Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng đến khẩu phần ăn của người bệnh ung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 39 - 40)

Do đó, nhu cầu khuyến nghị về các vitamin và khoáng chất được cung cấp với số lượng bằng NCKN của người bình thường. Và khơng sử dụng các vi chất dinh dưỡng liều cao trong trường hợp khơng có thiếu hụt các vitamin và chất khoáng một cách cụ thể cũng được khuyến cáo theo ESPEN [54].

1.2. Hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng trên người bệnh ung thư

1.8.1. Hiu qu can thiệp dinh dưỡng đến khu phần ăn của người bnh ung thư ung thư

Can thiệp bằng bổ sung dinh dưỡng hoặc tư vấn chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện một số chỉ số đầu ra cho người bệnh ung thư. Nghiên cứu của Ravasco và cộng sự năm 2005 bằng tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại trực tràng xạ trị. Kết quả cho thấy, can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả tích cực đối với người bệnh ung thư trong suốt quá trình xạ trị, sau 3 tháng kết thúc xạ trị, nhóm người bệnh được tư vấn dinh dưỡng duy trì được hiệu quả đầu ra có ý nghĩa [84].

Nghiên cứu của Baldwin C và Weekes CE năm 2011 về đánh giá hiệu quả của lời khun dinh dưỡng có hoặc khơng kèm theo bổ sung dinh dưỡng đường miệng trên người bệnh SDD cho thấy: lời khuyên dinh dưỡng giúp khuyến khích người bệnh ăn tăng năng lượng và các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn là bổ sung bằng các sản phẩm dinh dưỡng [85].

Can thiệp dinh dưỡng có nhiều hình thức khác nhau. Nghiên cứu tổng quan hệ thống về can thiệp bằng dịch vụ thực phẩm đến tình trạng dinh dưỡng và sự hài lòng của người bệnh ung thư. Doyle E và cộng sự đã chứng minh rằng tăng năng lượng ăn vào có ý nghĩa thống kê (trung bình 367,8 kcal/ngày; 95% CI 203-532,6 kcal/ngày) và tăng protein (trung bình 18,98 g/ngày; 95% CI 11,58-26,39 g/ngày) qua bổ sung dinh dưỡng đường miệng thông qua dịch vụ thực phẩm. Những ảnh hưởng tích cực khác đến kết quả nhân trắc cũng được ghi nhận. Mức độ hài lòng của người bệnh cũng được nâng cao nhờ can thiệp bằng dịch vụ thực phẩm. Như vậy, can thiệp bằng cải thiện dịch vụ cung cấp thực phẩm góp phần cải thiện kết quả lâm sàng cũng như sự hài lòng của người bệnh ung thư. Do đó, tác giả đưa ra khuyến cáo cán bộ dinh dưỡng tiết chế và các nhân viên trong hệ thống cung cấp thực phẩm có thể cải thiện thiết kế nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của các can thiệp này tốt hơn [86].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)