Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 84 - 87)

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo: Đây là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo bồi dưỡng, là nhân tố quyết định chất lượng cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cần quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực.

Chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao tố chất chính trị đạo đức, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành cho cán bộ.

Để thực hiện yêu cầu đó phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo quản lý gắn với cương vị và chức trách của cán bộ (chẳng hạn cán bộ chính quyền cấp xã ngồi chương trình lý luận chính trị, mỗi chức danh cần phải được bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể gắn với từng chức danh đó). Tức là đào tạo, bồi dưỡng một nhà chính trị, một nhà tổ chức thực tiễn vừa có kiến thức tồn diện am hiểu nhiều lĩnh vực, vừa có kiến thức nghiệp vụ lãnh đạo quản lý chuyên sâu theo từng lĩnh vực cơng tác mà mình phụ trách. Vì vậy chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng nên phân thành 3 khối kiến thức: kiến thức cơ bản và cơ sở, kiến thức thực tiễn, kiến thức nghiệp vụ và xử lý tình huống. Thời gian đào tạo nên phân làm 2 giai đoạn cơ bản: giai đoạn đầu học các môn cơ bản cơ sở đào tạo chung cho các loại đối tượng. Sau đó căn cứ vào quy hoạch cán bộ của các cơ sở cử người đi học và căn cứ vào năng lực sở trường của đối tượng học mà phân ra các lớp chuyên ngành.

Theo phân loại cán bộ trong Nghị quyết Trung ương 3 khố VIII thì nên phân thành 4 chuyên ngành: chuyên ngành công tác Đảng nhằm đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Đảng; chuyên ngành công tác quần chúng, nhằm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn thể; chuyên ngành quản lý kinh tế cho cán bộ thuộc lĩnh vực kinh tế; chuyên ngành quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền. Có như vậy chúng ta mới giải quyết được mối quan hệ giữa độ sâu và bề rộng của kiến thức, mới có điều kiện trang bị kiến thức nghiệp vụ thiết thực cho người học. Tăng cường mở rộng và đa dạng hố các loại hình đào tạo. Tập trung chủ yếu vào 2 loại hình cơ bản là đào tạo tập trung và đào tạo tại chức. Đối với số cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch, dứt khoát phải đào tạo tập trung. Số cán bộ lớn tuổi, cán bộ đương chức, trải qua công tác lâu năm, cịn khả năng phát triển thì đào tạo tại chức.

Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong trường và đào tạo rèn luyện trong thực tế. Phải coi trọng đào tạo trong thực tế là khâu bắt buộc trong chu trình đào tạo cán bộ. Sau

khi được đào tạo ở trường, nhất thiết phải rèn luyện, thử thách trong thực tiễn một thời gian nhất định, khơng hình thức chiếu lệ, qua kết quả của việc làm thực tế mới đưa vào cương vị chính thức.

Các hình thức bồi dưỡng chỉ tập trung cho việc bổ túc kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần có quy định trong một nhiệm kỳ, mỗi cán bộ phải có một thời gian thích hợp được bồi dưỡng về nghiệp vụ, về đường lối chính sách và những thông tin mới để cho cán bộ không bị lạc hậu về kiến thức, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ và củng cố quan điểm chính trị tư tưởng của bản thân.

- Tổ chức lại hệ thống đào tạo: Phương hướng tổ chức lại hệ thống đào tạo là phải xây dựng các cơ sở đào tạo thành những trung tâm khoa học lớn, có trang thiết bị hiện đại, có trình độ chun mơn cao, là nơi đào tạo và cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Để thực hiện được điều đó, cần tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo hiện có, thu gọn đầu mối đào tạo của các ngành, các trường đồn thể, khơng để người học phải học đi học lại nhiều vòng, chồng chéo, trùng lắp gây lãng phí sức người và của.

Cần tập trung mở rộng và nâng cấp trường chính trị tỉnh, trong đó nội dung chương trình đối tượng được phân ra làm 2 cấp học: cao đẳng và trung cấp; 2 giai đoạn đào tạo và bốn chuyên ngành. Cùng với chức năng đào tạo, trường chính trị tỉnh cịn có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ cho các loại cán bộ công chức.

Thu gọn được đầu mối hệ thống đào tạo sẽ giảm biên chế trong bộ máy hành chính, tập trung được sự quản lý về nội dung, bộ máy tổ chức, đội ngũ giảng viên cũng như việc điều hành, kiểm tra giám sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong đào tạo cán bộ, tập trung được kinh phí, cơ sở vật chất và có điều kiện đầu tư nâng cấp hiện đại hố cơng tác đào tạo.

- Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại hoá.

Cần tăng cường đủ số lượng giáo viên để đảm nhiệm công tác giảng dạy. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của các mơn học. Có chính sách thu hút số sinh viên giỏi ở các trường đại học, các cán bộ đang công tác thực tiễn vào làm giảng dạy ở hệ thống trường đào tạo cán bộ. Chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, trước hết là chất lượng chính trị (trình độ, bản lĩnh, lập trường chính trị) của đội ngũ giáo viên ở các trường chính trị tỉnh, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng của các ngành. Tiến hành tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2005 có 70% cán bộ giảng dạy ở các trường đào tạo cán bộ có bằng thạc sĩ trở lên. Cần có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên các trường đào tạo cán bộ. Tăng cường đầu tư kinh phí, nâng cấp các cơ sở đào tạo, tiến tới hiện đại hoá các phương tiện kỹ thuật dạy học; coi đầu tư cho đào tạo cán bộ là đầu tư cho "cái gốc" của tương lai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)