Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập cá nhân hàm ý cho chính sách công trường hợp thành phố hồ chí minh (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.6 Kết quả nghiên cứu

Qua kết quả khảo sát dữ liệu của 504 cá nhân, các kiểm định về mối quan hệ giữa thu nhập cá nhân và các nhân tố: loại hình doanh nghiệp (DN có vốn đầu tư nước ngồi, DN Nhà nước và DN ngoài Nhà nước) - cấp độ phân cấp (cấp thấp, cấp trung, cấp cao) - giới tính (nam, nữ) - tuổi tác (18 - 25 tuổi, 26 - 35 tuổi, 36 - 45 tuổi, 46 - 60 tuổi, 61 - 75 tuổi) - Giáo dục (THCS, PTTH, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Phó tiến sỹ - Tiến sỹ) - Kinh nghiệm (1 - 3 năm, 4 - 10 năm, 11 - 15 năm, 16 - 20 năm, 21 - 25 năm, 26 - 35 năm, trên 36 năm) - Quê quán (theo vùng miền: Vùng trung du và miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền, Vùng Tây nguyên, Vùng Đông Nam bộ, Vùng đồng bằng sơng Cửu Long). Kết quả kiểm định ANOVA thì các nhân tố có quan hệ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân là loại hình doanh nghiệp, cấp độ phân cấp, giáo dục và kinh nghiệm của cá nhân. So với lý thuyết và thực tế nghiên cứu tại một số quốc gia thì cơng việc/nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, quê quán (vùng miền) của cá nhân có ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thì khơng có mối quan hệ giữa các nhân tố này và thu nhập.

Kết luận chương 2

Điểm qua số liệu tổng quát về tình hình kinh tế và thu ngân sách Nhà nước của TP.HCM làm nổi bật được vai trò quan trọng của thành phố đối với kinh tế cả nước. Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của cá

nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở đặt tại TP.HCM cũng góp phần đánh giá thực trạng về thu nhập của dân cư tại thành phố. Nơi tập trung và thu hút nguồn lao động lớn nhất cả nước. Kết quả khảo sát thì chỉ các nhân tố có quan hệ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân là loại hình doanh nghiệp, cấp độ phân cấp, giáo dục và kinh nghiệm của cá nhân. Qua đó, với 2 nhân tố là kinh nghiệm và cấp độ phân cấp của cá nhân có ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân đòi hỏi thời gian làm việc của cá nhân phải lâu dài. Với 2 nhân tố là loại hình doanh nghiệp và trình độ giáo dục có ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân qua kết quả khảo sát ở trên, tác giả sẽ gợi ý một số đề xuất chính sách có liên quan đến cải thiện thu nhập cá nhân, chính sách đào tạo, thu nhập tối thiểu theo các loại hình doanh nghiệp và chính sách về thuế thu nhập cá nhân ở chương sau.

CHƯƠNG 3 GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Từ nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân - trường hợp TP.HCM ghi nhận thu nhập cá nhân phụ thuộc rất nhiều nhân tố. Trên cơ sở phân tích mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của các nhân tố, kết hợp với đánh giá ở góc độ cá nhân và quản lý vĩ mơ, trong chương này tác giả phân tích và đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm cải thiện thu nhập cá nhân, chính sách về giáo dục, mức lương tối thiểu ở các loại hình doanh nghiệp và một số nội dung của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

3.1 Chính sách liên quan đến thu nhập cá nhân

3.1.1 Cải thiện thu nhập cá nhân về phía người lao động

Trong tổng thể tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 2001 đến nay thì phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của cả nước và đặc biệt là thu nhập của cá nhân tại TP.HCM có khuynh hướng ngày càng tăng (Biểu đồ

2.2. Thu nhập bình quân đầu người tại địa bàn TP.HCM). Mức thu nhập tăng lên rất nhanh ở nước ta trong thời gian qua đã góp phần cho sự phát triển của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Việc phát triển nguồn nhân lực địi hỏi chính các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao trình độ, kỹ năng và chun mơn nghiệp vụ.

Qua nghiên cứu lý luận và kiểm định thực tiễn thì vốn con người là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân. Theo lý thuyết vốn con người cho thấy rằng: giáo dục và đào tạo làm tăng năng suất của người lao động bằng cách truyền đạt kiến thức và kỹ năng hữu ích, do đó nâng cao thu nhập tương lai của người lao động bằng cách tăng thu nhập suốt đời của

họ. Kết quả khảo sát cho thấy cá nhân có trình độ đại học có thu nhập cao hơn cá nhân tốt nghiệp PTTH nếu xét cùng thời gian kinh nghiệm làm việc như nhau. Vì vậy, mỗi người lao động cần thiết trở thành “người học suốt đời” vì thời gian đầu tư cho học tập là khoản đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp trong tương lai. Họ học tập những điều mới mẻ khơng chỉ cho ngày hơm nay mà cịn để chuẩn bị cho tương lai. Vượt lên trên những động cơ về bằng cấp, vị trí xã hội, người học suốt đời nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân, đồng thời có thể giúp cá nhân có cơ hội để cải thiện thu nhập.

Ngồi ra, cịn có các nhân tố có quan hệ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân là loại hình doanh nghiệp, cấp độ phân cấp và kinh nghiệm của cá nhân. Đối với nhân tố kinh nghiệm, cấp độ phân cấp đòi hỏi về thời gian và sự phấn đấu của cá nhân. Các trường hợp cá nhân làm ở doanh nghiệp Nhà nước thì lương được tính theo hệ số lương tuỳ vào thâm niên làm việc, bậc - ngạch và một số hệ số chức vụ, phụ cấp... Do đó mức thay đổi về tiền lương khơng dao động nhiều, đa số dựa vào tiền lương cơ bản/tối thiểu để làm căn cứ tính lương và các khoản phụ cấp khác cũng được Nhà nước quy định.

Do mặt bằng trả lương và mức lương trung bình của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (theo nghiên cứu khảo sát) cao nhất nên khi chuyển đổi sang làm việc cho loại hình doanh nghiệp này cá nhân lao động có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn (nếu mức lương đang thấp hơn lương tối thiểu quy định). Tuỳ vào mức lương tối thiểu của vùng/địa bàn mà một số doanh nghiệp dựa vào để xây dựng thang lương cho doanh nghiệp mình. Như vậy, trường hợp cá nhân người lao động chuyển đổi làm việc giữa các loại hình doanh nghiệp hoặc vùng/ địa bàn mà doanh nghiệp đóng trụ sở cũng có thể dẫn đến thay đổi thu nhập. Tuy nhiên, để chuyển đổi sang làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi địi hỏi cá nhân phải

trang bị về trình độ chuyên môn, kỹ thuật và các kỹ năng phù hợp theo yêu cầu đòi hỏi cao của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các kỹ năng như giao tiếp, làm việc tập thể cũng cần được quan tâm rèn luyện. Biết cách sử dụng những kinh nghiệm của bản thân ngày càng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với người lao động. Bên cạnh việc sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, làm chủ ngoại ngữ trở thành một công cụ quan trọng của người lao động. Ngoại ngữ không chỉ giúp người học tiếp cận với tri thức thế giới mà còn để hiểu biết và chấp nhận những nền văn hóa khác. Sự giao lưu văn hóa diễn ra ngày càng đa dạng chỉ có thể trở thành hiện thực khi có được sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, trong đó ngơn ngữ là một yếu tố quan trọng.

3.1.2 Tăng cường hồn thiện chính sách tiền lương về phía quản lý Nhà nước

- Một là, Nhà nước phải thực sự coi chính sách lao động - tiền lương khơng chỉ là dạng chính sách an sinh xã hội mà cần thiết là một bộ phận hợp thành và có vai trị quan trọng và ngày càng tích cực, năng động nhất trong tổng thể chính sách kinh tế vĩ mơ. Đồng thời, cần gắn kết chính sách lao động - tiền lương với kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. Nhà nước cần chủ động hơn trong phối hợp với các tổ chức Cơng đồn và hiệp hội nghề nghiệp - xã hội quy định mức tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động theo thay đổi chung của thị trường, theo kết quả lao động…

- Hai là, thống nhất cơ chế tiền lương trong các loại hình DN; mở rộng quyền tự chủ của DN. Các DN phải đăng ký quỹ lương với Nhà nước và công khai tổng quỹ lương với người lao động; khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận và tự định đoạt về tiền lương; thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm

thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động phù hợp với điều kiện của DN; xây dựng định mức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương… theo sự hướng dẫn của Nhà nước, được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của DN; từng bước thực hiện chính sách tiền lương cao để bảo đảm người lao động có tích lũy từ tiền lương.

- Ba là, chính sách tiền lương khu vực Nhà nước phải bảo đảm tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương và lương là thu nhập chính, đáp ứng mức sống của cán bộ, cơng chức ở mức trên trung bình của xã hội, sớm nghiên cứu xây dựng và thực hiện trả lương theo vị trí, chức danh, cơng việc và hiệu quả cơng tác, khắc phục tính cào bằng của việc gắn hệ số lương với mức lương tối thiểu chung. Có cơ chế đặc thù trả lương đặc biệt và tôn vinh xứng đáng cho các nhân tài và lao động giỏi làm việc cho khu vực Nhà nước.

3.2 Chính sách liên quan đến giáo dục

Giáo dục đào tạo cùng với chất lượng của nó là quá trình đem tới cho mỗi người học vốn kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm và giúp họ không ngừng hồn thiện gia tăng tích luỹ chúng. Giáo dục đào tạo đã trở thành ngành “xây dựng” để tạo ra và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế, một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế bền vững cho mỗi quốc gia. Mức vốn con người phụ thuộc vào thời gian và chi phí đầu tư để học hành trong hệ thống giáo dục và từng trải trong cuộc sống. Giáo dục đào tạo quyết định lượng vốn con người và đến lượt nó lượng vốn con người sẽ quyết định thu nhập của mỗi người. Khi thu nhập cá nhân tăng lên nhờ giáo dục sẽ là cơ sở cho sự gia tăng sản lượng GDP của quốc gia, sự gia tăng thu nhập trong trường hợp này mang tính phát triển bền vững cho quốc gia. Do đó, tăng cường đầu tư cho giáo dục là một trong những nội dung chi tiêu công mà Nhà nước bắt buộc phải xem trọng và có kế hoạch thực hiện lâu dài.

Cụ thể nội dung chi tiêu công cho giáo dục là Nhà nước cần đầu tư để thực hiện chính sách học suốt đời, trong đó có việc thành lập một Trung tâm khu vực của Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) về học tập suốt đời đặt tại Hà Nội do Chính phủ Việt Nam đề xuất. Khi đó, giáo dục đào tạo được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và phải đa dạng hóa hình thức dạy - học. Như vậy, giáo dục từ xa phải được ưu tiên thích đáng vì đó là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán về quan hệ giữa quy mô và chất lượng đào tạo, là hướng đầu tư tiết kiệm mà hiệu quả. Giáo dục từ xa là tư duy mới của thời đại, đóng vai trị như một cơng cụ để tạo dựng xã hội học tập hiện đại.

3.3 Chính sách liên quan đến mức lương tối thiểu ở các loại hình doanh nghiệp nghiệp

Theo Nghị định 107/2010/NĐ-CP thì từ 01/01/2011 tại TP.HCM, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động Việt Nam làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận (thuộc vùng I) và 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện (thuộc vùng II).

Theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP thì tại địa bàn TP.HCM, kể từ ngày 01/01/2011 mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn và sử dụng lao động được phân thành các mức như sau: Vùng I áp dụng đối với các doanh nghiệp

hoạt động trên địa bàn các quận với mức lương 1.350.000 đồng/tháng; vùng II áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện với mức lương 1.200.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/7/2011, các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè được được điều chỉnh áp dụng mức lương tối thiểu vùng II lên vùng I.

Mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 107/2010/NĐ-CP và Nghị định 108/2010/NĐ-CP nêu trên so với chi tiêu bình quân tháng của cá nhân thì thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, cần nâng mức lương tối thiểu ở mức cao hơn cho phù hợp với thực tế.

Bảng 3.1

Chi tiêu đời sống bình quân một người 1 tháng phân theo khoản chi

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

(đơn vị tính: đồng)

2002 2004 2006 2008 2010

Tổng số 665.970 826.800 1.052.130 1.618.150 2.237.228

Chi ăn, uống, hút 338.600 399.780 462.000 772.560 1.025.518

Chi may mặc 23.810 28.800 45.110 58.710 81.312 Chi nhà ở, điện nước, vệ sinh 45.270 50.310 66.670 97.260 135.709 Chi thiết bị, đồ dùng 44.760 67.250 92.630 113.230 143.536 Chi y tế, chăm sóc sức khoẻ 43.050 55.900 66.320 82.820 118.002

Chi đi lại và bưu điện, thông tin liên lạc

77.860 110.940 140.500 282.680 385.225

Chi giáo dục 40.530 51.790 72.700 94.260 175.262

giải trí

Chi khác 32.590 41.090 52.950 54.810 86.233

Ngoài ra, tồn tại một số doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động thấp hơn mức quy định lương tối thiểu. Cụ thể trong khảo sát có nhiều cá nhân thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu, chủ yếu làm việc tại doanh nghiệp ngồi Nhà nước. Vì vậy, tổ chức Cơng đồn và hiệp hội nghề nghiệp - xã hội phải được thành lập ở các doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp Nhà nước để bảo vệ quyền lợi và can thiệp kịp thời cho người lao động khi bị trả lương thấp hơn quy định.

Trên số liệu thực tế về doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đến 31/12/2009 (Bảng 2.1) thì doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH tư nhân là gần 66.962 đơn vị trên tổng 79.916 đơn vị của cả 3 loại hình doanh nghiệp. Lực lượng lao động phục vụ trong loại hình doanh nghiệp này là 857.578 cá nhân trên tổng 1.932.395 người, trong đó lao động tại công ty TNHH tư nhân là nhiều nhất với 783.889 người. Tuy nhiên, đến nay Nhà nước vẫn tập trung chính sách quy định về tiền lương vào loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp Nhà nước, cịn loại hình doanh nghiệp ngồi Nhà nước thì chỉ quy định mức lương tối thiểu theo vùng.

Ngoài ra, đa số doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động căn cứ vào mức lương tối thiểu của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập cá nhân hàm ý cho chính sách công trường hợp thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)