Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại argribank bến tre (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

3.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Phiếu khảo sát được gửi tại 6/11 đơn vị (bao gồm cả Hội Sở Agribank Bến Tre

và có trùng với 2/3 đơn vị khảo sát sơ bộ) là 180 phiếu, tác giả hy vọng thu được

khoản 160 phiếu, kết quả đã thu được 173 phiếu. Tác giả gửi thêm 60 phiếu nữa cho 2 đơn vị chưa gửi lần thứ nhất và thu về 54 phiếu, nhằm đảm bảo an toàn về số lượng mẫu nghiên cứu khi đã loại các mẫu không đạt. Kết quả tác giả đã gửi 240 phiếu và thu về 231 phiếu, đã loại 24, số phiếu đưa vào phân tích là 203 phiếu.

Bảng 3. 5: Mô tả thống kê mẫu khảo sát Loại thống kê Tần số (Frequency) Tỷ lệ % (Percent) Tỷ lệ % tích lũy (Cumulative Percent) GIOTINH NAM 75 36.9 36.9 NU 128 63.1 100.0 Total 203 100.0

DOTUOI DUOI 27 TUOI 33 16.3 16.3

TU 28 - 35 TUOI 37 18.2 34.5

TU 36 - 45 TUOI 45 22.2 56.7

TU 46 TUOI TRO LEN 88 43.3 100.0

Total 203 100.0

TRINHDO DAI HOC-TREN DAI HOC 171 84.2 84.2

CAO DANG-TRUNG CAP 24 11.8 96.1

SO CAP-KHAC 8 3.9 100.0

Total 203 100.0

VITRI CAN BO QUAN LY 21 10.3 10.3

CAN BO TIN DUNG 87 42.9 53.2

KE TOAN-GIAO DICH VIEN 76 37.4 90.6

KHAC 19 9.4 100.0

Total 203 100.0

THAMNIEN DUOI 3 NAM 23 11.3 11.3

TU 3 - 5 NAM 18 8.9 20.2

TU 6 - 10 NAM 50 24.6 44.8

TU 11 NAM TRO LEN 112 55.2 100

Total 203 100.0

THUNHAP DUOI 7 TRIEU 25 12.3 12.3

TU 7 - DUOI 10 TRIEU 46 22.7 35.0

TU 10 - DUOI 13 TRIEU 112 55.2 90.1

TU 13 TRIEU TRO LEN 20 9.9 100

Total 203 100.0

(Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu)

Dữ liệu được tác giả mã hóa nhập vào phần mềm Excel 2010 để có thể dể dàng kiểm tra sơ bộ, đã loại bỏ sơ bộ đối với những phiếu có thơng tin thiếu nghiêm túc (chỉ đánh một hoặc hai số; đánh theo đường chéo, đánh thiếu thông tin quan trọng, bơi xóa nhiều,…). Sau khi kiểm tra sơ bộ đảm bảo dữ liệu phải thống nhất, đầy đủ,… để kết quả phân tích bằng SPSS 22 phản ánh đúng thực trạng của đơn vị.

- Giới tính: Đối tượng khảo sát là nữ chiếm tỷ lệ 63.1%(128 phiếu) trong khi đó nam là 36.9%(75 phiếu), mặc dù có sự chênh lệch về mặc số lượng khá lớn nhưng rất phù hợp với thực tế tại đơn vị, do trong ngành Ngân hàng số lượng nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nam và tại Agribank Bến Tre cũng tương tự như thế.

- Độ tuổi: Từ 46 tuổi trở lên là đối tượng khảo sát nhiều nhất với 88 phiếu (43.3%) đã phản ánh đúng thực trạng nhân sự của đơn vị.

- Trình độ: Theo kết quả khảo sát người có trình độ đại học – trên đại học là 171 phiếu (84,2), trình độ cao đẳng – trung cấp là 24 phiếu (11.8%); trình độ sơ cấp – khác 8 phiếu (3.9%). Đó là sự chênh lệch rất lớn, nếu xét ở đơn vị sản xuất kinh doanh thì khơng phù hợp nhưng do Agribank là NHTM nhà nước tiêu chuẩn cán bộ được quy định phải có trình độ đại học để thực hiện tốt cơng việc.

- Vị trí: Cán bộ tín dụng nhiều nhất với 87 phiếu (42.9%), tiếp theo kế toán – giao dịch viên với 76 phiếu (37.4%) là 2 lực lượng đông đảo nhất trong nhân sự của ngân hàng.

- Thâm niên: Thâm niên thường gắn liền với độ tuổi vì thế cụ thể từ 11 năm trở lên 112 phiếu (55.2%).

- Thu nhập: mức thu nhập trung bình hiện tại của nhân viên ngân hàng công tác trên 6 năm là trên 10 triệu, cụ thể thu nhập từ 10 – dưới 13 triệu là 112 (55.2%).

3.3.2. Đánh giá thang đo

3.3.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Tác giả đã tiến hành kiểm định thang đo cho từng yếu tố độc lập thuộc với 203 mẫu, trong đó khi kiểm định thang đo cho từng yếu tố độc lập tác giả đã thực hiện nhiều lần khi phát sinh các biến quan sát không đạt yêu cầu do có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 hoặc Cronbach’s Alpha <= 0.6.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoản 0.7-0.8, tuy nhiên Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 là có thể chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ - 2013 trang 351) vì vậy tác giả kiểm định độ tin cậy trong nghiên cứu này với tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha >=0.6. Sử dụng Cronbach’s Alpha để loại những biến quan sát không đạt yêu cầu, những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) <0.3 sẽ bị loại, như sau:

- Bản chất công việc (BC): với 6 biến quan sát, trong đó có 2 biến quan sát là BC2 và BC5 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Tác giả đã loại lần lượt và kiểm

định lại theo nguyên tắc hệ số thấp nhất được loại trước (xem phụ lục 09 - mục 1.1), kết quả sau khi loại BC2 và BC5, khi đó Cronbach’s Alpha = 0.680 đạt yêu cầu, còn lại 4 biến quan sát là BC1, BC3, BC4 và BC6. Đối với biến quan sát BC2 - Nhân viên nắm rõ về công việc đang làm, khi một người chuẩn bị làm bất cứ việc gì dù là nhỏ cũng phải biết rằng tại sao mình phải làm việc đó và làm việc đó như thế nào, ngoại trừ các cơng việc có tính phức tạp cao ví dụ như thẩm định cho vay hoặc định khoản hạch toán một bút toán kế tốn thì địi hỏi phải được hướng dẫn cụ thể bằng văn bản chủ trương hoặc vận dụng kiến thức chun mơn đã học. Do đó nếu khơng có biến quan sát này thì cũng khơng ảnh hưởng đến sự hài lịng hay khơng hài lòng đối với công việc. Đối với biến quan sát BC5 - Qui trình tác nghiệp của các mãn nghiệp vụ, khi nói đến qui trình hay qui định thì bắt buộc phải thực hiện hoặc thi hành nếu đã chấp nhận công tác trong ngành, đặc biệt trong ngành ngân hàng mà Agribank Bến Tre là NHTM nhà nước, tại một số NHTM cổ phần tư nhân có cơ chế thơng thống hơn về qui trình nghiệp vụ nhưng nói chung cũng phải tuân thủ qui định chung của ngành, hơn nữa biến quan sát này mới được bổ sung khi tác giả nghiên cứu định tính với đánh giá khi thảo luận nhóm chỉ có nhóm nữ chọn với mức độ 3 cịn nhóm nam thì loại bỏ. Vì vậy, loại biến quan sát này ra khỏi thang đo là có thể chấp nhận được

- Tiền lương(TL): với 4 biến quan sát đều đạt yêu cầu là TL1, TL2, TL3, TL4 và Cronbach’s Alpha = 0.910 đạt yêu cầu.

- Đào tạo và thăng tiến(DT): với 4 biến quan sát đều đạt yêu cầu là DT1, DT2, DT3, DT4 và Cronbach’s Alpha = 0.872 đạt yêu cầu.

- Sự giám sát của cấp trên(GS): với 6 biến quan sát, trong đó có 2 biến quan sát GS2 và GS6 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Tác giả đã loại lần lượt và kiểm định lại theo nguyên tắc hệ số thấp nhất được loại trước (xem phụ lục 09 – mục 1.4), kết quả sau khi loại GS2 và GS6, khi đó Cronbach’s Alpha = 0.793 đạt

yêu cầu, còn lại 4 biến quan sát là GS1, GS3, GS4 và GS5. Đối với biến quan sát GS2 - Cấp trên quan tâm đến nhân viên, Agribank Bến Tre với nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc được trãi đều trên toàn tỉnh, mỗi nơi có lãnh đạo phụ

trách trực tiếp và chịu sự chi phối của cấp trên. Vì thế sự quan tâm, hay mức độ quan tâm của cấp trên sẽ được cảm nhận khác nhau giữ các chi nhánh khác nhau. Hơn nữa khi nói về chung về sự quan tâm thì chưa rõ yếu tố quan tâm cụ thể về vật chất, tinh thần, tiền lương, cơng việc,… Do đó việc loại biến quan sát này theo tác giả là hợp lý. Đối với biến quan sát GS6 - Được lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt, thực chất việc đối xử của lãnh đạo với nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lịng, vì thế thảo luận nhóm nam được đánh giá mức độ 1, đối với nhóm nữ thì khơng đồng ý chọn biến quan sát này, từ đây đã phát sinh tính không nhất quán về việc chọn hay loại biến này. Mặc khác tương tự như biến quan sát GS2 cảm nhận khác nhau của nhân viên tại các chi nhánh hoặc phịng giao dịch khác nhau. Do đó theo tác giả loại biến quan sát này là phù hợp.

- Đồng nghiệp (DN): với 4 biến quan sát, trong đó có 2 biến quan sát DN1 và DN4 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Tác giả đã loại DN1 trước hoặc DN4 trước hoặc loại cả DN1 và DN4 thì các biến quan sát khác vẫn khơng đạt u cầu, khi đó Cronbach’s Alpha luôn < 0.6 (xem phụ lục 09 – mục 1.5). Kết quả yếu tố DN không đạt yêu cầu vì Cronbach’s Alpha < 0.6. Trong quá trình công tác tại bất cứ một đơn vị nào yếu tố đồng nghiệp ln được quan tâm, có khi nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển đơn vị công tác chỉ đơn giản vì khơng thích (hài lịng) với một đồng nghiệp nào đó. Theo các nghiên cứu của các Trần Kim Dung (2005) thang đo đồng nghiệp 4 yếu tố có Cronbach’s Alpha=0.869; Vũ thị Bích Trâm (2014) thang đo đồng nghiệp 4 yếu tố có Cronbach’s Alpha = 0.744, Huỳnh Thị Thanh Loan (2014) thang đo đồng nghiệp 3 yếu tố có Cronbach’s Alpha = 0.855. Theo Trần Kim Dung (2005) thì đồng nghiệp liên quan đến hành vi, quan hệ đồng nghiệp tại đơn vị, trong khi các biến quan sát chính thức của tác giả có hệ số tương quan biến tổng ban đầu DN1- Đồng nghiệp hỗ trợ khi cần thiết, DN4 - Có sự gắn kết, phối hợp tốt giữa các đồng nghiệp để cùng nhau hồn thành cơng việc chung, cũng lấy từ mơ hình gốc của Trần Kim Dung (2005). Nhưng tại thời điểm khảo sát chính thức tại một chi nhánh Agribank tại Thành Phố Hồ Chí Minh có xảy ra trường hợp cán bộ tin tưởng lẫn nhau dẫn đến vi phạm quy định quy chế của ngành và vi phạm pháp luật bỏ trốn

khỏi nơi làm việc và nơi ở mang theo số tiền lớn của Ngân hàng. Vì thế, việc yếu tố này bị loại tại thời điểm nghiên cứu là có cơ sở.

- Điều kiện làm việc (DK): với 4 biến quan sát tất cả đều khơng đạt u cầu vì có hệ số tương quan biến tổng <0.3. Tác giả đã loại lần lượt và kiểm định lại theo nguyên tắc hệ số thấp nhất được loại trước (xem phụ lục 09 - mục 1.6). Kết quả sau khi loại DK3 và DK4, khi đó Cronbach’s Alpha = 0.717 đạt u cầu, cịn lại 2 biến quan sát là DK1, và DK2. Đối với DK3 - Tính dễ dàng khi thao tác trên các phần mềm, theo xu thế toàn cầu hóa, các ngân hàng đang chuyển dần sang việc hồn thiện hệ thống hạ tầng cơng nghệ thơng tin vì thế NHNN đã chủ trì dự án hiện đại hóa với 7 NHTM nhà nước từ năm 1997 gồm: NHNN, Agribank, VCB, ViettinBank, BIDV, Eximbank, MarinBank. Agribank hoàn thành dự án vào năm 2008 qua nhiều lần chuẩn hóa đến nay đã cơ bản hồn chỉnh, nhưng đứng về phía người sử dụng, khai thác tác giả muốn đánh giá về mức độ hài lòng đối với biến quan sát này thơng qua việc bình xét sau khi thảo luận nhóm (nhóm nam mức độ 3, nhóm nữ mức độ 1). Vì thế khi loại biến quan sát này trong điều kiện làm việc hiện tại của Agribank sẽ khơng ảnh hưởng đến sự hài lịng chung. Đối với biến quan sát DK4 - Thường xuyên làm việc thêm giờ, hoặc mang công việc về nhà làm mới kịp tiến độ, đây là vấn đề thực trạng của nhân viên ngân hàng nói chung, nhưng nói về mức độ hài lịng về vấn đề này thì cảm nhận của nhân viên tín dụng và nhân viên kế tốn giao dịch viên sẽ khác, thông thường khi nói về vấn đề này một số người thường suy nghĩ nhiều về hướng tiêu cực. Ngồi ra khi thảo luận nhóm thì nhóm nam loại bỏ trong khi nhóm nữ chọn ở mức độ 3. Vì thế, sẽ hợp lý hơn nếu loại biến quan sát này.

- Phúc lợi(PL): với 4 biến quan sát tất cả đều không đạt u cầu vì có hệ số tương quan biến tổng <0.3. Tác giả đã loại lần lượt và kiểm định lại theo nguyên tắc hệ số thấp nhất được loại trước (xem phụ lục 09 - mục 1.7). Kết quả sau khi loại

PL1 và PL4, khi đó Cronbach’s Alpha = 0.603 đạt yêu cầu, còn lại 2 biến quan sát là PL2, và PL3. Đối với biến quan sát PL1 - Ngân hàng luôn tạo cho tôi được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu, đây thuộc về quy định của nhà nước đối với người

lao động, nhưng trong thực tế khi phỏng vấn có rất nhiều nhân viên cả năm không được nghỉ phép, khi hỏi lại lý do thì là vì cơng việc nhiều khơng nghỉ được. Việc loại biến này là hợp lý vì cảm nhận sự hài lịng đối với cơng việc hay không không thể trái với quy định của pháp luật. Đối với biến quan sát PL4 - Chế độ nghỉ dưỡng hàng năm của Agribank, đây là một nội dung mới của Agribank đã được triển khai cách đây 5 năm và cũng là biến quan sát được tác giả đưa vào thơng qua nghiên cứu định tính và phát sinh vào buổi thảo luận cuối đối với nhóm nữ vào đương nhiên được nhóm nữ chọn mức độ 1. Thực tế qua các buổi họp lấy ý kiến của tổ chức Cơng đồn tại đơn thì đa số các ý kiến đều đồng ý chủ trương nghỉ dưỡng, nhưng còn nhiều vấn đề cần làm rõ, như chế độ của người thân đi kèm, chi phí phải trả cho người thân đi kèm quá cao vì được tính như cán bộ nhân viên Agribank, cách phục vụ khác nhau giữa các nhà khách nội bộ,… Khơng có chế độ nghỉ dưỡng cũng sẽ khơng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung khi nghiên cứu.

- Thương hiệu ngân hàng (TH): với 3 biến quan sát, trong đó có 2 biến quan sát TH1 và TH3 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Tác giả đã loại TH1 trước hoặc TH3 hoặc TH2 các biến quan sát khác vẫn không đạt yêu cầu, khi đó Cronbach’s Alpha luôn < 0.6 (xem phụ lục 09 – mục 1.8). Kết quả yếu tố TH không đạt yêu cầu vì Cronbach’s Alpha < 0.6. Thương hiệu ngân hàng là yếu tố do Vũ Thị Bích Trâm (2014) bổ sung vào mơ hình của Trần Kim Dung (2005) về “Đo lường mức độ hài lịng đối với cơng việc trong điều kiện của Việt Nam” khi nghiên cứu tại ACB Thành Phố Hồ Chí Minh. Thực tế khi tác giả khảo sát sơ bộ kết quả yếu tố thương hiệu ngân hàng Cronbach’s Alpha = 0.853 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng >0.3. Thực tế khi tác giả khảo sát sơ bộ thì yếu tố “Thương hiệu ngân hàng” vẫn đạt Cronbach’s Alpha = 0.853, nhưng lại không đạt khi khảo sát chính thức thì khơng đạt nhưng đây là hai thời điểm khảo sát khác nhau. Tại thời điểm tác giả khảo sát chính thức có một số thơng tin được cơ quan chức năng công bố về các cán bộ cao cấp của Agribank vi phạm các quy định quy chế của ngành và NHNN Bến Tre đang tiến hành thanh tra một khoản vay vượt quyền mà người ký là

cán bộ cao cấp Agribank đang bị cơ quan chức năng điều tra. Chính các yếu tố nên việc loại yếu tố này là phù hợp.

- Hài lịng đối với cơng việc tại Agribank Bến Tre (HL): với 4 biến quan sát đều đạt yêu cầu là HL1, HL2, HL3, HL4 và Cronbach’s Alpha = 0.905 đạt yêu cầu.

Sau khi loại 15 biến quan sát BC2, BC5, GS2, GS6, DN1, DN2, DN3, DN4, DK3, DK4, PL1, PL4, TH1, TH2 và TH3 còn lại 20 biến quan sát thuộc 6 yếu tố, kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha của 6 yếu tố đều đạt yêu cầu > 0.6 và cho hệ số tương quan biến tổng của tất cả 20 biến quan sát đều đạt yêu cầu > 0.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, bảng sau:

Bảng 3. 6: Kết quả kiểm định các thang đo chính thức bằng Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại argribank bến tre (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)