Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch san lấp đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, một số dự án chƣa hoàn thiện đang đƣợc tiếp tục triển khai. Từ năm 2005 trở lại đây, UBND tỉnh không cấp mới cho các dự án lấn biển mới.
Các dự án san lấn biển để xây dựng các khu đô thị mới đã gây sức ép không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái Vịnh Hạ Long nhƣ: làm thu hẹp các bãi triều, diện tích các rừng ngập mặn bị thu hẹp. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 1998 đến năm 2003, Thành phố Hạ Long đã mất đi 295 ha rừng ngập mặn trong đó có 134 ha là do hoạt động lấn biển phát triển đô thị.
Việc san lấn biển làm đổi kết cấu đất ven bờ Vịnh, tăng nguy cơ xói lở, bồi lắng, tăng độ đục của nƣớc. Theo số liệu quan trắc môi trƣờng trong những năm gần đây, hàm lƣợng trầm tích lơ lửng trong nƣớc Vịnh Hạ Long ngày một tăng. Tính từ năm 1998 đến 2011, hàm lƣợng trầm tích lơ lửng trong nƣớc biển ven bờ Vịnh Hạ Long đã tăng lên hơn 16 lần.
3.2.2. Hoạt động khai thác, chế biến, bốc rót và vận chuyển than
Theo các báo cáo của sở Tài nguyên môi trƣờng, hiện nay khu vực Hạ Long – Cẩm phả có 17 mỏ khai thác than hầm lò và 12 mỏ khai thác than lộ thiên, với 4 nhà máy sàng tuyển lớn và hệ thống 15 cảng than lớn nhỏ. Tổng lƣợng nƣớc thải mở hàng năm ƣớc tính khoảng trên 30 triệu m3 đổ ra các suối thoát nƣớc khu vực xung quanh các mỏ, các sông trong khu vực rồi đổ ra vịnh hoặc trực tiếp ra khu vực
ven bờ. Hầu hết các đơn vị khai thác than chƣa ý thức trong việc xử lý triệt để nƣớc thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng, nƣớc thải đều có hàm lƣợng pH thấp và hàm lƣợng TSS cao, đa số các chỉ tiêu đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 5 lần. bên
cạnh đó lƣợng đất đá thải hàng năm khoảng 150 triệu m3 đƣợc tập trung tại các bãi
thải lớn ven bờ Vịnh Hạ Long. Dọc đƣờng bờ từ Hạ Long đến Cẩm Phả có trên 30 bãi đổ thải, khi bùn, đất, đá bị rửa trôi làm bồi lắng luồng lạch cửa sông, vùng ven biển. hệ thống cảng than với nhiều qui mơ khác nhau, trong đó có nhều cảng nhỏ le khơng đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tấng nằm rải rác dọc ven bờ từ Hạ Long đến Cẩm Phả. Các thông số chất lƣợng nƣớc đo đƣợc tại các cảng này hầu hết đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là hàm lƣợng TSS (vƣợt tiêu chuẩn đến hơn 40 lần), BOD vƣợt 20 lần. Điển hình cho hoạt động gây ơ nhiễm là khu vực sàng tuyển than cạnh Nhà Máy điện Cẩm Phả: đây là khu vực sàng tuyển than thủ cơng, tồn bộ nƣớc thải của hoạt động sàng tuyển và nƣớc bề mặt khi mƣa đổ trực tiếp xuống vịnh. Qua kết quả quan trắc, đây là khu vực bị ô nhiễm nặng về TSS, kim loại nặng. Đề nghị các cơ quan chức năng về mơi trƣờng có biện pháp xử lý các hoạt động gây ô nhiễm của khu vực này.