 2009-2011)

- Tình hình nộp thuế: Cục thuế đã theo dõi sát hơn tình hình nộp thuế, nợ thuế và có điều kiện làm tốt hơn cơng tác đôn đốc nộp thuế nên phần lớn các DN đã thực hiện tốt việc nộp thuế.

2.3.2. Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân

Sau thời gian thực hiện cải cách, vẫn cịn những tồn tại, hạn chế về chính sách thuế và QLT.

2.3.2.1. Về chính sách thuế

Hệ thống luật pháp của nƣớc ta đang dần đƣợc hoàn chỉnh để phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tạo mơi trƣờng pháp lý bình đẳng cho các DN đầu tƣ và kinh doanh trên thị trƣờng Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều nhƣợc điểm của hệ thống luật pháp Việt Nam đã đƣợc phát hiện, nhƣng chậm đƣợc khắc phục, đang gây trở ngại cho việc thu hút ĐTNN và cho các hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng Việt Nam:

Một là, thiếu sự minh bạch, nhất quán trong tổ chức, thực hiện hệ thống

pháp luật Thuế. Các văn bản pháp quy từ luật, pháp lệnh cho đến nghị định, thông tƣ chƣa bảo đảm nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung của luật và pháp lệnh còn dừng lại ở định hƣớng chung chung, chƣa cụ thể, phải chờ nghị định của Chính phủ, thơng tƣ của các Bộ mới có hiệu lực. Có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh với nghị định, thông tƣ đã làm cho các đối tƣợng thi hành gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng là kẽ hở để “lách luật” trong các hoạt động khơng hợp pháp. Ví dụ nhƣ việc

miễn giảm thuế từ năm 2003 đến nay thƣờng xuyên thay đổi, những các công văn hƣớng dẫn thì khơng nhất qn, khơng rõ ràng, thiếu cụ thể, không chỉ làm cho DN mà cả cán cán bộ thuế cũng không thể hiểu đƣợc rõ ràng, dẫn đến chính sách thuế khơng đƣợc thực thi đúng mực, làm thất thu ngân sách. (Phụ lục 10: Bảng tóm tắt q trình ƣu đãi thuế TNDN đối với DN có vốn ĐTNN từ năm 2000 đến 2012 qua hƣớng dẫn của các chính sách thuế).

Hai là, hệ thống chính sách thuế chƣa bao quát hết đối tƣợng chịu thuế,

ĐTNT, dẫn đến trốn thuế thông qua nhiều phƣơng thức khác nhau. Sau khi Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)