Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi, đánh giá TTDD bằng các chỉ tiêu nhân trắc và một số chỉ số xét nghiệm của người bệnh:
+ Phỏng vấn thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu như: tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi ở, một số thông tin liên quan đến bệnh tật (phụ lục 8) và phân loại nguy cơ dinh dưỡng theo PG-SGA (phụ lục 9).
+ Đo các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng, BMI, chu vi vòng cánh tay, bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu cánh tay, tỷ lệ mỡ cơ thể, khối cơ.
+ Thống kê kết quả xét nghiệm cơng thức máu và sinh hố theo bệnh án: hemoglobin, albumin, protein,... để đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số hoá sinh và huyết học.
Đánh giá chất lượng cuộc sống (phụ lục 10):
Nghiên cứu sử dụng thang đo EORTC QLQ-C30, đây là bộ câu hỏi được phát triển bởi Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu. Bộ câu hỏi này dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư, đã được dịch và chuẩn hoá với hơn 100 ngơn ngữ, trong đó có Việt Nam và đã được sử dụng hàng năm với hơn 5000 nghiên cứu trên toàn thế giới [101].
Chất lượng cuộc sống của người bệnh được đánh giá theo thang đo EORTC QLQ-C30, bao gồm 30 câu hỏi với 5 thang đo: thang chức năng (hoạt động thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức); thang triệu chứng (mệt mỏi, đau, buồn nôn và nôn); thang tình trạng sức khỏe chung và chất lượng sống; đánh giá các triệu chứng khác (khó thở, rối loạn giấc ngủ, táo bón, tiêu chảy) và tác động tài chính.
Tiêu chuẩn đánh giá:
Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) [13]: Cách tính: Cân nặng (kg) BMI = ------------------- Chiều cao (m)2 Phân loại: < 18,5 : nhẹ cân 18,5 – 24,9 : bình thường 25,0 – 29,9 : thừa cân 30 : béo phì
Để đánh giá tình trạng gầy hay thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy Deficiency – CED), dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI như sau:
CED độ 1: 17 – < 18,5 (gầy nhẹ). CED độ 2: 16 – < 17,0 (gầy vừa). CED độ 3: < 16,0 (quá gầy).
Đo chu vi vòng cánh tay:
Đo chu vi vịng cánh bằng thước đo khơng co giãn; một người hỗ trợ (để giúp trong những trường hợp người bệnh không đứng được), đo điểm giữa cánh tay bên trái (giữa mỏm cùng vai và điểm trên lồi cầu) [102].
Phân loại:
Bình thường: ≥ 23 cm với nữ hoặc ≥ 24cm đối với nam SDD khi < 23 cm đối với nữ và < 24 cm đối với nam.
Bề dày lớp mỡ dưới da được đo bằng compa Harpenden, hai đầu compa là 2 mặt phẳng, tiết diện 1 cm2, có một áp lực kế gắn vào compa đảm bảo khi compa kẹp vào da bao giờ cũng ở một áp lực không đổi khoảng 10 - 20 g/mm2 [15].
Các vịtrí và cách đo bề dày lớp mỡdưới da:
Vị trí: nếp gấp da cơ tam đầu cánh tay, điểm giữa cánh tay bên trái (giữa mỏm cùng vai và điểm trên lồi cầu) trong tư thế tay buông thõng tự nhiên.
Cách đo: điều tra viên dùng ngón cái và ngón trỏ của tay véo da và tổ chức dưới da ở điểm giữa mặt sau cánh tay, ngang mức đã đánh dấu. Nâng nếp da khỏi mặt cơ thể khoảng 1 cm (trục của nếp da trùng với trục của cánh tay). Đặt mỏm compa vào để đo. Đọc và ghi lại kết quả với đơn vị là mm.
Phương pháp PG-SGA [16]:
PG-SGA đánh giá nguy cơ SDD của người bệnh theo 3 mức độ:
+ PG-SGA A (dinh dưỡng tốt): cân nặng ổn định hoặc tăng cân cách đây không lâu; không giảm khẩu phần ăn vào hoặc được cải thiện gần đây; khơng có bất thường về các chức năng, hoạt động trong 1 tháng qua.
+ PG-SGA B (SDD nhẹ hoặc vừa hay có nguy cơ SDD): giảm 5% cân nặng trong 1 tháng hoặc 10% trong 6 tháng; giảm tiêu thụ khẩu phần ăn; có sự hiện diện của các triệu chứng tác động đến dinh dưỡng; suy giảm các chức năng ở mức độ vừa phải; mất lớp mỡ dưới da hoặc khối lượng cơ vừa phải.
+ PG-SGA C (SDD nặng): giảm >5% cân nặng trong 1 tháng hoặc >10% trong 6 tháng; thiếu nghiêm trọng về lượng khẩu phần ăn; có sự hiện diện của các triệu chứng tác động đến ăn uống; suy giảm các chức năng mức độ nặng hoặc suy giảm đột ngột; có dấu hiệu rõ ràng của SDD (mất lớp mỡ dưới da, teo cơ…).
❖ Albumin huyết thanh: bình thường khi albumin huyết thanh của người lớn từ 35 - 50 g/l. Lượng albumin < 35 g/l được coi là SDD [18], trong đó:
+ SDD nhẹ: 28 - < 35 g/l + SDD vừa: 21 - < 28 g/dl + SDD nặng: < 21 g/dl.
❖ Prealbumin huyết thanh: Các mức độ prealbumin huyết tương gây nguy cơ SDD có thể được đánh giá như sau [19]:
+ 11 – 15 mg/dL: nguy cơ SDD nhẹ.
+ 5 – 10,9 mg/dL: nguy cơ SDD trung bình.
+ < 5 mg/dL: nguy cơ nghiêm trọng của SDD protein – năng lượng.
❖ Hemoglobin: chẩn đoán thiếu máu khi hemoglobin < 130g/l đối với
nam và < 120 g/l đối với nữ.
Cách tính điểm chất lượng cuộc sống [101] Cấu trúc bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30
Lĩnh vực Vấn đề Số câu hỏi Số thứ tự câu
Chức năng Chức năng thể chất Chắc năng hoạt động Chức năng nhận thức Chức năng cảm xúc Chức năng xã hội 5 2 2 4 2 1,2,3,4,5 6,7 20,25 21,22,23,24 26,27 Triệu chứng Mệt mỏi
Buồn nơn và nơn Đau
Khó thở
Rối loạn giấc ngủ
Mất cảm giác ngon miệng Táo bón Tiêu chảy 3 2 2 1 1 1 1 1 10,12,18 14,15 9,19 8 11 13 16 17
- Điểm thô: Raw score (RS) = (I1 + I2 + …+In)/n - Điểm chuẩn hóa:
+ Điểm lĩnh vực chức năng: Score = 1 – [(RS – 1)/3] x 100
+ Điểm lĩnh vực triệu chứng, tài chính: Score = [(RS – 1)/3] x 100 + Điểm lĩnh vực sức khỏe toàn diện: Score = [(RS – 1)/6] x 100
Cách tính hiệu quả chất lượng cuộc sống
- Đáp ứng về chất lượng cuộc sống: Δ = điểm sau điều trị – điểm trước điều trị
+ Các chức năng và sức khỏe toàn diện: Cải thiện nếu Δ ≥ 10, ổn định nếu: -10 < Δ < 10, xấu đi nếu: Δ ≤ -10
+ Các triệu chứng: Cải thiện nếu Δ ≤ -10, Ổn định nếu: -10 < Δ < 10, xấu đi nếu Δ ≥ 10