Nội dung cải cách hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 29 - 32)

Chiến lược xác định hồn chỉnh khn khổ cải cách cơ bản nền hành chính nhà nước trên 4 nội dung cơ bản sau đây:

- Cải cách thể chế: Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới thể chế, tập trung trước hết vào việc xây dựng thể chế cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, khn khổ pháp lý và thể chế cần thiết của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ những quan điểm và thủ tục mang nặng tính hành chính quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Cải cách thể chế tập trung vào xây dựng một số thể chế then chốt sau:

- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành thể chế pháp lý theo hướng luật hoá yêu cầu "tập trung hơn" trong phân cấp, uỷ quyền ban hành văn bản pháp luật, đồng thời dân chủ hơn trong việc tổ chức huy động trí tuệ của nhân dân.

Tiếp tục đổi mới cơ chế bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước; của cán bộ đảm bảo đúng lụât.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với những nội dung chính là: đổi mới đồng bộ các thể chế và thủ tục hành chính, đảm bảo tính thống nhất, năng động, hợp lý, khoa học của hệ thống thủ tục hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, dễ lợi dụng để tham nhũng gây nhiều khó khăn cho dân.

Xây dựng cơ chế có hiệu quả để kiểm tra cán bộ công chức và giải quyết công việc của dân, xử lý thật nghiêm người có biểu hiện nhũng nhiễu, hách dịch trong quan hệ với dân, khen thưởng kịp thời những người có thành tích tốt trong cơng tác.

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:

Xác định rành mạch và phù hợp vai trò của khu vực công trong sự phát triển của đất nước.

Đổi mới căn bản vai trị chức năng của Chính phủ, các Bộ và chính quyền địa phương các cấp. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ:

Thường xuyên thực hiện rà sốt những cơng việc mà Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương đang làm để khắc phục những chồng chéo trùng lặp trong chức năng nhiệm vụ, xác định những công vịêc cần thiết tiếp tục phải thực hiện.

Đến năm 2010 về cơ bản xác định xong và đưa vào áp dụng có hiệu quả mối quan hệ phân cấp Trung ương - địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá trong các ngành, lĩnh vực có điều kiện, nhất là giáo dục, y tế, văn hố, thể thao, luật sư, cơng chứng, kiểm định, giám định... thơng qua

đó giảm thiếu đáng kể khối lượng công việc các cơ quan hành chính sự nghiệp đang làm để tập trung vào thực hiện các chức năng đích thực của quản lý nhà nước.

+ Thực hiện cải cách tổ chức của Chính phủ.

+ Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.

+ Cải tiến phương thức quản lý lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp, xác định rõ nguyên tắc làm việc và qui chế phối hợp trong cơ chế vận hành bộ máy hành chính.

+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động và sự chỉ đạo điều hành hệ thống hành chính nhà nước.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức: + Quản lý cán bộ công chức

+ Cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ + Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ cơng chức. - Cải cách tài chính cơng:

+ Phát triển hệ thống quản lý tài chính để ngân sách Nhà nước trở thành một cơng cụ quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Đổi mới, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và chỉ đạo của ngân sách Trung ương.

+ Đảm bảo thực quyền quyết định ngân sách của HĐND các cấp, phân cấp thêm nhiệm vụ chi và tăng nguồn thu cho địa phương để địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương.

+ Đảm bảo quyền quyết định của các Bộ, Sở, ban ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

+ Sửa đổi các quy định về phí, lệ phí theo hướng dẫn rõ 2 loại là phí bắt buộc do cơ quan Nhà nước thực hiện khi cung cấp dịch vụ cơng và phí tự nguyện.

+ Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.

+ Tiếp tục thực hiện hoặc nghiên cứu xây dựng và thí điểm một số chế độ tài chính như cho thuê đất để xây dựng nhà trường, bệnh viện.

+ Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính cơng.

+ Đổi mới cơng tác kiểm tốn đối với cơ quan hành chính sự nghiệp theo hướng nâng cao trách nhiệm sử dụng có hiệu quả kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

Từ đặc điểm, nội dung cải cách hành chính nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng cải cách hành chính đóng vai trị quan trọng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã, cải cách hành chính làm cho bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả, đời sống kinh tế xã hội ở địa phương phát triển, dân chủ được mở rộng và phát huy, trật tự xã hội được ổn định, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, là yêu cầu hết sức quan trọng trong tồn bộ cơng cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta.

Đặc biệt cải cách hành chính làm giảm phiền hà cho dân, thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân; đồng thời cịn tạo ra sự phân công phân nhiệm một cách rõ rệt, tạo phản ứng mau lẹ khi có các điều kiện chín muồi trong từng lĩnh vực tương ứng, giúp cho việc điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ khoa học, phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, nhằm lập lại trật tự kỷ cương xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)