Các chiến lược kinh doanh của Vietbank đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng việt nam thương tín (Trang 35 - 39)

1.3.2.1 Sứ mệnh của ngân hàng Vietbank

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động qua các năm, Vietbank đã xác định tầm nhìn để tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường là:

“Xây dựng Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín trở thành một ngân hàng hoạt động theo mơ hình ngân hàng thương mại có quy mơ, đa năng, hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn 2011-2020”.

1.3.2.2 Mục tiêu của ngân hàng Vietbank

Đến năm 2020 về cơ bản Vietbank phải khẳng định được vị thế, khả năng cạnh tranh với các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần khác trên thị trường Việt Nam. Cụ thể:

+ Tỷ lệ ROE bình quân 18%, ROA bình quân 1.2%.

+ Tăng tỷ lệ vốn tự có và tổng tài sản Có điều chỉnh đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu phải đạt 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn

+ Tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng (tăng 3 – 4%/năm). + Lợi nhuận trước thuế tăng 32-35%/năm.

+ Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 20-23%/năm. + Dư nợ tín dụng tăng 15-20%/năm.

1.3.2.3 Chiến lược kinh doanh của Vietbank đến năm 2020

+ Chiến lược khác biệt hóa: tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu

khách hàng và hướng tới khách hàng:

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đơng để xây dựng Ngân HàngVietbank trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong mơi trường kinh doanh cịn chưa hồn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành hệ thống được liên tục, thông suốt và hiệu quả.

- Xây dựng văn hóa Vietbank trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

+ Chiến lược tăng trưởng nhanh: thể hiện qua ba hình thức sau:

- Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: Hiện nay trên phạm vi tồn quốc, Vietbank đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị ở Việt Nam. Đồng thời không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế, phức tạp. Khi điều kiện cho phép, Vietbank sẽ mở văn phòng đại diện tại thị trường nước ngồi.

- Tăng trưởng thơng qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: Trong quá trình hoạt động, Vietbank đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác như các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet),… Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Vietbank sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác với các định chế tài chính, các doanh nghiệp khác cùng nhau nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tài chính mới, ưu việt và mở rộng hệ thống kênh phân phối hoạt động. Cụ thể, Vietbank đã có các đối tác chiến lược là Ngân hàng ACB, ngân hàng Standard Chartered, đây là các ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn

cũng như công nghệ của các đối tác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.

- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: Vietbank ý thức cần phải xây

dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng khác khi điều kiện cho phép.

+ Chiến lược đa dạng hóa: Thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính tồn diện thơng qua các hoạt động sau:

- Cung cấp và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.

- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ, cơng ty tài trợ mua xe, hàng hóa. - Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.

Do Vietbank đang từng bước khẳng định mình trên thị trường tài chính Việt Nam nên luôn nhận thức rằng thách thức vẫn cịn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, áp dụng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành cơng.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tổng quát thực trạng và xu hướng phát triển về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank). Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về cả chất và lượng. Tuy có nhiều thuận lợi khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế, nhưng các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đương đầu với khơng ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi, là các tổ chức tài chính hùng mạnh hàng đầu thế giới khơng những mạnh về tiềm lực tài chính, cơng nghệ, năng lực quản lý lãnh đạo, kinh nghiệm…

Ngồi những thuận lợi có được, Vietbank cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường dịch vụ vào năm 2010. Với những cơ hội và thử thách ở phía trước địi hỏi mỗi người lãnh đạo, từng nhân viên Vietbank phải không ngừng nỗ lực phấn đấu hơn nữa nhằm đưa ngân hàng phát triển ổn định và vững chắc, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam và có vai trị, vị trí nhất định trong ngành dịch vụ ngân hàng của khu vực và trên thế giới. Để đạt được mục đích này, Vietbank phải khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng hồn tồn hài lịng với những sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi Vietbank, đây là vấn đề cấp thiết và thường xuyên đặt ra cho Vietbank và cũng là mục đích nghiên cứu của tác giả trong đề tài này.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ THOẢ MÃN KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng việt nam thương tín (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)