Chính sách liên quan đến mức lương tối thiểu ở các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập cá nhân hàm ý cho chính sách công trường hợp thành phố hồ chí minh (Trang 54)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 Chính sách liên quan đến mức lương tối thiểu ở các loại hình doanh nghiệp

Theo Nghị định 107/2010/NĐ-CP thì từ 01/01/2011 tại TP.HCM, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động Việt Nam làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận (thuộc vùng I) và 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện (thuộc vùng II).

Theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP thì tại địa bàn TP.HCM, kể từ ngày 01/01/2011 mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các cơng ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn và sử dụng lao động được phân thành các mức như sau: Vùng I áp dụng đối với các doanh nghiệp

hoạt động trên địa bàn các quận với mức lương 1.350.000 đồng/tháng; vùng II áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện với mức lương 1.200.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/7/2011, các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè được được điều chỉnh áp dụng mức lương tối thiểu vùng II lên vùng I.

Mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 107/2010/NĐ-CP và Nghị định 108/2010/NĐ-CP nêu trên so với chi tiêu bình quân tháng của cá nhân thì thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, cần nâng mức lương tối thiểu ở mức cao hơn cho phù hợp với thực tế.

Bảng 3.1

Chi tiêu đời sống bình quân một người 1 tháng phân theo khoản chi

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

(đơn vị tính: đồng)

2002 2004 2006 2008 2010

Tổng số 665.970 826.800 1.052.130 1.618.150 2.237.228

Chi ăn, uống, hút 338.600 399.780 462.000 772.560 1.025.518

Chi may mặc 23.810 28.800 45.110 58.710 81.312 Chi nhà ở, điện nước, vệ sinh 45.270 50.310 66.670 97.260 135.709 Chi thiết bị, đồ dùng 44.760 67.250 92.630 113.230 143.536 Chi y tế, chăm sóc sức khoẻ 43.050 55.900 66.320 82.820 118.002

Chi đi lại và bưu điện, thông tin liên lạc

77.860 110.940 140.500 282.680 385.225

Chi giáo dục 40.530 51.790 72.700 94.260 175.262

giải trí

Chi khác 32.590 41.090 52.950 54.810 86.233

Ngoài ra, tồn tại một số doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động thấp hơn mức quy định lương tối thiểu. Cụ thể trong khảo sát có nhiều cá nhân thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu, chủ yếu làm việc tại doanh nghiệp ngồi Nhà nước. Vì vậy, tổ chức Cơng đồn và hiệp hội nghề nghiệp - xã hội phải được thành lập ở các doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp Nhà nước để bảo vệ quyền lợi và can thiệp kịp thời cho người lao động khi bị trả lương thấp hơn quy định.

Trên số liệu thực tế về doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đến 31/12/2009 (Bảng 2.1) thì doanh nghiệp tư nhân và cơng ty TNHH tư nhân là gần 66.962 đơn vị trên tổng 79.916 đơn vị của cả 3 loại hình doanh nghiệp. Lực lượng lao động phục vụ trong loại hình doanh nghiệp này là 857.578 cá nhân trên tổng 1.932.395 người, trong đó lao động tại cơng ty TNHH tư nhân là nhiều nhất với 783.889 người. Tuy nhiên, đến nay Nhà nước vẫn tập trung chính sách quy định về tiền lương vào loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp Nhà nước, cịn loại hình doanh nghiệp ngồi Nhà nước thì chỉ quy định mức lương tối thiểu theo vùng.

Ngoài ra, đa số doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động căn cứ vào mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định. Thêm vào đó, số lượng lao động tại DN tư nhân, cơng ty cổ phần khơng có vốn Nhà nước và công ty TNHH tư nhân chiếm tỷ lệ rất cao (60%). Do trả lương cao nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang thu hút một lực lượng lao động lớn về số lượng và chất lượng, hình

thành việc chảy máu chất xám của lực lượng lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Nhà nước phân biệt mức lương tối thiểu theo vùng cho loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cao hơn các loại hình cịn lại là quy định khơng thống nhất về cơ chế tiền lương trong các loại hình DN, vơ hình khuyến khích dịng chảy lao động sang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Vấn đề đặt ra là Nhà nước đang khuyến khích phát triển kinh tế trong nước, khuyến khích khối doanh nghiệp trong nước gồm DN nhà nước và DN ngoài nhà nước, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân thì Nhà nước quy định về chính sách, cơ chế tiền lương cần phải thống nhất trong các loại hình DN để huy động nguồn nhân lực cho nhóm doanh nghiệp này.

3.4 Chính sách thuế Thu nhập cá nhân

3.4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân

Tại Việt Nam, Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Đến nay, thuế đánh vào thu nhập cá nhân tại Việt Nam chỉ đóng góp được 4,1% tổng thu ngân sách Nhà nước trong khi tỷ lệ đó ở một số nước ASEAN (Thái Lan, Philippines, Malaysia...) là 12-17%, các nước phát triển (Đức, Thụy Điển, Nhật, Pháp, Anh...) khoảng 30 - 45%, thuế TNCN của Mỹ chiếm 56% tổng thu nhập ngân sách quốc gia. Trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế ngày càng phát triển thì xu hướng nâng cao tỷ trọng thuế trực thu bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân trong tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước được Nhà nước đặt ra là hoàn toàn hợp lý và việc hồn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân là rất cần thiết.

Từ khi Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế hoàn toàn cho Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã bỏ việc phân biệt đối tượng nộp thuế là người Việt Nam và người nước ngoài. Đây là một điểm mới, phù hợp với tiến trình quản lý kinh tế Nhà nước và dần dần đưa hệ

thống thuế của nước ta hướng đến phù hợp với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống thuế cơng bằng và hiện đại hơn. Vì vậy, Luật thuế TNCN cần phải được xây dựng và áp dụng thực hiện phù hợp với thông lệ và quy định chung của các nước.

3.4.2 Quan điểm hồn thiện chính sách thuế TNCN ở Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở trên, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân làm công ăn lương là do các nhân tố chính từ nguồn vốn con người. Xuất phát từ lý luận trên, quan điểm hồn thiện chính sách thuế TNCN, một sắc thuế gần như là phức tạp nhất trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia vì phải đảm bảo hài hồ được lợi ích của người nộp thuế và lợi ích của Nhà nước địi hỏi nội dung luật thuế TNCN phải hợp lý hơn và công tác quản lý thuế cần nâng cao, hồn thiện hơn. Qua đó, tác giả đề xuất quan điểm hồn thiện chính sách thuế TNCN như sau:

- Xây dựng môi trường pháp lý thống nhất về thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với mọi đối tượng nộp thuế làm việc tại các loại hình doanh nghiệp.

- Thơng qua việc quy định mức thu phù hợp với cấu trúc phân bố thu nhập và mức thu nhập của các tầng lớp dân cư, đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu Ngân sách Nhà nước, điều tiết thu nhập một cách hợp lý, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, gia tăng thu nhập làm giàu hợp pháp và tránh gây ra tác động tiêu cực đến nỗ lực lao động của các tầng lớp dân cư.

- Bảo đảm công bằng xã hội thông qua việc quy định đối tượng chịu thuế bao quát mọi khoản thu nhập và mọi cá nhân có thu nhập kết hợp với việc quy định các khoản khấu trừ, miễn giảm một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

- Phù hợp với nền kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.

3.4.3 Gợi ý về chính sách thuế Thu nhập cá nhân

Qua trình bày về sự cần thiết và các quan điểm hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân phù hợp với hội nhập quốc tế nêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu quy định về tiền lương, tiền công với tư cách là một trong các khoản thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN có hiệu lực từ 01/01/2009 mà khơng nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, lao động. Tác giả cũng tiến hành phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thuế TNCN về đối tượng nộp thuế và cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trong Luật thuế TNCN, không nghiên cứu tất cả các vấn đề khác (như quy trình hành thu thuế TNCN, nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế,…). Từ nghiên cứu quy định của pháp luật và so sánh việc áp dụng trong thực tiễn, tác giả đề xuất một số gợi ý góp phần hồn thiện những quy định về thuế thu nhập cá nhân.

* Đối tượng nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Qua khảo sát số liệu nghiên cứu, tiền lương, tiền công của cá nhân người lao động có ảnh hưởng từ nhân tố loại hình doanh nghiệp mà cá nhân làm việc. Trong đó, thu nhập từ tiền lương, tiền cơng của cá nhân làm việc tại DN có vốn đầu tư nước ngồi cao hơn tại DN trong nước. Ngoài ra theo số liệu của Bộ Tài chính, nguồn thu thuế từ tiền lương, tiền cơng đóng góp đến 70% trong tổng nguồn thu thuế TNCN. Đóng góp khơng nhỏ cho tổng số thu thuế TNCN trên là nguồn thu từ tiền lương, tiền cơng từ người nước ngồi làm việc tại Việt Nam, tiếp đó là người Việt Nam làm việc tại DN nước ngồi chủ yếu ở vị trí quản lý và nhóm một số ngành đặc thù như dầu khí, ngân hàng... Số liệu từ Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tháng 5/2011 thì trong tổng số các đối tượng làm cơng ăn lương,

người nước ngồi làm việc tại VN chỉ chiếm 20% nhưng nộp thuế cho ngân sách tới 80%, 80% số người còn lại chỉ nộp khoảng 20% tổng số thuế TNCN. Trong 10.140 tỷ tiền thuế TNCN năm 2010, số nộp cuả người nước ngoài và các cá nhân Việt Nam làm việc tại DN có vốn đầu tư nước ngoài là 7.826,5 tỷ (chiếm tỷ lệ 77.8%).

Trong Luật thuế TNCN (2007) hiện hành có quy định về đối tượng nộp thuế khơng phân biệt người nước ngồi và người Việt Nam như Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (1990): Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Để xác định đối tượng nộp thuế TNCN tùy thuộc vào phương thức đánh thuế mà mỗi quốc gia áp dụng bởi vì các nước khác nhau có phương thức đánh thuế khác nhau. Hiện nay, trên thế giới có hai phương thức đánh thuế đó là dựa vào “nơi cư trú” và “địa điểm phát sinh thu nhập”. Ở Việt Nam, Luật thuế TNCN áp dụng tiêu chí “nơi cư trú” để xác định đối tượng nộp thuế. Việc xác định theo tiêu chí này phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Theo phương thức đánh thuế dựa vào tình trạng “nơi cư trú” thì các cá nhân cư trú ở một nước phải nộp thuế ở nước sở tại đối với thu nhập phát sinh trong và ngồi lãnh thổ quốc gia đó tức là khơng phân biệt thu nhập đó phát sinh ở “địa điểm” nào. Cịn cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế phần thu nhập phát sinh tại nước đó.

Luật thuế TNCN quy định chi tiết về cá nhân cư trú có nội dung nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế. Cụ thể là: cá nhân chưa hoặc khơng có nơi ở được đăng ký thường trú hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú như trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê

nhiều nơi. Điều chú ý ở đây là nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Như vậy, quy định trên cuả Luật thuế TNCN chủ yếu để mở rộng khái niệm về đối tượng cư trú, nhằm mở rộng đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú cụ thể là người nước ngoài để giành quyền thu thuế đối với thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam cuả người nước ngoài, nhằm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, quy định về cá nhân cư trú trong trường hợp trên là không phù hợp với thuật ngữ “đối tượng cư trú” quy định tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và các nước có ký Hiệp định. Ngồi ra, trong trường hợp này, rõ ràng cá nhân người nước ngoài/tổ chức sử dụng lao động người nước ngồi đã khơng thực hiện đúng quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Nghị định 38/2008/NĐ- CP ngày 25/3/2008 và Nghị định 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 có hiệu lực từ 01/8/2011). Do đó, cần điều chỉnh bỏ quy định nêu trên để phù hợp với thông lệ chung cuả quốc tế khi xét cá nhân cư trú.

* Thu nhập chịu thuế: cần phân loại thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế sao cho phù hợp, trong đó có 2 nội dung mà tác giả đề xuất có liên quan đến yếu tố đào tạo phải điều chỉnh:

- Khoản tiền học phí cho con được trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế khơng nên chỉ áp dụng cho người nước ngồi mà nên áp dụng cho cả người Việt Nam với mức phù hợp, cụ thể do NN quy định (ví dụ như theo mức quy định của các trường công lập).

Chính sách thuế TNCN của ta hiện nay quy định “Khoản tiền học phí cho con của người nước ngồi học tại Việt Nam theo bậc học phổ thơng do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ là khoản thu nhập khơng tính vào thu

nhập chịu thuế” (Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài

Chính). Trong khi đó, người Việt Nam để được trừ khoản chi đóng góp vào

các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học thì các quỹ này phải “được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, khơng nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ. Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phải là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp” (Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày

30/9/2008 của Bộ Tài Chính). Trong khi Nhà nước đang khuyến khích xã hội hố giáo dục, huy động nguồn vốn của nhân dân và các tổ chức để động viên nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là bậc học phổ thơng thì tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập cá nhân hàm ý cho chính sách công trường hợp thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)