Yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 35 - 37)

Những biến đổi to lớn và sâu sắc của thế kỷ XXI với xu thế tồn cầu hố hội nhập kinh tế thế giới, những yêu cầu của nền kinh tế tri thức đã và đang đặt Việt Nam trước nhiều cơ hội và thử thách, đặc biệt đối với việc thực hiện các yêu cầu của AFTA, của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và của WTO. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2010 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế, thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao [28, tr.24].

Tồn cầu hố phát triển làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia ngày càng tăng - sự liên kết kinh tế trên phạm vi khu vực cũng như tồn cầu diễn ra nhanh chóng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ song phương, đa phương, tam giác, tứ giác, từ tiểu khu vực đến toàn khu vực, tồn châu lục. Hội nhập quốc tế khơng chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà cịn đáp ứng nhu cầu nội tại và lợi ích của dân tộc trong cơng cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động theo chiều thuận, còn nảy sinh những vấn đề phức tạp về an ninh, về mơi trường... Vì thế phải tiếp tục cải cách bộ máy

nhà nước, nhất là cải cách nền hành chính trong đó có chính quyền cấp xã để chủ động khai thác mặt thuận lợi, hạn chế và vượt qua được những thách thức. Có như vậy Nhà nước mới có khả năng kiểm sốt được tồn bộ nền kinh tế, dẫn dắt các thành phần kinh tế đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã nói riêng, cải cách hành chính nói chung cần phải được thực hiện dựa trên điều kiện lịch sử và các yếu tố văn hoá truyền thống, đặc điểm thực tế của đất nước. Đồng thời cần phải dựa trên xu hướng chung của thời đại tồn cầu hố hội nhập quốc tế. Bởi vì, tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan địi hỏi có những thay đổi sâu sắc trong vai trò và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính để đáp ứng với những thay đổi và thách thức to lớn.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, đất nước phải giải quyết nhiều vấn đề, đó là đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xây dựng được những điều kiện cần thiết để có thể tận dụng được mọi cơ hội của hội nhập và tồn cầu hố cho việc phát triển kinh tế; xây dựng một hệ thống hành chính hoạt động có hiệu quả, trong đó chính quyền cấp xã là mắt khâu quan trọng tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước thật sự là của dân, do dân và vì dân.

Chương 2

Thực trạng tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)