Thực trạng nuôi dưỡng người bệnh ung thư điều trị hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 28 - 31)

1.6.1. Thc trạng năng lượng khu phn theo nhu cu khuyến ngh

Trên thực tế, các kết quả nghiên cứu cho thấy mức năng lượng ăn vào của người bệnh ung thư rất thấp so với nhu cầu khuyến nghị. Nghiên cứu của Bourdel-Marchasson và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của tư vấn dinh dưỡng đến tăng năng lượng ăn vào của người bệnh ung thư đang điều trị hóa chất với mục tiêu năng lượng là 30kcal/kg cân nặng/ngày và 1,2g protein/kg/ngày. Đánh giá hiệu quả cho thấy, nhóm can thiệp 40,4% đạt nhu cầu năng lượng và

46,8% đạt nhu cầu protein. Trong khi đó, nhóm chứng chỉ có 13,5% và 20,8% đạt NCKN về năng lượng và protein [3]. Nghiên cứu của Surwillo, tới 78% người bệnh ăn thiếu protein, còn nghiên cứu của Bauer cho thấy, khẩu phần ăn của người bệnh ung thư chỉ đạt 60% protein theo NCKN. Trong khi đó, người bệnh ung thư được khuyến cáo ăn tăng protein hơn so với nhu cầu khuyến nghị của người bình thường [4], [8].

Khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cũng giảm trong những ngày hoá trị do tác dụng phụ của hóa chất làm người bệnh chán ăn, khô miệng, nôn và buồn nôn. Nghiên cứu của Malihi năm 2015 trên người bệnh ung thư bạch cầu cấp điều trị hóa chất cũng cho thấy: năng lượng tiêu thụ giảm sau đợt hóa trị, từ 1396,6 kcal xuống 1046,74 kcal. Lượng protein tiêu thụ cũng giảm, từ 63,30g xuống 47,26 g sau đợt hóa trị đầu tiên [45].

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thị Bích Hạnh và cộng sự năm 2017 trên người bệnh ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy, chỉ có 36,4% người bệnh đạt NCKN về năng lượng, 43,9% đạt NCKN về protein [46]. Nghiên cứu tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai cho biết chỉ có 17,5% người bệnh ung thư đạt NCKN về năng lượng [47]. Mức năng lượng tiêu thụ trung bình trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương năm 2013 trên người bệnh ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất tại Bệnh viện Bạch Mai là chỉ 1359,9 kcal/ngày, thấp hơn so với NCKN [33].

1.6.2. Thc trng tiêu th vitamin theo nhu cu khuyến ngh

Nhiều tác giả cho rằng tiêu thụ các vitamin chống oxy hóa như vitamin A, C, E có lợi ích trong dự phịng và cải thiện TTDD cho người bệnh ung thư. Nghiên cứu của Nissen và cộng sự năm 2003 về mức tiêu thụ vitamin của người bệnh ung thư cho thấy: tỷ lệ người bệnh không đạt NCKN về vitamin rất cao, điển hình là thiếu vitamin C (85%), tiếp đó là vitamin B1 (63%),

vitamin A và E không đạt NCKN lần lượt là 55% và 54% [48]. Một số tác giả cho rằng phụ nữ bị ung thư vú tiêu thụ nhiều vitamin C và β-caroten có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người tiêu thụ thấp những loại vitamin này.

Nghiên cứu của Somiya trên 276 người bệnh ung thư vú điều trị hóa chất tại Sudan cũng chỉ ra những thiếu hụt về các vitamin như sau: tỷ lệ thiếu vitamin E, Vitamin A và acid folic cao lần lượt là 96%, 62,7% và 98,2%. Tỷ lệ thiếu các vitamin khác dao động từ 26,4% đến 48,9% [49].

Nghiên cứu của Phan Thị Bích Hạnh về khẩu phần ăn thực tế của người bệnh ung thư đường tiêu hoá cho thấy, tỷ lệ người bệnh không đạt 100% NCKN về vitamin vẫn cịn khá cao ở các nhóm vitamin A, B1, B2, PP với tỉ lệ lần lượt là 92,4%; 48,5%; 74,2%; 78,8% [46].

1.6.3. Thc trng tiêu th cht khoáng theo nhu cu khuyến ngh

Theo nghiên cứu của Nissen và cộng sự [48], thiếu hụt calci, kali, magie chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 99%, 99% và 89%, kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Saquib và cộng sự, dưới 10% người bệnh tiêu thụ đủ Magie và calci theo nhu cầu khuyến nghị [50].

Kết quả nghiên cứu của Somiya trên người bệnh ung thư vú điều trị hóa chất cũng chỉ ra những thiếu hụt về chất khoáng chiếm tỷ lệ cao, 80,4% người bệnh không đủ magie, 91,7% thiếu kali và 76,8% thiếu calci trong khẩu phần ăn so với NCKN [49]. Nghiên cứu trước đây của Elgaili và cộng sự năm 2010 cho thấy, hóa trị đã làm giảm natri, canxi, magiê và kali ở những người bệnh ung thư vú tiền mãn kinh [51].

Nghiên cứu của Phan Thị Bích Hạnh và cộng sự cho thấy tỉ lệ người bệnh không đạt 100% NCKN với sắt là 77,3%. Trong đó, đáng lưu ý 100%

người bệnh nữ ≤ 50 tuổi không đạt NCKN về sắt. Với canxi, tỉ lệ người bệnh không đạt 100% so với NCKN là 57,6% [46].

1.7. Mục tiêu can thiệp dinh dưỡng cho người bệnhung thư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)